Lẩu vỉa hè: Rẻ ngon quan trọng hơn bổ sạch?
Chưa thấy hậu quả, dường như người tiêu dùng chưa sợ? Bởi càng cảnh báo lẩu vỉa hè càng nở rộ và hoạt động hết công suất, nhất là trong những ngày rét lạnh vừa qua.
Bàng quang với mọi cảnh báo
Trời sâm sẩm tối, những quán lẩu vỉa hè bắt đầu mở cửa. Từ những tuyến phố mang “thương hiệu” lẩu vỉa hè như Phùng Hưng, Mã Mây, Trúc Bạch, Nguyễn Du, Cao Bá Quát… đến mọi ngõ nghách thậm chí ngay chân các tòa nhà chung cư, các khu văn phòng hiện đại như Lê Văn Lương Trần Thái Tông, Nguyễn Thị Đinh… những nồi lẩu nghi ngút khói, thực khách ngồi chật cứng.
Trời càng về khuya, khách kéo đến càng đông, chủ yếu là những nam thanh nữ tú, cười nói hể hả, miệng gắp tay “1,2,3 dzô” hồn nhiên bất biết xung quanh là những hố ga, nắp cống chỏng chơ, những chậu nước rửa váng mỡ và những thực phẩm lộ thiên cùng ruồi nhặng….
Lẩu vỉa hè có đủ loại, từ gà, vịt, bò, hải sản đủ cả nhưng mấy món nội tạng như ngẩu pín, nầm, lòng… được thực khách ưa chuộng. Một đĩa thức ăn đầy, thêm rổ rau và nồi nước dùng, món lẩu trung bình chỉ có giá khoảng 150 – 250 nghìn/nồi. Thực khách hể hả vì trong thời buổi đắt đỏ, cái gì cũng tăng mà lẩu vẫn giữ giá nhưng các bà nội trợ xách làn đi chợ lại lo ngay ngáy: không hiểu mua ở đâu mà bán lại rẻ thế, không khéo mất lãi cũng nên(!?).
Video đang HOT
Tại một quán lẩu trên phố Nguyễn Du, những mớ dọc mùng được tước rửa sơ sài, nồi lẩu chỉ khoảng lõng bõng nước dùng được thả vào đó đến nửa muôi mì chính cánh to từ chiếc túi 3 không: không nhãn mác, bao bì hay thông tin sản phẩm! Khi được hỏi về việc gia vị lẩu có chứa chất gây ung thư và nội tạng nhập lậu được cảnh báo, anh Nguyễn Hoàng Long (Từ Liêm, HN) cho biết: “Mình đã hỏi chủ quán về gia vị và thực phẩm nhưng thấy…thơm ngon không vấn đề gì”. Đặc biệt, khi được về công nghệ tẩy trắng và “mông má” thực phẩm thì đa số khách ở đây đều lắc đầu với câu nói quen thuộc: “khuất mắt trông coi”.
Trong khi đó, tại một số chợ như Thành Công, Đồng Xuân, Ngọc Hà, Nghĩa Tân… xuất hiện những loại hương liệu có tên “hạt nêm cô đặc” với các vị heo, bò, gà, cá…không dán nhãn tiếng Việt. Ngoài ra các loại gia vị màu, vị lẩu không có bao bì vẫn được bày bán nhưng để kín đáo sau các hàng chính hãng khác.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, những loại gia vị, phụ gia này có thể chứa các hóa chấ t độc hại như: NO2, HCHO… Khi đưa vào cơ thể sẽ tác động vào máu, chiếm ô-xy và ảnh hưởng đến các chức năng của cơ thể. Còn đối với các loại thực phẩm nhập lậu chế độ bảo quản và chất lượng kém nên nhiều thực phẩm đã phân hủy, bốc mùi hoặc nhiễm hóa chất… rất hại cho sức khỏe người tiêu dùng.
Quản nhưng không xuể
Sinh sống ngay gần các quán lẩu vỉa hè lúc nào cũng ồn ào, tấp nập, gia đình chị Nguyễn Thị Nga (Hàng Cót, Hà Nội) cũng như nhiều gia đình ở khu vực này đều bức xúc về tình trạng mất vệ sinh, mất mỹ quan tại các hàng quán vỉa hè. Tuy nhiên, “cho đến nay phía cơ quan chức năng chưa có biện pháp nào xử lý triệt để, chỉ dừng ở mức độ khuyến cáo và xử phạt hành chính”, chị Nga thắc mắc.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Việt Cường, Chánh thanh tra Sở y tế Hà Nội cho biết: “Theo phân cấp trách nhiệm, các địa phương phải có trách nhiệm chỉ đạo và kiểm tra công tác vệ sinh ATTTP trên địa bàn mình quản lý. Sở cũng chỉ đạo nhiều đợt kiểm tra liên ngành và xử phạt nặng những cơ sở sử dụng thực phẩm vi phạm 10 chỉ tiêu vệ sinh ATTP”.
Tuy nhiên, phường lại có cái khó của phường. Trao đổi về vấn đề này, bà Trần Thị Tuyết Lan, Chủ tịch UBND phường Nguyễn Du cho biết: “UBND phường đã chỉ đạo Công an phường và y tế phường kiểm tra vệ sinh ATTP định kỳ đối với các hàng quán vỉa hè, thu giữ, tiêu hủy và xử phạt nhiều trường hợp lấn chiếm. Cụ thể, tháng 1/2012 đã lập biên bản và xử lý 2 quán ăn trên đường Nguyễn Du với mức phạt 14 triệu đồng/hộ song chỉ được một thời gian là tiếp tục tái diễn”.
Bà Lan cũng cho biết, dù đã nỗ lực tuyên truyền kiểm tra và xử lý nhưng khó có thể triệt để vì đây là những hàng quán nhỏ lẻ, tự phát mang tính thời vụ, hơn nữa rất khó áp dụng xử phạt theo Nghị định 34 của Chính phủ vì mức phạt quá cao nên người bị phạt cũng sẵn sàng bỏ tài sản bị thu giữ để không chấp hành và tiếp tục vi phạm.
Còn trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, năm 2011, trên 40 trường hợp hàng quán lấn chiếm vỉa hè đã bị xử phạt mức 25 triệu đồng, tuy nhiên nhiều trường hợp không chấp hành và vẫn tiếp tục vi phạm. Khi mà việc xử lý không thể triệt để thì sự tự giác cũng như ý thức của người dân được các cơ quan chức năng khuyến cáo như cách phòng hữu hiệu bởi với tình trạng không kiểm soát được nguồn gốc, chất lượng thực phẩm, mỗi miếng ăn dù có hấp dẫn cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe.
Theo Phụ nữ Thủ đô
Thu giữ gần 2 tấn nội tạng bốc mùi
Sáng 1/3, lực lượng cảnh sát môi trường, Công an TP Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra, phát hiện tại cơ sở chế biến sản phẩm động vật của bà Nguyễn Thị Á (P. Hoà Khánh Nam, Q. Liên Chiểu) khoảng 1 tấn nội tạng động vật và 700kg mỡ nước.
Nội tạng động vật chủ yếu là nội tạng heo gồm: lòng heo, bong bóng heo, bao tử heo, tai, da heo đựng trong các thùng xốp đã bốc mùi hôi thối. Mỡ nước (mỡ heo) được đựng trong các bao tải, xô và hơn 100kg tóp mỡ heo.
Qua kiểm tra, bà Á không xuất trình được các giấy tờ liên quan như giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, kiểm dịch, hoá đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ...
Theo bà Nguyễn Thị Á khai nhận, số nội tạng trên được bà thu mua tại các chợ và lò giết mổ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ trước Tết Nhâm Thìn đến nay, sau đó đưa về đông lạnh rồi chế biến và đóng thùng để đưa đi tiêu thụ ở các tỉnh phía Bắc với số lượng mỗi ngày khoảng 250kg. Còn số mỡ nước và tóp heo thì được bán cho các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi và tiêu thụ ở những nơi có nhu cầu.
Tất cả đều không có hóa đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ
Được biết, cơ sở chế biến sản phẩm động vật này tồn tại từ tháng 8/2011 đến nay do bà Nguyễn Thị Á cùng chồng là Nguyễn Văn Hoà làm tự đứng ra làm nhưng không xin phép cơ quan chức năng và chính quyền địa phương.
Lực lượng cảnh cảnh sát môi trường đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính, tạm giữ và phối hợp với Chi cục Thú y TP. Đà Nẵng làm thủ tục tiêu huỷ toàn bộ số nội tạng nói trên.
Khánh Hồng
Theo Dân trí
Chỉ cần 15 phút, thịt ôi chảy nước biến thành thịt tươi Tảng thịt đã tái nhợt, bốc mùi, chảy nước, chỉ cần ngâm 15 phút với một chất bột trắng của Trung Quốc là đã trở nên hồng hào, tươi roi rói. Rau già, gà chết và thịt lợn ôi Theo chân hai chủ quán cơm bình dân tại khu vực Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội) chúng tôi dễ dàng tìm thấy mặt...