Lẩu gà nấu nấm: 6 cách nấu thơm ngon tròn vị ấm áp yêu thương
Lẩu gà nấu nấm là món ăn hấp dẫn, ấm áp quen thuộc được nhiều gia đình yêu thích. Chúng rất thích hợp dành cho các bữa tiệc đoàn viên, các thành viên trong nhà quay quần bên nhau.
Món lẩu thu hút bởi phần thịt gà và nấm đều mang hương vị thơm ngọt, giàu dinh dưỡng. Đặc biệt món ăn có cách nấu cũng không quá phức tạp mọi người cùng nhau thực hiện nhé!
1. Cách nấu lẩu gà nấu nấm chua cay
Lẩu gà nấu nấm chua cay một trong những món ăn lạ miệng, kích thích khẩu vị tuyệt vời. Sau những ngày nhàm chán với các món thịt cá bạn có thể mang đến “làn gió mới” cho cả nhà với món lẩu này. Hương vị chua chua, cay cay vừa ăn vừa hít hà làm bữa cơm càng thêm ấm áp, vui nhộn.
1.1. Chuẩn bị nguyên liệu
1.5kg thịt gà ta (hoặc gà công nghiệp tùy thích)
5gram tỏi băm
5gram hành tím băm
20gram sả băm
2 cây sả đập dập, cắt khúc
2 quả cà chua
1 củ hành tây5 quả ớt
1 quả chanh
200gram nấm rơmÍt ngò om, ngò gai
Rau ăn kèm: Cải thìa, cải thảo, ngò gai…
Gia vị: Dầu ăn, tương ớt, tương cà, dầu màu điều, muối, nước mắm, đường, hạt nêm, bột ngọt.
1.2. Các bước thực hiện lẩu
Bước 1: Thịt gà chà muối và ít giấm rửa sạch, để ráo nước. Chặt thịt gà thành các khúc vừa ăn. Bỏ thịt gà vào tô ướp cùng 2 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà phê muối, 1/2 thìa canh đường, 1 thìa canh tương cà, 1 thìa canh tương ớt, 1/2 thìa canh nước mắm, 1/2 thìa cà phê bột ngọt, 1 thìa canh dầu màu điều. Trộn đều tất cả gia vị ướp khoảng 20 phút.Bước 2: Cà chua, hành tây bóc vỏ, rửa sạch thái múi cau. Ngò gai, ngò ôm rửa sạch thái nhỏ.
Nấm rơm ngâm nước muối loãng, cắt chân, rửa sạch.Bước 3: Bắc nồi lên bếp cho vào 2 thìa canh dầu ăn phi thơm tỏi băm. Tiếp theo cho sả băm, sả cây vào xào thơm dậy mùi. Cho thịt gà vào xào săn lại rồi thêm vào 2 lít nước. Nước sôi bạn nêm nếm 3 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà phê muối, 1/2 thìa canh đường.Bước 4: Khi thịt gà chín bạn cho vào cà chua, hành tây, ớt, 2 thìa canh nước cốt chanh vào. Nêm nếm gia vị lại cho vừa ăn cho ngò om, ngò gai vào thì tắt bếp.
Thịt gà rửa thật sạch mang ướp rồi xào săn đổ nước vào nấu lẩu. Ảnh: Internet
Lẩu gà nấu nấm chua cay có màu sắc bắt mắt, cực hập dẫn. Thêm vào đó món ăn có phần nước chua cay đậm đà, thịt gà dai mềm vừa phải béo béo, nấm giòn ngọt tự nhiên thú vị. Món lẩu ngon thích hợp để bạn đưa vào thực đơn các bữa tiệc liên hoan cuối tuần, Tết Nguyên Đán ăn cơm đoàn viên hay các bữa tiệc sinh nhật, họp mặt bạn bè.
Phần nước lẩu gà bạn có thể cho nấm vào lúc nhúng hoặc để trước cho ngọt nước. Ảnh: Internet
2. Cách nấu lẩu gà nấm đơn giản kiểu Thái
Vào những ngày thời tiết se lạnh cả nhà quây quần bên nhau thưởng thức món lẩu Thái chua cay đậm đà thì thật tuyệt vời. Món ăn có hương vị chua cay xen lẫn vị ngọt thanh nhẹ nhàng. Món ăn hứa hẹn rất thích hợp cho những dịp lễ, Tết hay ngày cuối tuần cần ăn chơi thư giãn.
2.1. Chuẩn bị nguyên liệu\
1/2 con gà
2 quả cà chua
1/4 quả thơm
4 củ sả
1 gói gia vị lẩu Thái
2 thìa canh tỏi, hành tím băm
Ớt1 vắt me
Gia vị: Dầu ăn, hạt nêm, bột ngọt, muối, đường, nước mắm.
Bún tươi (hoặc mì)
Ngò om, ngò gai
Rau ăn kèm: Rau muống, kèo nèo, rau nhút, nấm bào ngư…
2.2. Các bước thực hiện lẩu gà nấu nấm đơn giản
Bước 1: Gà rửa sạch, chặt miếng vừa ăn để ra đĩa. Cà chua rửa sạch, thái múi cau hoặc thái mỏng. Sả rửa sạch, đập dập chia 2 phần băm nhỏ và chặt khúc. Thơm rửa sạch thái miếng vừa ăn. Me dầm lấy nước cốt. Rau nêm ngò om, ngò gai rửa sạch, thái nhỏ. Nhặt và rửa sạch các loại rau ăn kèm.Bước 2: Bắc nồi lên bếp cho vào 2 thìa canh dầu ăn phi thơm hành, tỏi băm. Tiếp theo cho sả băm, sả cây vào phi thơm dậy mùi. Bỏ cà chua, thơm vào xào đều cho mềm ra nước thì đổ vào 2 lít nước.Bước 3: Nước sôi lên bạn nêm nếm 2 thìa cà phê hạt nêm, nước cốt me, gia vị lẩu thái, 1/2 thìa canh muối, 1 thìa canh đường, 1/2 thìa cà phê bột ngọt. Tiếp theo cho hết phần thịt gà vào nấu chín.Bước 4: Khi gà chín bạn nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn cho rau nêm vào tắt bếp.
Bịt gia vị nấu lẩu Thái khá quan trọng bạn nên chuẩn bị đầy đủ để món ăn chuẩn vị ngon. Ảnh: Internet
Múc gà và nước lẩu ra nồi chuyên ăn lẩu để lên bếp ga mini. Nấu sôi lên thả rau vào nhúng ăn nóng kèm theo bún, hoặc mì. Lúc này bạn có thể bỏ thêm nấm bào ngư để nước lẩu gà nấu nấm thêm ngon ngọt tự nhiên, đậm đà hơn.
Món lẩu có màu sắc bắt mắt, hương vị chua cay vừa ăn vừa hít hà cực đã. Ảnh: Internet
3. Cách nấu lẩu gà nấm thập cẩm
Sau những ngày làm việc, học tập căng thẳng bạn có thể nấu nồi lẩu gà nấm thập cẩm để nạp lại năng lượng. Cùng gia đình, bạn bè hay đồng nghiệp nhâm thưởng thức nồi lẩu nghi ngút khói, nhâm nhi ly rượu cuối tuần thì còn gì bằng. Món lẩu với hương vị thơm ngọt, nước dùng thanh thanh, gà dai béo, nấm giòn ngọt hoàn hảo. Món ăn thích hợp để bạn cải thiện tâm trạng vui vẻ hơn.
Video đang HOT
3.1. Chuẩn bị nguyên liệu
1 con gà ta
500gram xương ống
1 củ cải trắng
1 củ hành tây
200gram nấm đông cô tươi
200gram nấm linh chi
200gram nấm rơm
200gram nấm đùi gà
200gram xà lách xoong
300gram mì trứng
200gram nấm bào ngư
2 thìa canh hành tím, tỏi băm
2 quả ớtÍt ngò gai
Gia vị: Dầu ăn, hạt nêm, bột ngọt, đường, nước mắm, muối
3.2. Các bước thực hiện
Sơ chế thịt gà và ninh nước dùng
Bước 1: Gà làm sạch, chà xát muối và chanh để khử mùi hôi. Tiếp theo rửa sạch thịt gà, để ráo nước, chặt miếng vừa ăn. Các loại nấm ngâm nước muối loãng, cắt phần chân, rửa sạch lại, để ráo nước.
Bước 2: Xương ống rửa sạch, chần sơ nước sôi. Bắt nồi cho 3 lít nước vào hầm xương ống khoảng 1 giờ để có nước dùng. Trong lúc hầm bỏ thêm 1 củ hành tây bóc vỏ, củ cải trắng cắt khúc cho ngọt nước. Thường xuyên hớt bọt trong nồi, nêm vào 1 thìa cà phê muối, 2 thìa cà phê hạt nêm. Ninh xong vớt xương ống, cải cải, hành tây ra ngoài.Ướp thịt gà và nấu lẩu
Bước 3: Phần thịt gà bỏ vào tô ướp cùng 1/2 thìa cà phê bột ngọt, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê tỏi, hành băm, 1/2 thìa cà phê tiêu xay,1 thìa canh nước mắm, 1 thìa cà phê đường. Trộn đều ướp 20 phút cho thấm gia vị.
Bước 4: Bắc nồi lên bếp cho vào 2 thìa canh dầu ăn phi thơm vàng hành tỏi băm. Tiếp theo cho vào hết phần nước ninh xương ống. Sau đó bạn nêm nếm 2 thìa canh giấm gạo, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê đường. Nấu sôi cho nấm hương, nấm rơm vào. Nêm nếm gia vị vừa ăn cho vào ít ngò gai, ớt thì tắt bếp.
Phần thịt gà bạn nên chọn loại da thịt hồng hào, phần nấm chọn loại tươi ngon. Ảnh: Internet
Múc lẩu ra nồi nấu sôi bỏ thịt gà vào rồi nhúng thêm các loại nấm khác. Món lẩu gà nấu nấm ăn cùng mì, xà lách xoong là hết sẩy. Theo đó bạn có thể thêm đậu hũ trắng, tàu hũ ky để đang dạng thêm món ăn. Thịt gà bạn có thể chấm cùng nước mắm cay, muối tiêu chanh hoặc cả muối ớt xanh đều ngon. Tin chắc cách chế biến này sẽ mang đến món ăn tuyệt vời không kém các địa điểm quán lẩu ngon nức tiếng ba miền đất nước.
Lẩu gà nấu nấm thập cẩm sẽ mang vị ngọt tự nhiên, mát mẻ, thanh lọc cơ thể tuyệt vời. Ảnh: Internet
4. Cách nấu lẩu gà nấm ngon với nấm hương
Nấm hương rất được ưu ái đưa vào lẩu gà nấu nấm vì chúng chứa nhiều dinh dưỡng và thơm ngọt tự nhiên. Không những thế chúng còn giòn giòn, bùi bùi lạ miệng và ăn nhiều hơn. Tin chắc món ăn sẽ mang đến hương vị trọn vẹn, ấm cúng cho cả nhà.
4.1. Chuẩn bị nguyên liệu
1kg thịt gà
1 hộp nước hầm xương
50gram nấm hương tươi
50gram nấm rơm
1 quả chanh
50gram củ sen
15gram củ riềng
1 thìa cà phê bột ớt
50gram hành tây
1 quả ớt sừng
2 cây sả
20gram hành tím, tỏi băm
Ít ngò gai thái nhỏ
Gia vị: Dầu ăn, nước mắm, bột ngọt, hạt nêm, đường, muối, tiêu.
Rau ăn kèm:
Mồng tơi, mướp, nấm bào ngư, nấm đùi gà…
4.2. Các bước thực hiện lẩu gà nấu nắm hương
Bước 1: Gà rửa sạch, chặt thành các miếng vừa ăn. Bỏ thịt gà vào tô ướp cùng 2 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê đường, 1/2 thìa cà phê bột ngọt. Trộn đều ướp 30 phút.
Bước 2: Củ riềng gọt vỏ, rửa sạch thái lát mỏng. Sả rửa sạch đập dập, cắt khúc. Hành tây bóc vỏ, thái múi cau. Ớt sừng thái mỏng, ngò gai thái khúc, củ sen thái mỏng, chanh vắt lấy nước cốt.
Bước 3: Bỏ nổi lên bếp cho vào riềng, sả phi thơm. Tiếp theo cho thịt gà vào xào săn lại rồi đổ nước dùng xương ống vào. Nếu thấy ít nước bạn thêm nước lọc vào nấu cùng
.Bước 4: Nồi lẩu sôi bạn nêm nếm 2 thìa canh nước mắm, 2 thìa canh nước cốt chanh, 1 thìa canh đường, 2 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê bột ớt. Tiếp theo cho nấm hương, nấm rơm, củ sen vào nấu cùng. Khi các nguyên liệu chín bạn nêm nếm gia vị lại cho vừa ăn rồi cho ngò gai vào tắt bếp.
Sau khi thịt gà ướp mang xào săn bạn đổ nước dùng xương vào để tăng thêm độ béo ngọt của nước lẩu. Ảnh: Internet
Thành phẩm là món lẩu gà nấu nấm thơm lừng, hấp dẫn. Món ăn mang đến hương vị thơm ngon lôi cuốn càng ăn càng nghiện. Múc nồi lẩu ra vừa ăn kèm bún vừa nhúng rau là ngon tuyệt đỉnh. Đặc biệt đây cũng là món nhậu ngon giúp bạn có cảm hứng nâng ly vui vẻ bên những người thân yêu, giảm stress tuyệt vời.
Lẩu gà nấm hương mang đến món ăn giàu dinh dưỡng tiếp thêm cho bạn năng lượng tích cực. Ảnh: Internet
Nếu bạn cần tìm một món lẩu nhẹ nhàng, đơn giản hóa thì lẩu gà nấu nấm kim châm sẽ làm gợi ý hay. Món lẩu có nguyên liệu đơn giản, dễ tìm và thực hiện nhanh chóng. Vào những ngày thời tiết oi bức bạn có thể thực hiện cách nấu lẩu này để hạ nhiệt, làm mát cơ thể.
5.1. Chuẩn bị nguyên liệu
400gram ức gà
2 gói nấm kim châm
1 cây hành boa rô
1 thìa canh giấm gạo
Bún tươi
Rau ăn kèm: Mồng tơi, mướp hương, nấm bào ngư…
Gia vị: Dầu ăn, muối, đường, hạt nêm, bột ngọt, tiêu xay, nước mắm, màu dầu điều.
5.2. Các bước thực hiện
Bước 1: Thịt gà chà muối chanh rửa sạch, chặt thành các miếng vừa ăn, để ráo nước. Bỏ thịt gà vào tô ướp cùng 1 thìa canh màu dầu điều, 2 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê đường, 1/2 thìa canh nước mắm, 1/2 thìa cà phê bột ngọt, 1 thìa cà phê tiêu xay. Trộn đều nguyên liệu ướp 20 phút.
Bước 2: Nấm kim châm cắt gốc, ngâm nước muối loãng, rửa sạch xé nhỏ, để ráo nước. Hành boa rô rửa sạch thái phần đầu để riêng phần lá hành để riêng. Các loại rau ăn kèm nhặt, ngâm nước muối loãng, rửa sạch.
Bước 3: Bắc nồi lên bếp cho vào 2 thìa canh dầu ăn phi thơm đầu hành boa rô. Tiếp theo bạn cho thịt gà vào xào săn lại thấm gia vị. Đổ vào 2 lít nước nấu sôi.
Bước 4: Nước sôi nêm nếm 1 thìa canh giấm gạo, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê đường, 1/3 thìa cà phê muối. Khi gà chín nêm nếm gia vị vừa ăn thì tắt bếp cho vào lá hành boa rô. Khi bật bếp nhúng lẩu bạn hãy nhúng nấm kim châm vào vì chúng rất nhanh chín.
Khi sơ chế các loại nấm bạn nên ngâm chúng vào nước muối loãng để khử độc tố. Ảnh: Internet
Món lẩu gà nấm kim châm có cách nấu đơn giản, không quá cầu kỳ mất thời gian. Chúng cũng được xem là món canh ngon, thanh mát dùng để ăn cơm cũng rất phù hợp. Đặc biệt món ăn sẽ giúp chị em nội trợ giảm gánh nặng nấu nướng vất vả, có nhiều thời gian chăm sóc bản thân hơn.
Nấm kim châm dai giòn sần sật, gà bùi béo chấm cùng nước mắm ớt cay ngon mê ly. Ảnh: Internet
Lẩu gà nấu nấm rơm là món ăn hấp dẫn thưởng được chọn trong các bữa tiệc. Thịt gà dai dai, béo ngậy hòa cùng nấm rơm giòn ngọt cực thú vị. Theo đó thỉnh thoảng bạn có thể thực hiện món ăn tẩm bổ cho cả nhà, cùng nhau kết nối tình cảm qua bữa ăn ngon miệng.
6.1. Chuẩn bị nguyên liệu
1/2 con gà (khoảng 1kg)
1kg nấm rơm
2 thìa canh tỏi băm
5 quả ớt đỏ
2 củ cải trắng
Bún tươi (hoăc mì, miến)
1 quả ớt sừng
4 nhánh hành lá
Rau ăn kèm: Cải xanh, cải thảo…Gia vị: Dầu ăn, muối, bột ngọt, hạt nêm, sa tế, đường, nước mắm.
6.2. Các bước thực hiện
Sơ chế nguyên liệu và ướp thịt gà
Bước 1: Thịt gà rửa sạch, chặt thành các miếng vừa ăn. Nấm rơm cắt sơ phần chân, ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút rồi rửa thật sạch lại lại. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành các miếng vừa phải. Hành lá rửa sạch, cắt khúc. Ớt sừng thái miếng mỏng tròn.
Bước 2: Bỏ thịt gà vào đĩa ướp cùng 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà phê bột ngọt, 1 thìa cà phê đường cát, 1 thìa canh nước mắm, 1 thìa canh sa tế, 1 thìa cà phê tỏi. Trộn đều các gia vị để ướp khoảng 30 phút.
Nấm rơm sau khi rửa sạch bạn mang xào sơ, nêm nếm gia vị trước khi nấu lẩu sẽ ngon hơn. Ảnh: Internet
Xào nấm rơm và nấu lẩu
Bước 3: Bắc chảo lên bếp cho vào 2 thìa canh dầu ăn bỏ nấm rơm vào xào trên lửa lớn. Nêm nếm vào nấm 1 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê đường xào đều. Khi nấm chín thì tắt bếp.Bước 4: Bắc nồi lên bếp cho vào ít dầu ăn phi thơm hết tỏi còn lại. Tỏi vàng bạn cho thịt gà vào xào săn lại thì đổ vào 1.5 lít nước dừa tươi. Nấu đến khi gà chín thì cho nấm rơm vào. Nêm nếm gia vị lại cho vừa miệng rồi bỏ củ cải trắng vào. Khi tất cả chín đều bạn cho hảnh lá, ít ớt sừng, ớt trái vào rồi tắt bếp.
Nấu lẩu bằng nước dừa sẽ có vị thơm ngọt nhất định, gà nấu mềm rồi mới cho nấm vào. Ảnh: Internet
Múc lẩu gà nấu nấm ra nồi ăn lẩu để lên bếp ga mini nấu sôi. Chuẩn bị thêm bún, rau ăn kèm, nước mắm ớt chay là có thể đánh chén ngay. Với món lẩu ngon siêu hấp dẫn này bạn có thể cùng bạn bè, gia đình nhâm nhi vài ly rượu cho ấm bụng.
Bắc nồi lẩu lên bếp sôi vừa ăn vừa nhúng rau ăn kèm bún cực ấm áp. Ảnh: Internet
7. Lẩu gà nấu nấm ăn rau gì?
Vì lẩu gà nấu nấm có rất nhiều cách nấu nên nhiều người thắc mắc không biết ăn rau gì cho phù hợp. Theo đó rau ăn kèm lẩu sẽ được chia thành hai loại dành cho lẩu chua cay và lẩu ngọt cùng xem dưới đây nhé!
Rau dành cho lẩu gà nấu nấm ngọt
Nếu phần nước dùng lẩu gà nấu nấm ngọt bạn có thể sử dụng các loại rau như: Xà lách xoong, mồng tơi, mướp, cải thảo, cải thìa, nấm bào ngư, nấm kim chi, nấm kim châm, nấm đùi gà, cải mầm, cần ô, ngô ngọt, cà rốt, cải bẹ xanh… Ngoài ra bạn còn có thể chuẩn bị thêm tàu hũ ky, đậu hũ non ăn kèm.
Rau ăn món lẩu ngọt khá đa dạng bạn có thể lựa chọn tùy theo sở thích. Ảnh: Internet
Rau dành cho lẩu gà nấu nấm chua cay
Với các món lẩu Thái, lẩu gà chua cay bạn có thể chọn rau ăn kèm như: rau muống cọng, rau muống bào, hoa chuối, bông bí, cải bẹ xanh, rau nhút, kèo nèo, nấm bào ngư, bạc hà, rau cần nước…
Rau ăn lẩu chua cụng không kém phần phong phú với rau muống, hoa chuối, kèo nèo, rau nhút… Ảnh: Internet
Lẩu gà nấu nấm có rất nhiều cách thực hiện tùy theo sở thích mọi người có thể lựa chọn phù hợp. Món ăn mang đến sự ngon miệng, giàu dinh dưỡng thích hợp để tẩm bổ sức khỏe. Bên cạnh đó chúng còn tạo thêm không gian ấm áp, bồi đắp tình cảm gia đình, bạn bè, đồng nghiệp thêm gắn kết với nhau.
Mắm tép Bến Tre đậm vị cay nồng no lòng bữa cơm quê
Mắm tép trộn đu đủ giòn sần sật, thơm vị cay nồng, mặn vừa phải ăn với cơm, bún kèm rau sống trong những ngày mùa thu hoạch lúa, tôm bận rộn. Khi thư thả hơn, ngồi chờ cá nướng, cá chiên hoặc thịt luộc, lại có bữa cơm quê giản dị, ngon lành.
Bữa cơm nhanh gọn với mắm tép và cá chiên - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT
Bến Tre từ lâu được mệnh danh là xứ dừa, đi đâu cũng bạt ngàn bóng dừa, vùng trồng lớn nhất cả nước. Không chỉ có vậy, đây còn là tỉnh giáp biển tại ba huyện Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú hình thành vùng nuôi tôm, cua và trồng lúa thơm sạch có thương hiệu.
Ngày mùa thu hoạch lúa cá tôm, dịp giỗ quải, lễ Tết, nhà nhà "thủ sẵn" hũ mắm tép độc nhứt vô nhị, hẳn có lý do.
Tôi dân An Giang, về làm dâu xứ giáp biển Thạnh Phú, Bến Tre. Dân vùng nước ngọt về xứ nước mặn, kiểu gì cũng không bằng quê mình, từ sản vật thiên nhiên như cá mắm, cây trái, rau màu.
Hồi đầu mới tập làm quen vùng đất mới, cái gì cũng không vừa vặn, nhất là món ăn. Kể ra cá tôm tươi sống, bắt dưới ao lên ăn liền cũng thích, chỉ có món mắm tép khó "làm quen".
Ngặt nỗi người dân nơi đây, bà con họ hàng, nhà nhà đều ăn mắm tép thành lệ, món phụ đặc biệt mà nếu thiếu thì món chính có cũng như không. Cá nướng, cá chiên ăn kèm mắm tép là ngon nhất. Bữa nào lười, giở mắm tép ra kèm nắm cải xanh ăn bắt ngây hết nồi cơm.
Tôi vẫn không ưa nổi cái mùi mắm tép, đến khi nhắm mắt ăn thử một miếng, rồi miếng nữa cho đến hết ba bốn chén cơm, thành ra nhớ.
Tép đất làm mắm thành phẩm sẽ có màu đỏ au đẹp mắt nên được ưu tiên chọn - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT
Mắm tép làm quanh năm, ăn quanh năm, dùng loại tép nào cũng được, nhưng tép đất thiên nhiên làm mắm ngon nhất. Khi mùa mưa xuống đến khoảng tháng 8 âm lịch, con tép đất lớn bằng đầu đũa, làm mắm vừa ngon.
Mẹ chồng của tôi thường làm sẵn hũ mắm trước ngày cấy lúa hơn hai tuần. Vuông tôm hơn 2ha, chỉ cấy lúa khoảng 1ha, chừa vùng nuôi tôm sú và cua, còn tép đất mưa xuống, nước ngọt sẽ tự sinh sôi mà có. Đến con nước xổ cống, mẹ lựa 1kg tép đất đồng đều, mình trong veo, nhảy xoi xói rửa sạch để ráo nước.
Đem 1kg tép trộn với 60ml rượu trắng khoảng 15 phút rồi vớt ra rổ cho ráo nước. Mẹ sai tôi lột nửa củ tỏi, chục trái ớt chỉ thiên đâm giập vừa phải, không cần quá nhuyễn. Nước mắm đường nấu sôi, để nguội.
Để tép, tỏi ớt vào hũ sành, chế nước mắm đường ngập hết nguyên liệu, sau đó lấy nan dừa gài chặt miệng hũ đảm bảo con tép trên mặt chìm dưới nước mắm. Muốn thịt tép màu đỏ, trong dậy mùi hơn thì đem phơi vài nắng. Chờ khoảng hai tuần, con tép nổi lên, trống một khoảng dưới đáy hũ là có thể ăn được.
Tép ngâm nước mắm đường hơn nửa tháng có thể lấy ra trộn với tỏi, ớt, đường và đu đủ - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT
Trước ngày cấy lúa, mẹ mua hai trái đu đủ mỏ vịt, lớp da ngoài xanh, nửa lòng ruột ửng đỏ khoảng 3kg. Đu đủ xắt thành sợi mỏng dài, nếu lấy dao bào nhuyễn quá mất độ giòn. Xắt xong đem rửa sạch mủ, trộn với nửa chén nước mắm, cọng đu đủ áo một lớp nước mắm sẽ giòn hơn.
Hũ mắm làm sẵn từ trước đem ra trộn với đu đủ, thêm tỏi, ớt, đường cho vừa ăn. Sau đó cho vào hũ sành để ngăn mát tủ lạnh, ăn dần cả mười bữa nửa tháng. Đĩa mắm tép thành phẩm có màu đỏ đỏ vàng vàng bắt mắt, dậy mùi thơm hanh nồng đặc trưng quyện với tỏi ớt, ăn có vị mặn vừa phải, cọng đu đủ dai giòn sần sật vừa miệng.
Mắm tép có thể ăn cùng với cơm, bún kèm rau sống vào những ngày mùa thu hoạch lúa, tôm bận rộn. Khi thư thả thì bắt cá dưới vuông tôm lên nướng, chiên chấm mắm tép, kèm rau sống, có ngay bữa cơm ngon lành. Muốn nhanh hơn, "sang" hơn chút thì luộc thịt ba rọi, xắt mỏng kết hợp với mắm tép ngon không kém.
Món mắm tép ăn kèm thịt ba rọi luộc, cải xanh - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT
Dịp lễ, Tết, giỗ ông bà, đĩa mắm tép được ưu tiên nằm chen giữa những món ăn cầu kỳ khác như cách để tăng thêm vị, vừa như thầm yêu quý những đứa con xa quê trở về. Vì mắm tép nhà làm, mẹ trộn lúc nào cũng hấp dẫn những chiếc bụng đói.
Lại nhớ những ngày hì hục dưới vuông tôm bắt hôi dịp thuốc cá đến khi mệt rã rời, đói run tay, có chén mắm tép với tô cơm nguội no căng bụng.
Đến cả những ngày ngồi thảnh thơi kiên trì nướng vỉ cá đầy, hương thơm nức mũi rồi cũng phải đợi đĩa mắm tép mẹ trộn thành phẩm mới ngồi vào bàn ăn.
Đĩa mắm tép Bến Tre gây thương nhớ - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT
Mắm tép đã góp phần vào đời sống phong phú của người dân quê như thế, bây giờ thành đặc sản. Ai đã ăn thì nhớ. Ai chưa quen thì "né" vì cái mùi mắm vốn không dễ gần, nhưng khi đã ăn được rồi, phát ghiền. Lại nhớ những ngày mùa tất bật vui tươi ấy, có bữa cơm giản đơn chỉ với mắm tép, ngon căng bụng không thể nào quên.
Ngon lạ bánh xèo mực Nha Trang Nha Trang nổi tiếng với nhiều đặc sản được chế biến từ hải sản, đặc biệt là món bánh xèo mực Nha Trang. Bánh xèo mực là sự kết hợp giữa hương vị của gạo, mực, tôm, hành và giá đỗ. Cách làm bánh xèo mực cũng đơn giản, vỏ bánh xèo mực được làm từ bột gạo nhưng nhân lại làm bằng...