Lẩu cua đồng ngon ngọt, dân dã chuẩn vị quê nhà
Lẩu cua đồng ăn thơm ngon, hương vị dân dã thân thuộc. Vị ngọt thanh, béo ngậy từ gạch cua chắc chắn sẽ nhận vàn lời khen tới tấp khi bạn làm theo cách dưới đây.
1. Nguyên liệu
- 600g cua đồng
- 500g thịt bò
- 05 bìa đậu phụ
- Rau nhúng lẩu: Rau muống, rau chuối, tía tô, giá, mùng tơi
- 04 quả cà chua, 10 quả sấu, sả, hành khô
- Gia vị: Mắm tôm, bột canh, hạt nêm, mì chính, dầu ăn
Chọn cua đồng
2. Làm lẩu cua đồng ngon
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Hành khô bóc vỏ đập dập băm nhỏ, sả đập dập cắt khúc, cà chua thái múi cau, sấu cạo vỏ rửa sạch.
- Rau sống các loại rửa sạch với nước rồi để ráo.
- Đậu thái miếng nhỏ cho vào rán vàng.
Sơ chế cua
Video đang HOT
- Cua đồng mua về rửa sạch sau đó tách riêng phần mai cua và thịt cua để riêng, loại bỏ phần yếm và miệng cua.
- Phần gạch ở mai cua dùng thìa con tách ra để vào bát con. Thân cua thì cho vào ngâm nước muối trong 15 phút để loại bỏ ký sinh sau đó rửa lại với nước, vớt ra để ráo.
- Cho cua vào cối giã nhuyễn rồi cho vào rây lọc sau đó lấy 3 lít nước lọc lấy nước cốt. Lọc đi lọc lại đến khi nào róc hết cốt cua thì thôi. Nước cốt lọc được dùng để làm nước lẩu. (Khi giã cho thêm chút muối để không bị bắn, riêu cua đóng thành bánh ngon hơn, nước cua đậm đà).
Cua đồng tách phần gạch và thịt riêng
Bước 2: Làm nước lẩu cua đồng
- Bắc chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn rồi cho hành khô vào phi thơm, cho tiếp cà chua vào đảo đều. Thêm chút đường để tạo màu sánh vàng đẹp mắt rồi cho gạch cua vào đảo tiếp khoảng 5 phút rồi tắt bếp. Đổ hỗn hợp ra tô.
- Bắc nồi lên bếp, cho nước cốt cua đã lọc vào nồi, thêm gia vị bột canh, mì chính, hạt nêm sao cho vừa ăn rồi đun nhỏ lửa đến khi riêu cua nổi lên trên mặt thì tắt bếp, dùng thìa vớt riêu cua ra để riêng.
Lưu ý: Bắt đầu đun nước lẩu cua thì dùng đũa quấy nhẹ 1, 2 lần để riêu cua không bị cháy sát đáy nồi. Khi nước lẩu bắt đầu lăn tăn bọt thì tuyệt đối không được dùng đũa khuấy, đun nhỏ lửa, hớt nhẹ nhàng để riêu cua không bị vỡ.
Nước lẩu cua đồng
Bước 3: Lẩu cua đồng
- Vớt riêu cua xong, bật bếp đun nhỏ lửa rồi đổ hỗn hợp cà chua và gạch cua đã xào vào nồi, cho thêm sấu, sả sau đó đun sôi nhỏ lửa trong 10 phút thì vớt sấu ra dầm nhuyễn rồi đổ vào nồi.
- Chuẩn bị ăn thì thả đậu đã rán vào nồi đun sôi rồi tắt bếp. Chế nước lẩu ra bếp điện hoặc bếp ga lẩu, thả riêu cua vào đun nóng rồi thưởng thức. Tiếp đó nhúng thịt bò, các loại rau đã chuẩn bị sẵn.
- Nên thưởng thức riêu cua trước sau đó nhúng các loại đồ lẩu vào sau, lẩu riêu cua ngon nhất là riêu cua kết thành bánh ăn rất ngon. Nước lẩu vị chua chua và thơm.
Lẩu cua đồng thơm ngon trứ danh
- Khi gần hết nước lẩu thì chế thêm nước còn sẵn mà không phải chế nước lọc vào. Lẩu riêu cua đồng vị ngọt thơm, ăn kèm với bún hoặc mì tôm thì rất tuyệt. Chúc các bạn thành công!
Theo eva.vn
Cách nấu lẩu Thái chuẩn vị ngon ngọt đậm đà xuýt xoa sướng miệng
Cách nấu lẩu Thái ngon với hương vị đậm đà được nhiều người ưa chuộng sự thật không quá khó. Để nấu lẩu Thái đúng cách có thể tham khảo cách làm dưới đây.
Luôn là gợi ý số 1 trong việc lựa chọn món ăn dành cho liên hoan, tiệc tùng hay thời tiết se lạnh. Quây quần bên nhau thưởng thức nồi lẩu thái thơm ngon xuýt xoa sướng miệng còn gì tuyệt hơn, tham khảo ngay cách nấu lẩu Thái thế nào cho ngon ngay dưới đây.
1. Chọn nguyên liệu lẩu Thái
- Hải sản: Tôm, ngao, mực, bạch tuộc
- Xương ống lợn 1.5kg
- Thịt bò
- rau muống, rau chuối
- Nấm hương, nấm kim châm, nấm đùi gà mỗi loại khoảng 300g
- 5 cây sả, 2 củ riềng, 3 quả chanh tươi, lá chanh, ớt, cà chua
- Gia vị: Bột canh, mì chính, đường, sa tế, nước mắm, gói gia vị lẩu thái
Nguyên liệu nấu lẩu thái
2. Cách nấu lẩu Thái ngon
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
Tôm, mực, bạch tuộc rửa sạch. Mực và bạch tuộc cắt miếng vừa ăn rồi xếp ra đĩa. Xương lợn chặt miếng to, thịt bò thái lát mỏng cho ra đĩa.
Ngao cho ngâm nước vo gạo 20 phút để nhả tạp chất rồi rửa lại bằng nước sạch cho ra khay.
Các loại rau nấm nhặt rửa sạch để ráo nước. Sả đập dập cắt khúc, riềng thái miếng, chanh tươi vắt lấy nước cốt, cà chua thái miếng cau, tất cả cho ra khay riêng.
Bước 2: Làm nước lẩu Thái
Xương lợn cho luộc qua một lần với nước sau đó ướp với bột canh, mì chính, đường, nước mắm, 3 thìa gia vị lẩu thái, chút dầu ăn, sa tế rồi đảo đều để ngấm trong 20 phút sau đó bật bếp xào qua, cho tiếp cà chua, sả, riềng vào đảo cùng rồi đổ khoảng 3 lít nước vào nồi đun sôi nhỏ lửa trong 30 phút.
Với cách này, nước lẩu thái sẽ trong, ngọt đậm đà hơn so với cách ninh xương trực tiếp không xào ướp gia vị.
Nước lẩu xôi, vò qua lá chanh rồi cho vào nồi tạo mùi thơm đặc trưng của lẩu thái.
Cách làm nước lẩu thái
Bước 3. Thưởng thức
Nước lẩu sau khi nấu xong thì chút ra bếp lẩu để nhúng, phần nước còn lại để chế thêm khi nào nồi nhúng sắp cạn. Cho nước cốt rồi cho vào bếp nhúng, nên sử dụng bếp điện có mức nhiệt cao để nhúng hải sản.
Nước lẩu sôi, nhúng tôm, mực, bạch tuộc, thịt bò và rau muống, rau chuối, các loại nấm vào để thưởng thức. Nhúng từng ít một sao cho ăn vừa hết lại nhúng tiếp để không bị nhừ, dai. Ngao nên dùng thìa để nhúng sau cùng sẽ không bị lẫn với các đồ khác.
Nước chấm lẩu thái bạn có thể chấm với nước tương trộn với mù tạt rất tuyệt để ăn với hải sản như tôm, mực, bạch tuộc.
Cách nấu lẩu Thái chua cay ngon đậm đà
Lẩu thái thơm ngon đậm đà vị chua cay ngon tuyệt không thua kém hàng quán chắc chắn sẽ bạn sẽ nhận ngàn lời khen. Chúc bạn thành công!
Theo Khám phá
Sấu Hà Nội lại chuẩn bị vào mùa rồi, tha hồ "càn quét" các món ngon từ sấu này nhé Cứ đến mùa này là lại có bao nhiêu món ngon từ sấu, đừng quên thử nhé! Mùa sấu cũng là một trong những mùa của Hà Nội. Cứ vào khoảng đầu tháng 6, sấu non bắt đầu ăn được là bao nhiêu món ăn với sấu non được dịp "làm mưa làm gió". Và chỉ khoảng cuối tháng, sấu bắt đầu già,...