Lẩu cà ra Đồn Đạc
Khi cái rét đông ở vùng cao Ba Chẽ ( Quảng Ninh) ùa về, chắc hẳn không gì thú vị hơn nếu được thưởng thức lẩu cà ra Đồn Đạc béo ngậy, ấm nóng, một đặc sản địa phương khó quên với khách phương xa.
Cà ra cuối năm ngon, béo là nguyên liệu tuyệt vời cho món lẩu.
Xã Đồn Đạc nằm ngay sát thị trấn thủ phủ của huyện Ba Chẽ, nơi đây được thiên nhiên ban tặng dòng sông Ba Chẽ giàu sức sống chảy qua, mang theo nguồn nước mát tưới tiêu cùng các loại thủy sản phong phú, trong đó có cà ra.
Cà ra hay còn gọi là cua lông là đặc sản hoàn toàn tự nhiên của vùng Ba Chẽ. Về hình dạng, cà ra rất giống con rạm ở miền xuôi, mai bóng, có 2 càng to, khá đều nhau và 8 chân nhỏ. Tuy nhiên, cà ra to hơn, phía càng có một dải lông mịn. Vào chính vụ, cà ra có thể đạt đến hơn 2 lạng/con.
Thông thường, cà ra xuất hiện nhiều khi thời tiết trở rét, chuyển từ thu sang đông. “Cua tháng ba, cà ra tháng tám” là câu nói chỉ thời điểm cà ra vào mùa. Ở Đồn Đạc, cà ra thực sự rộ nhất vào khoảng từ tháng 10 âm lịch tới tháng 2 năm sau. Đây là thời gian cà ra béo và thơm ngon nhất.
Theo ngư dân địa phương, cà ra chỉ sống những nơi có môi trường còn trong sạch, thích hợp. Đặc biệt là ở những vùng 2 nước (tức nước sông có sự xâm nhập của nước biển rồi nước biển rút đi theo thủy triều). Môi trường nước sông Ba Chẽ ở khu vực này còn rất tốt, nên cà ra sống và sinh trưởng nhiều. Đánh bắt cà ra không hề đơn giản, bởi chúng thường sống dưới lòng sông, hoặc đào hang khá sâu ở bờ sông, suối.
Loại đặc sản này có vị ngọt thơm đặc trưng, không giống như những loại cua ghẹ khác, khiến bất cứ ai đã một lần thưởng thức sẽ không bao giờ quên. Khi chế biến lẩu, cà ra được rửa sạch, lột mai, con to nhúng lẩu, con nhỏ cho vào xay nhuyễn lọc lấy nước.
Để món ăn ngon, chuẩn vị, việc chế nước lẩu là khâu quan trọng nhất. “Cà ra xay hoặc giã xong sẽ được lọc kỹ từ 2-3 lần để làm gạch. Khi xay cho một chút muối để gạch cà ra kết lại, đóng thành tảng, không bị tan. Các gia vị để làm lẩu gồm: Đường, muối, bột ngọt, hành khô, cà chua… đặc biệt phải dùng một loại dấm bỗng tạo vị chua dễ chịu cho nước dùng” – Anh Vũ Văn Thế, chủ một nhà hàng ở xã Đồn Đạc chia sẻ bí quyết chế biến lẩu cà ra.
Lẩu cà ra ăn kèm các loại rau, thịt trâu, sườn sụn…
Video đang HOT
Nồi lẩu cà ra béo ngậy, hấp dẫn.
Gạch cà ra được đun cho tới khi kết thành mảng rồi vớt ra bát. Sau đó, bắc nồi phi thơm hành khô, bỏ cà chua đảo cùng, cho dấm bỗng vào đảo thành một hỗn hợp sền sệt, có mùi thơm hấp dẫn. Cho phần nước nấu gạch cà ra vào đun sôi, nêm gia vị cho nồi nước lẩu vừa ăn.
Lẩu cà ra không thể thiếu các nguyên liệu ăn kèm như thịt trâu, sườn sụn, đậu rán, hành phi… Các loại rau ăn cùng gồm hoa chuối, tía tô, dọc mùng, mùng tơi… Trời lạnh, thưởng thức nồi lẩu cà ra nóng hổi, béo ngậy, sánh vàng, cùng các loại rau xanh, chắc hẳn sẽ khiến bất cứ ai nhớ mãi không quên
Theo Baoquangninh
Sườn sụn rang muối món ăn mọi ông chồng đều muốn được thưởng thức
Sườn sụn rang muối sẽ là món ăn nhậu cực hấp dẫn đối với mỗi ông chồng, nhờ món ăn này liệu chồng bạn có cảm thấy tự hào với khả năng nội trợ của bạn?
Câu trả lời sẽ là có nếu như bạn làm theo các bước chế biến món ăn này của góc ẩm thực nhà hàng buffet Hương Sen nhé!
1. Nguyên liệu làm món sườn sụn rang muối
Sườn sụn: 500 gr
Gạo nếp: 50 gr
Gạo tẻ: 50 gr
Đỗ xanh: 20 gr
Bột bắp
Muối
Bột nêm
SảLá lốt
Dầu ăn
2. Cách làm sườn sụn rang muối
Bước 1: Rang riêng gạo nếp, gạo tẻ, đỗ xanh cho vàng đều. Sau đó trộn chung tất cả rồi cho vào máy xay xay mịn, rang muối cho khô rồi trộn chung với hỗn hợp này.
Bước 2: Sườn sụn rửa sạch, thái miếng vừa ăn, ướp sườn với một ít bột nêm, để khoảng 15 phút cho sườn sụn ngấm gia vị.
Bước 3: Lăn từng miếng sườn sụn qua bột bắp sao cho bột bám đều bề mặt, cho sườn sụn đã lăn qua bột vào rổ lắc để bột thừa rơi ra.
Bước 4: Đặt chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn, rồi cho sườn sụn vào chiên, khi sườn sụn chín vàng thì vớt ra đĩa có lót giấy thấm dầu.
Bước 5: Sả rửa sạch, đập dập, thái sợi; lá lốt rửa sạch, thái sợi. Cho sả vào chảo dầu vừa chiên sườn sụn chiên vàng, tiếp đến cho lá lốt vào đảo qua cho săn lại thì vớt ra đĩa có lót giấy thấm dầu, để riêng.
Bước 6: Đặt chảo lên bếp, cho sườn vào chảo, rắc muối gạo lên rồi đảo đều. Thêm sả và lá lốt đã sơ chế vào chảo, đảo đều rồi tắt bếp.
Sườn sụn rang muối là món ăn mặn, món ăn vặt hay món ăn nhậu đều rất ngon. Từng miếng sườn sụn giòn đậm vị cùng với mùi thơm của sả và lá lốt sẽ khiến cả nhà tấm tắc khen ngon, đặc biệt là ông xã. Còn chần chừ gì mà không thêm sườn sụn rang muối vào ngay thực đơn gia đình bạn. Hương Sen chúc các bạn thành công!
Theo NHHS
Độc đáo lẩu cà ra xứ Đông Triều Là giống phát triển tự nhiên, cà ra có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như cà ra rang me, cà ra hấp..., nhưng món ăn độc đáo, lạ nhất có lẽ là lẩu cà ra. "Cua tháng ba, cà ra tháng tám", không chỉ có ở Ba Chẽ, đến Đông Triều (Quảng Ninh) vào dịp này, du khách có...