Laptop 13,3 inch đang bị “chối bỏ”?
Làn sóng máy tính sử dụng nền tảng Sandy Bridge bắt đầu nổi lên nhưng dường như phân khúc laptop với màn hình 13, 3 inch đang bị “bỏ quên”. MacBook Pro là laptop Sandy Bridge đầu tiên trong phân phúc này.
MacBook Pro là laptop 13,3 inch đầu tiên trên thị trường sử dụng chip Sand Bridge.
Trong dòng laptop thế hệ mới vừa ra mắt của HP tuyệt nhiên không có một mẫu máy nào có màn hình 13,3 inch. Khi được hỏi, hãng sản xuất máy tính lớn nhất thế giới không thể giải thích được nguyên do của sự “lãng quên” này. Kiểm tra trên các dòng laptop mới của những ông lớn khác cũng có hiện tượng tương tự. Ngoại trừ phiên bản Lenovo IdeaPad Z370, Asus U30 và Apple MacBook Pro 13,3 inch thì thị trường máy tính xách tay dường như thiếu vắng hoàn toàn các model sử dụng nền tảng Sandy Bridge mới nhất với màn hình 13,3 inch.
Trong khi laptop ngày càng trở nên mỏng và nhẹ hơn thì model 13,3 inch đã dần trở nên phổ biến vì phân khúc này vừa đảm bảo được tính linh động vừa giữa được chất lượng màn hình đủ rộng để nhìn.
Theo trang Digitimes, hãng sản xuất máy tính Trung Quốc Lenovo đã từng cho rằng phân phúc laptop 13,3 inch ngày càng trở nên phổ biến tại đất nước đông dân nhất thế giới và cũng dần được ưa chuộng ở châu Á-Thái Bình Dương. Ghi nhận củaCNet cũng cho thấy, dòng laptop này cũng là một trong những phân phúc bán chạy nhất trên thị trường kinh doanh đồ công nghệ.
Video đang HOT
“Nói không” với 13,3 inch… vì Apple
Theo suy luận của nhiều người, chỉ có một lý do duy nhất để giải thích cho sự thiếu vắng laptop 13,3 inch trên “mặt trận” máy tính SandBridge là bởi Apple MacBook Pro và MacBook Air “bao thầu” tất cả phân khúc này.
Mức giá thấp nhất của laptop MacBook sử dụng chip Sandy Bridge của Apple chỉ khoảng 1.500 USD, trong khi đó, giá trung bình của MacBook Air 13,3 inch cũng nằm ở mức 1.600 USD. Thực tế, Apple đã tích hợp nhiều tính năng cao cấp, như thời lượng pin dài, thiết kế nguyên khối, ổ đĩa đặc SSD và màn hình độ phân giải cao (MacBook Air) và bàn phím backlit (MacBook Pro). Không khó để nhận thấy sự “khó nhằn” nếu các hãng công nghệ khác muốn cạnh tranh trên “đấu trường” này. Chính vì thế đã bắt đầu nổi lên làn sóng laptop 14 inch, vốn cũng là một phân khúc phổ biến tại châu Á, và cũng không phải đối đầu với Apple vì hãng này không có sản phẩm trong phân khúc này.
Có vẻ như lập luận trên hoàn toàn có cơ sở vì theo khảo sát công bố hồi tháng 10/2010 của công ty phân tích thị trường IDC , doanh số của máy tính Mac cao gấp 8 lần so với các đối thủ. Số liệu của Gartner còn cho thấy, doanh số quý IV của Mac tăng 23,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Một phát hiện thú vị nữa cho thấy các dòng laptop Sandy Bridge chạy hệ điều hành Windows với màn hình 13,3 inch có vẻ như rất được lòng giới doanh nhân, điển hình như Dell Vostro V130. Thông thường, công nghệ mới sẽ gặt hái “niềm vui chiến thắng” ở phân phúc người dùng cá nhân trước khi “lay động” được doanh nghiệp.
Theo Dân Trí
Những sự thật hài hước về chíp xử lý xịn nhất của Intel
Ngoài những kiến thức về kỹ thuật, chúng ta vẫn có thể thấy được nhiều câu chuyện hài hước xoay quanh thiết bị này.
Về mặt lý thuyết, chíp xử lý Sandy Bridge được xây dựng dựa trên các transistor 32nm, có khả năng bật/tắt trên 300 tỉ lần mỗi giây. Nếu chúng ta thuê ai đó làm điều tương tự, tức là chỉ ngồi bật/tắt một bóng đèn liên tục mà không cần ăn uống gì thì anh ta cần đến 4.000 nghìn năm để thực hiện xong nhiệm vụ ấy.
Một so sánh khá thú vị khác về định luật Moore (ra đời năm 1971) cho biết số lượng transistor sẽ tăng lên gấp đôi sau mỗi năm trên một đơn vị inch vuông. Nếu đem con số tương tự áp dụng với chíp xử lý Intel Sandy Bridge và tốc độ bước đi của con người thì vào thời điểm hiện tại bạn đạt tốc độ trung bình khoảng 1 tỉ km/giờ, tức gần xấp xỉ tốc độ ánh sáng (300 nghìn km/giây).
Có gần 1 tỉ transistor bên trong mỗi nhân của Sandy Bridge. Nếu một chiếc ô tô được chia làm 1 tỉ bộ phần (hiện nay thường bao gồm 30.000 bộ phận) thì sẽ phải mất 114 năm để lắp ráp xong toàn bộ chiếc xe đó (với tốc độ hiện giờ).
Nếu CPU Sandy Bridge giống như một quốc gia và số lượng transistor là số dân của nước đó thì "quốc gia" Intel Core thế hệ 2 sẽ đứng thứ 3 trên thế giới về dân số, sau Trung Quốc và Ấn Độ.
Một con chíp Sandy Bridge chứa số transistor nhiều hơn 540 triệu đơn vị khi đem so sánh với số lượng ô tô đã được đăng ký tại Liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ và Châu Á Thái Bình Dương cộng lại.
Trường hợp so sánh công suất tiêu thụ của một chiếc laptop sử dụng CPU Sandy Bridge với một chiếc máy giặt là khô (chạy trong 1 tiếng), kết quả cho thấy laptop có thể chạy trong 147 giờ. Còn nếu dùng năng lượng mà một lò nướng pizza tiêu thụ trong 45 phút tại nhiệt độ 176 độ C thì sẽ có 67 chiếc laptop tương tự làm việc liên tục trong 50 tiếng.
Nếu mỗi hộ gia đình tại Mỹ có 30 công tắc điện thì một con chíp Intel Sandy mới chỉ mất chưa tới 1 nano giây (1 phần tỉ giây) để bật tất cả số công tắc đó.
So sánh với con chíp đầu tiên 4004 do Intel giới thiệu năm 1971, CPU mới đạt tốc độ nhanh hơn 4000 lần, mỗi transistor sử dụng năng lượng ít hơn 4000 lần. Tỉ lệ giá/mỗi transitor cũng giảm xuống gần 10.000 lần.
Sandy Bridge được làm chủ yếu từ vật liệu silicon - chủ yếu được tinh chế từ cát biển. Vì vậy, mỗi bước đi của bạn trên bãi biển cũng giống như đang "giẫm" lên sức mạnh của chiếc laptop mà ai đấy sẽ sử dụng sau này.
Theo PLXH
Phân nửa số PC sẽ dùng bộ xử lý tích hợp đồ họa Một nửa số MTXT và ngày càng nhiều máy tính để bàn xuất xưởng trong năm 2011 sẽ chạy bộ xử lý Intel và AMD (Advanced Micro Devices) có tính năng đồ họa tích hợp. Hai hãng sản xuất chip khổng lồ này sẽ gia tăng cạnh tranh sản xuất bộ xử lý (BXL) giúp nâng cao tốc độ đa phương tiện mà...