Lập trường Đại học Nội vụ Hà Nội với 4 ngành học
Ngày 18/12, trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã tổ chức kỷ niệm 40 năm thành lập, đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba và công bố quyết định thành lập trường Đại học.
Đại diện các bộ, ngành, địa phương và đông đảo giáo viên, học sinh tham dự. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã gửi lẵng hoa chúc mừng.
Từ trường Trung học Văn thư Lưu trữ thành lập năm 1971, sau nhiều lần đổi tên, năm 2005, trường được nâng cấp lên cao đẳng với tên gọi Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương I và đến năm 2008 tiếp tục được đổi tên thành Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội.
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. (Nguồn: Đại học Nội vụ Hà Nội)
Trước yêu cầu đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, đáp ứng nguồn nhân lực có trình độ cao, bám sát nhiệm vụ quản lý của Bộ Nội vụ, nhất là những lĩnh vực chưa có trường đại học nào đào tạo, tháng 11/2011, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép thành lập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội. 40 năm qua, Trường đã đào tạo trên 45.700 học sinh, sinh viên, trong đó có trên 70 lưu học sinh, thực tập sinh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Video đang HOT
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ sau đại học, đại học và thấp hơn trong lĩnh vực công tác nội vụ và các ngành nghề khác. Giai đoạn 2011-2020, quy mô, ngành đào tạo của nhà trường được xác định theo nhu cầu nguồn nhân lực của Bộ Nội vụ; theo nhu cầu xã hội và góp phần đáp ứng nhân lực phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Các ngành đào tạo đại học giai đoạn 2011-2015 sẽ được mở rộng dần, từ 4 ngành vào năm 2012 gồm Khoa học tổ chức; Quản trị nhân lực; Quản trị văn phòng; Lưu trữ học đến năm 2015 sẽ được bổ sung thêm 5 ngành khác gồm: Quản lý văn hóa về tôn giáo; Hành chính công; Khoa học thư viện; Quản lý văn hóa; Hệ thống thông tin quản lý.
Giai đoạn 2016-2020, trường tổ chức đào tạo theo 17 ngành, trong đó có thêm các ngành: Hành chính công; Quan hệ công chúng; Thi đua, khen thưởng; Công tác xã hội; Công tác thanh thiếu niên; Quản lý Nhà nước…
Từ năm 2012, trường tiếp tục đào tạo hệ chính quy, hệ vừa làm vừa học ở các trình độ: đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; đào tạo liên thông từ trung cấp-cao đẳng-đại học. Từ năm 2015, trường tiến hành đào tạo thạc sỹ cho một số ngành và đến năm 2018 đào tạo nghiên cứu sinh khi đủ điều kiện.
Quy mô đào tạo của trường đạt khoảng 11.000 sinh viên, học sinh vào năm 2015 và khoảng 17.000 sinh viên, học sinh năm 2020, trong đó có khoảng 200-550 học viên cao học và 50-100 nghiên cứu sinh.
Đến năm 2020, có 91% giảng viên đạt trình độ thạc sỹ, trong đó trên 30% giảng viên đạt trình độ tiến sỹ.
Theo TTXVN/Vietnam
Tuyển sinh 2011: Đề không có phần riêng
Bộ GD-ĐT vừa đưa ra nhiều nội dung dự kiến thay đổi để lấy ý kiến các trường ĐH, CĐ và các chuyên gia trước khi chính thức áp dụng cho kỳ tuyển sinh 2011. Theo đó dự kiến thi ĐH và CĐ năm 2011 sẽ chung đợt, chung đề.
Chung đề nhưng điểm sàn riêng
Cụ thể, theo dự kiến của Bộ GD-ĐT, so với năm 2010, chỉ tiêu tuyển sinh ĐH và CĐ của năm 2011 sẽ tăng từ 5%-7%, tuyển mới đào tạo thạc sĩ tăng 10%, tiến sĩ tăng 15%. Thay vì tổ chức thi riêng cho hệ CĐ thì năm 2011 sẽ tổ chức thi CĐ chung (chung đề, chung đợt) với hai đợt thi ĐH để tránh số lượng ảo khi thí sinh đăng ký dự thi cả ĐH và CĐ, giảm thiểu chi phí đi lại cho thí sinh cũng như đỡ tốn kém cho các trường trong khâu tổ chức.
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết nếu nhận được đồng thuận, kỳ thi ĐH và CĐ sẽ thi chung đợt và chung đề, tuy nhiên vẫn xác định điểm sàn riêng cho ĐH và CĐ. Một nội dung nữa là đề thi chỉ có phần chung chứ không có phần riêng, nội dung đề thi sẽ ra trong phần giao thoa kiến thức giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao.
Bộ cũng dự kiến sẽ phát hành đồng thời những điều cần biết về tuyển sinh cả bản điện tử và bản giấy, bổ sung thêm cụm thi Sơn La và cụm thi Thái Nguyên, bỏ điều 33 của quy chế tuyển sinh hiện hành (về mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các nhóm đối tượng ưu tiên và giữa khu vực kế tiếp...) bởi chất lượng đầu vào của các trường vận dụng thấp hơn so với các trường không được vận dụng.
Giảm quy mô hệ vừa làm vừa học
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết song song với việc tăng chỉ tiêu tuyển sinh hệ chính quy trong mùa tuyển sinh 2011, chủ trương của bộ là giảm dần quy mô đào tạo hệ vừa làm vừa học của các trường ĐH, đặc biệt là các trường ĐH tốp đầu; giảm dần chỉ tiêu đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, CĐ, mở rộng đào tạo sau ĐH.
Đối với việc tuyển sinh hệ vừa làm vừa học, Bộ GD-ĐT sẽ sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh theo hướng tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các trường ĐH trong tất cả các khâu liên quan. Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng cho biết sẽ xây dựng quy chế tuyển sinh đặc thù, thực hiện chủ trương đào tạo theo nhu cầu của xã hội ở các khu công nghiệp tập trung, các vùng miền khó khăn.
Để nâng cao chất lượng đào tạo ĐH, CĐ, Bộ GD-ĐT sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ chỉ tiêu tuyển sinh đối với những cơ sở giáo dục ĐH thành lập trước năm 2010 nhưng chưa xây dựng được cơ sở riêng tại địa điểm theo hồ sơ đăng ký thành lập; đôn đốc các trường thực hiện các cam kết trong đề án thành lập trường, cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo, chương trình, giáo trình.
Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cũng sẽ tập trung thanh, kiểm tra việc thẩm định hồ sơ thành lập trường, việc thực hiện thu, chi trong các trường ĐH, CĐ, quy chế thực hiện công khai.
Theo Dân trí
Nhiều trường đại học sẽ lách Dù là chủ trương đúng nhưng việc từ năm 2012 Bộ GD-ĐT không cho phép các ĐH, học viện, trường ĐH đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp khiến nhiều trường ĐH lúng túng. Chưa kể quy định này cũng còn những kẽ hở. Có thể nói, quyết định này của Bộ làm cho hàng trăm trường trung cấp chuyên nghiệp (TCCN)...