Lập sàn tiền ảo giả, 6 đối tượng bị truy tố
Đưa ra thông tin sai sự thật, bịa đặt về dự án RVG – Ngân hàng số Vương quốc Anh để người tham gia tin tưởng, gửi tiền đầu tư nhằm mục đích chiếm đoạt tiền của người tham gia đầu tư chia nhau, các đối tượng trong ổ nhóm đã thực hiện trót lọt vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trên thực tế, dự án RVG không đăng ký kinh doanh, không có hoạt động gì để phát sinh lợi nhuận mà thực chất là hình thức huy động vốn và trả lãi theo mô hình đa cấp, lấy của người sau trả cho người trước. Nhóm đối tượng đưa ra mức lãi suất cao từ 8% đến 15%/1 tháng mục đích để đánh vào lòng tham của người tham gia. Căn cứ vào các tài liệu thu thập được, đến ngày 19/6, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Phú Thọ đã hoàn thành bản kết luận điều tra, chuyển hồ sơ đến Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ, truy tố 6 đối tượng về hai tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Đưa, hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông quy định”.
Truy cập trên mạng Internet. Ảnh minh hoạ.
Các đối tượng gồm: Vũ Đức Hậu (SN 1991, trú tại xã Yên Lập, huyện Hạ Hoà); Nguyễn Thị Hồng (SN 1972, ở thị trấn Thanh Sơn, huyện Thanh Sơn); Lê Hồng Phương (SN 1989, trú tại phường Minh Phương, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ); Đồng Xuân Phong (SN 1988); Nguyễn Thị Hậu (SN 1981, cùng trú tại phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm); Phạm Văn Hà (SN 1975, ở tại huyện Gia Lâm); Lê Viết Tuyên (SN 1979, ở tại quận Đống Đa, TP Hà Nội).
Qua quảng bá của Nguyễn Thị Hồng, chị Vũ Thị Thủy, chị Tạ Thị Tâm (cùng trú tại thị trấn Thanh Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ) đã tham gia vào dự án ngân hàng số RVG. Chị Tâm sau đó tiếp tục tư vấn cho chị Nguyễn Thị Hoa (trú tại thị trấn Lâm Thao, Lâm Thao, Phú Thọ) cùng tham gia vào dự án RVG.
Sau đó, đến ngày 20/2/2020, Hồng, Thủy, Tâm cùng Vũ Đức Hậu, Hà và Phong đến nhà chị Hoa để tiếp tục tư vấn, lôi kéo tham gia. Tại đây, các đối tượng giới thiệu Vũ Đức Hậu là Giám đốc dự án RVG – Ngân hàng số Vương Quốc Anh tại Việt Nam và đưa ra thông tin RVG là ngân hàng số của Vương Quốc Anh.
Theo lời giới thiệu của các đối tượng thì chị Hoa chỉ cần gửi tiền vào sẽ được hưởng lãi suất từ 8% đến 15%/ 1 tháng, cao hơn nhiều lần ngân hàng truyền thống, việc rút gốc, lãi dễ dàng. Trước những lời hứa hẹn đầy hấp dẫn của các đối tượng, chị Hoa đã đồng ý tham gia gửi tiền vào ngân hàng số RVG với số tiền đóng góp là 150 triệu đồng.
Video đang HOT
Từ tháng 4 đến tháng 6/2020, chị Hoa đã 5 lần nhận được tiền gốc, lãi với số tiền trên 133 triệu đồng; số còn lại hơn 16 triệu đồng đến nay chưa trả. Song trên thực tế, việc các đối tượng trả tiền cho chị Hoa chỉ là thủ đoạn để nạn nhân tin tưởng, tiếp tục tham gia gửi thêm tiền và lôi kéo thêm nhiều người khác tham gia vào RVG.
Sự việc bị vỡ lở vào tháng 6/2020, khi chị Hoa không được trả lại số tiền đã tham gia, không truy cập được vào ứng dụng RVG. Đến lúc này, chị Hoa liên lạc với Vũ Đức Hậu, Phong để đòi tiền nhưng không được. Biết mình bị lừa, ngày 23/7/2021 chị Hoa đã đến Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Phú Thọ trình báo nội dung sự việc trên. Sau khi tiếp nhận thông tin, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Phú Thọ đã vào cuộc điều tra. Từ đây, vụ án đã được làm rõ. Tại cơ quan Công an, các đối tượng khai nhận:
Trong quá trình truy cập mạng Internet, Vũ Đức Hậu nắm bắt được nhu cầu giao dịch tiền ảo. Vào tháng 6/2019, đối tượng đã tạo ra một sàn giao dịch tiền điện tử (tiền ảo) lấy tên RSG Token giống hoạt động của đồng Bitcoin (BTC) và đồng Ethereum (ETH) trên thế giới để niêm yết và bán trên thị trường. Sau đó, Vũ Đức Hậu đã gặp và thuê Phương, xây dựng dự án tiền điện tử RVGToken với giá 130 triệu đồng.
Dựa trên ý tưởng của Hậu, Phương đã sao chép một số dự án tài chính tiền điện tử khi đó; tự biên soạn nhiều nội dung sai sự thật về hoạt động của đồng tiền số, địa chỉ công ty giả: tại 36-32 Willows Avenue, Alfreton, England, DE55 7ES và ban lãnh đạo là người nước ngoài giả: Dyland Welch và Connor Bates…
Tiếp đó, đối tượng xây dựng website RVGToken.io và ứng dụng RVGToken đưa lên không gian mạng mục đích để người tham gia tin tưởng đây là dự án có thật tại Anh Quốc mua đồng tiền ảo trên. Sau khi dự án được triển khai xây dựng đã không đưa vào hoạt động do không khả thi.
Khoảng cuối năm 2019 đầu năm 2020, qua mối quan hệ xã hội, Vũ Đức Hậu gặp Nguyễn Thị Hậu, Phong, Hồng, Hà và Tuyên. Vũ Văn Hậu tiếp tục nói với các đối tượng trên về dự án ngân hàng số RVG Token do Hậu tự lập ra; đồng thời bàn bạc và thống nhất với những người trên để cùng nhau góp vốn cổ phần, ban đầu mỗi người góp 100 triệu đồng để phát triển RVG với mục đích lôi kéo người tham gia gửi tiền vào RVG.
Đối tượng Phong đã đóng góp 50 triệu đồng, số tiền còn lại hai bên thoả thuận sẽ khấu trừ sau khi có lợi nhuận; Tuyên góp vốn bằng hình thức chuyển 20 ETH (tiền ảo) tương đương 125 triệu đồng; Nguyễn Thị Hậu, Hồng, Hà chưa có tiền nên sẽ khấu trừ sau khi có lợi nhuận và được Vũ Đức Hậu đồng ý. Vũ Đức Hậu, Nguyễn Thị Hậu, Phong, Hồng, Hà, Tuyên đã bàn bạc, thống nhất Vũ Đức Hậu là người đứng đầu, quản lý chung, trực tiếp quản lý điều tiết nguồn tiền của RVG trực tiếp chia tiền cho mọi người; Phong phụ trách maketting, quảng cáo, hỗ trợ kỹ thuật cho người tham gia, lôi kéo người tham gia.
Hà phụ trách đào tạo, tổ chức sự kiện, lôi kéo người tham gia. Hậu phụ trách hậu cần, lôi kéo người tham gia. Hồng phát triển thị trường, lôi kéo người tham gia. Tuyên phát triển thị trường, lôi kéo người tham gia, cụ thể là mảng doanh nghiệp. Tất cả đều thống nhất sẽ lấy 30% tiền của người tham gia để chi phí đi lại, duy trì vận hành hệ thống, trả thưởng… còn lại sẽ chia cho mỗi người tương ứng 10% của 30% tiền của người tham gia, 70% còn lại lấy của người tham gia sau trả gốc, lãi cho người tham gia trước.
Sau khi bàn bạc, thống nhất với những người trên, Vũ Đức Hậu đã chỉ đạo Phương sửa đổi một số nội dung như thay đổi logo nhận diện, sửa đổi một số tính năng, thay đổi website từ RVGtoken.io thành rvgglobal.io và ứng dụng RVGToken thành ROG Global (Ngân hàng số Vương quốc Anh). Trên thực tế, RVG không đăng ký kinh doanh, không có hoạt động gì để phát sinh lợi nhuận mà thực chất là hình thức huy động vốn và trả lãi theo mô hình đa cấp, lấy của người sau trả cho người trước.
Nhóm đối tượng đưa ra mức lãi suất cao từ 8% đến 15%/1 tháng mục đích để đánh vào lòng tham của người tham gia. Đồng thời đưa ra chính sách hoa hồng để chính những người đã tham gia giới thiệu, lôi kéo thêm nhiều người khác. Trở lại trường hợp của nạn nhân Hoa, sau nhận tiền của nạn nhân, Vũ Đức Hậu đã chuyển ETH (tiền ảo) tương ứng 150 triệu đồng vào tài khoản trên ứng dụng RVG của chị Hoa để nạn nhân thấy khoản tiền gửi của mình vẫn còn. Trên thực tế, việc hiển thị chỉ là hình thức, toàn bộ tiền ảo đã chuyển về Vũ Đức Hậu quản lý. Sau khi chị Hoa tham gia, theo thống nhất trước đó, Vũ Đức Hậu đã lấy tiền của chị Hoa, cân đối số tiền và chia cho mọi người. Ngày 20/2/2020, Vũ Đức Hậu đã chuyển tiền cho các đối tượng cùng tham gia…
3 thanh niên lừa đảo lấy mã OTP ngân hàng, chiếm đoạt hơn 500 triệu đồng
Các bị can gọi điện hoặc nhắn tin cho người bị hại xưng là nhân viên công ty tuyển việc làm, yêu cầu họ cung cấp mã OTP rồi xâm nhập trái phép tài khoản ngân hàng của bị hại để lấy tiền.
Viện KSND TP.Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 3 bị can: Nguyễn Ngọc Hải (20 tuổi), Dương Viết Hưng (18 tuổi) và Nguyễn Thanh Phúc (23 tuổi), cùng ngụ H.Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, về tội "sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản", theo quy định tại điều 290 bộ luật Hình sự năm 2015.
Theo cáo trạng, do cần tiền để sử dụng ma túy và chơi game trên mạng, từ cuối tháng 6.2020, Nguyễn Ngọc Hải và Dương Viết Hưng đã nhờ Dương Tuấn Khang hướng dẫn cài ứng dụng Weely trên điện thoại di động của mình, sau đó dùng ứng dụng này tạo đường link có thể thu thập thông tin tài khoản ngân hàng (tên đăng nhập, mật khẩu) của người truy cập vào đường link này, với mục đích chiếm đoạt tài sản.
Thông qua mạng xã hội, Hải mua tài khoản Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) mang tên người khác rồi đăng ký số điện thoại liên kết của Hải để nhận tiền chiếm đoạt được. Hải và Hưng đã lập nhiều tài khoản Facebook cá nhân khác nhau và lập trang "Tuyển nhân viên - CTV - trên toàn quốc" đăng các bài tuyển người làm việc tại nhà, trả lương qua tài khoản ngân hàng.
Nếu ai có nhu cầu xin việc làm, Hải và Hưng sẽ yêu cầu họ phải liên kết tài khoản ngân hàng, tài khoản "Ví Momo" với đường link trên với lý do để trả lương, nhưng thực chất là để chiếm quyền sử dụng tài khoản ngân hàng của những người này.
Cụ thể, Hải hoặc Hưng đăng nhập tài khoản ngân hàng của người bị hại, thực hiện lệnh chuyển tiền từ tài khoản chiếm được đến tài khoản của Hải mở tại BIDV hoặc nạp tiền vào các tài khoản game KingFun qua các tài khoản ngân hàng của Đại lý game King Fun.
Để xâm nhập được vào tài khoản của các bị hại, Hải và Hưng dùng điện thoại gọi hoặc nhắn tin cho người bị hại xưng là nhân viên công ty tuyển việc làm, yêu cầu họ nhập mã OTP vào đường link trên hoặc cung cấp trực tiếp mã OTP để xác nhận liên kết.
Sau khi lấy được mã OTP, Hải và Hưng nhập để hoàn thành việc chiếm đoạt tiền từ tài khoản của những người bị hại rồi thực hiện việc chuyển tiền qua các tài khoản của Hải hoặc của Phúc, sau đó rút tiền rồi cùng nhau tiêu xài.
Với các thủ đoạn nêu trên, từ giữa tháng 6 đến đầu tháng 12.2020, Hưng, Hải và Phúc đã thực hiện 22 vụ, chiếm đoạt tiền của 22 người với tổng số tiền hơn 575 triệu đồng.
Trước khi phát hiện hành vi này, Hải, Hưng và Phúc đều đã từng bị xử phạt hành chính về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
Nhân viên công ty tài chính truy cập trái phép 1.300 lượt thông tin của khách hàng Trong vòng chưa đầy 1 tháng, 5 người ở tỉnh Quảng Nam đã truy cập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông của 1 ngân hàng trên địa bàn tỉnh này để tra cứu 1.300 lượt thông tin của khách hàng. Chiều 1.6, Cơ quan CSĐT Công an TP.Tam Kỳ (Quảng Nam) cho biết đơn vị đã khởi tố vụ án,...