Lập “rào chắn” bệnh mạn tính từ tuyến y tế cơ sở
Các loại bệnh mạn tính không lây đang trở thành gánh nặng gây quá tải cho các tuyến điều trị. Bộ Y tế chủ trương lập “ rào chắn” để ngăn chặn bệnh mạn tính không lây ngay từ tuyến trạm y tế tuyến phường xã.
Đó là nội dung trọng tâm được Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đề cập trong lễ khai mạc khóa đào tạo nâng cao chất lượng chăm sóc quản lý sức khoẻ nhân dân các bệnh mạn tính theo nguyên lý y học gia đình tại trạm y tế xã, phường diễn ra ở TPHCM (ngày 16/7).
Y tế cơ sở sẽ không ngồi chờ người bệnh mà chủ động đến với bệnh nhân
Theo đó, thời gian tới, việc kiểm soát, điều trị, phòng chống các bệnh mạn tính không lây nhiễm như đái tháo đường, bệnh tim mạch, huyết áp, các bệnh hô hấp mạn tính… sẽ do các trạm y tế phường, xã phụ trách. Ngành y tế có nhiều thuận lợi khi hệ thống trạm y tế xã, phường phủ rộng khắp cả nước nhưng thời gian qua chưa tận dụng được nguồn lực này, gây ra tình trạng lãng phí trong khi các bệnh viện tuyến trên ngày càng quá tải. Việc phát triển y tế cơ sở sẽ tạo nên bước ngoặt lớn của ngành y tế.
Video đang HOT
Cùng với việc phát triển y học hiện đại, các trạm y tế xã, phường sẽ chú trọng phát triển y học cổ truyền, xem đây như thế mạnh trong chăm sóc sức khỏe nhân dân. Người đứng đầu ngành y tế kỳ vọng khoảng 10 năm sau, người dân sẽ tin tưởng vào hệ thống y tế cơ sở và đến khám chữa bệnh, tầm soát bệnh tật, theo dõi bệnh tại các trạm y tế phường, xã nhiều hơn.
Để hiện thực hóa chủ trương của ngành y tế, cùng ngày, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch phối hợp với Bệnh viện Quận 2 chính thức triển khai dịch vụ khám chữa bệnh tại nhà (Homecare). Đây là mô hình được học tập từ Phần Lan, Bệnh viện Quận 2 là cơ sở đầu tiên trên cả nước thực hiện thí điểm. Đội ngũ các y bác sĩ của bệnh viện và các phòng khám vệ tinh tại trạm y tế sẽ thực hiện nhiệm vụ cấp cứu, khám bệnh, điều trị tại nhà cho người dân.
BS Trần Văn Khanh, Giám đốc Bệnh viện Quận 2 cho biết: Kiểm soát bệnh mạn tính cho người bệnh, chăm sóc người lớn tuổi, thực hiện kỹ thuật bấm huyệt, vật lý trị liệu phục hồi chức năng… tại nhà là những nhiệm vụ trọng tâm sẽ được triển khai. Người bệnh sẽ được khám và điều trị các bệnh lý thông thường ngay tại nhà nhưng vẫn hưởng bảo hiểm y tế. Không cần đến bệnh viện, không tốn thời gian chờ đợi, không mất chi phí phát sinh, giảm nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện… sẽ giúp người bệnh giảm được khoảng 2/3 chi phí so với đến bệnh viện thăm khám, điều trị.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Góc Tư vấn dinh dưỡng: Dinh dưỡng cho trẻ thừa cân, béo phì
Hỏi: Bé gái 38 tháng tuổi, cao 95 cm, nặng 19 kg có bị béo phì không? Béo phì có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? Chế độ ăn uống của bé như thế nào là phù hợp? (chị Nguyễn Thị Hồng - quận 3, TP.HCM)
Shutterstock
Trả lời: Chào bạn! Bé gái nhà mình hiện tại dư 5 kg cân nặng và thiếu 1,4 cm chiều cao so với chuẩn trung bình theo tuổi. Bé đã bị béo phì. Bạn nên đưa bé đi khám dinh dưỡng để được tư vấn giúp cải thiện tình trạng béo phì của cháu. Béo phì sẽ gây nên nhiều hậu quả xấu cho sức khỏe:
Hậu quả trước mắt: Trẻ dễ mắc bệnh và khi bệnh thường nặng hơn trẻ khác. Trẻ cũng giảm khả năng vận động và phản xạ chậm nên trẻ dễ bị tai nạn, rối loạn giấc ngủ và cơn ngừng thở khi ngủ, tổn thương tâm lý: mặc cảm, kém tự tin, trầm cảm, nguy cơ dậy thì sớm kìm hãm sự tăng trưởng...
Hậu quả lâu dài: Nguy cơ mắc nhiều bệnh mạn tính nguy hiểm như tăng huyết áp, bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch, đái tháo đường type 2, đau xương khớp, biến dạng chân vòng kiềng...
Để khắc phục tình trạng này cần kết hợp dinh dưỡng đúng, tăng cường vận động, cho trẻ ngủ đủ giấc, ngủ sớm trước 10 giờ đêm. Mục tiêu giúp trẻ tăng cân chậm lại hay đứng cân nhưng vẫn phát triển chiều cao theo độ tuổi. Nguyên tắc là giảm cung cấp năng lượng trong chế độ ăn nhưng đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ tăng trưởng và phát triển.
Nên cho trẻ ăn đủ bữa, ăn đủ đạm, ăn cá nhiều hơn thịt, chọn thịt cá nạc, uống đủ lượng sữa (400 - 500 ml/ngày). Nên chọn sữa dành cho trẻ thừa cân béo phì, sữa ít béo không đường hoặc ít đường, ăn nhiều rau, trái cây ít ngọt. Giảm ăn tinh bột (cơm, xôi, bánh mì, mì, nui...), không nên cho trẻ ăn thức ăn ngọt (bánh kẹo, nước ngọt, chè, kem, snack, trái cây ngọt...), thức ăn béo (đồ chiên xào quay, lòng, da, mỡ, thịt mỡ...). Không ăn vặt, không cho ăn sau 20 giờ.
Chúc bé khỏe mạnh và sớm thoát khỏi béo phì.
Theo thanhnien.vn
Những lợi ích không ngờ từ trái đu đủ có thể bạn chưa biết Đu đủ là loại trái cây rẻ nhất trong số các loại trái cây, và có quanh năm. Hãy chọn đu đủ là thực phẩm hằng ngày để có những lợi ích sau, theo boldsky. Shutterstock Cải thiện sức khỏe tiêu hóa Hàm lượng chất xơ cao trong đu đủ làm cho nó trở thành một trong những loại trái cây tốt nhất...