Lắp ổ điện trong nhà đừng bỏ qua vị trí “trọng yếu” này, ghi nhớ kẻo mất công thi công lại
Lắp đặt ổ cắm điện ở những vị trí phù hợp sẽ giúp gia đình bạn trút đi gánh nặng sau này.
Khu vực phòng khách
Hầu hết các thiết bị điện tử gia dụng lớn của ngôi nhà đều tập trung tại phòng khách, nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt đa dạng của các thành viên trong gia đình.
Có thể nói, phòng khách là nơi cần lắp đặt nhiều ổ cắm nhất, ít nhất là 3- 4 ổ cắm cho điều hòa, quạt, ti vi… Trong thời điểm mỗi thành viên đều sở hữu “vật dụng bất ly thân” là chiếc điện thoại thông minh như ngày nay, việc bố trí 2 ổ cắm điện hai bên ghế sofa cũng vô cùng cần thiết.
Phòng khách là nơi cần lắp đặt nhiều ổ cắm do nhu cầu sử dụng lớn của gia đình. (Ảnh minh họa)
Thông thường, các ổ điện sẽ được lắp đặt với độ cao tối thiểu là 0,3m so với mặt sàn. Đối với những gia đình có trẻ nhỏ, bạn cũng có thể lắp đặt cao hơn, cụ thể là cách mặt sàn khoảng 1,5m để đảm bảo an toàn cho các bé.
Khu vực phòng vệ sinh
Ngày nay, ổ điện đã được ưu tiên lắp đặt trong nhà vệ sinh nhiều hơn. Nên có ít nhất 1 ổ cắm bên cạnh gương để sử dụng các thiết bị thông dụng như tông đơ cắt tóc, máy sấy, bàn chải điện thông minh…
Ngoài ra, bạn có thể bố trí thêm các ổ cắm điện khác dựa trên nhu cầu sử dụng thực tế của gia đình như bình nóng lạnh, quạt thông gió, máy giặt, bể sục nước… Tuy nhiên không nên quá nhiều.
Do đặc thù thường xuyên ẩm ướt, khi lắp đặt ổ cắm ở nhà vệ sinh, bạn nên lựa chọn các loại có tính chất chống và chịu nước, lớp chắn bảo vệ ngăn hơi nước.
Các ổ cắm này nên lắp đặt tránh xa bồn tắm, vòi hoa sen với khoảng cách lý tưởng là 3m để đảm bảo an toàn.
Video đang HOT
Một số mẫu ổ cắm chống nước phổ thông (Ảnh minh họa)
Khu vực phòng bếp
Các ổ cắm được ưa chuộng sử dụng trong nhà bếp là những ổ cắm đôi hay các ổ cắm nhiều lỗ, giúp cắm được nhiều thiết bị một lúc.
Những nơi cần bố trí có thể kể đến như bàn bếp, dùng cho các thiết bị phục vụ đun nấu như ấm đun nước, nồi cơm, máy say sinh tố; quanh khu vực bàn ăn, sử dụng khi có bếp từ ăn lẩu, bếp nướng, quạt hay sạc điện thoại…
Tường bếp cũng cần lắp đặt những ổ cắm chạc dẹt thông minh để dùng cho tủ lạnh, tủ đông…tránh gây méo mó phích cắm khi dịch chuyển các thiết bị lớn này.
Các ổ cắm nhiều lỗ được ưa chuộng sử dụng trong nhà bếp vì tính đa năng. (Ảnh minh họa)
Đối với một số thiết bị có công suất lớn trong nhà bếp, thay vì dùng ổ cắm điện truyền thống, nên lựa chọn aptomat. Aptomat sẽ tự động ngắt điện khi xảy ra các sự cố về nguồn điện như điện quá tải, sụt áp, truyền công suất ngược hay ngắn mạch.
Khu vực phòng ngủ
Trong phòng ngủ, vị trí lý tưởng để lắp đặt ổ điện phải kể đến đầu tiên chính là hai bên giường ngủ. Đây là vị trí phù hợp, thuận tiện sử dụng so với tầm với để sạc các thiết bị như điện thoại, máy tính bảng, đèn đọc sách hay tai nghe…
Khu vực bàn làm việc, bàn học cho trẻ nhỏ hay bàn trang điểm nên có ổ cắm đôi chuyên dụng để sạc máy tính hay các loại đèn.
Bên cạnh đó, gia đình nên bố trí thêm các ổ cắm dự phòng trong phòng ngủ để dùng quạt, máy hút bụi, máy sấy trong các trường hợp cần thiết.
Độc lạ bộ sưu tập công tắc điện tái chế từ xương động vật
Bộ sưu tập công tắc đèn từ xương động vật được công bố như một giải pháp sáng tạo mới nhằm giải quyết vấn đề rác thải công nghiệp và hộ gia đình.
Trong bối cảnh mối quan tâm tới môi trường ngày gia tăng, phong cách sống xanh không còn là một khái niệm lạ lẫm. Phong cách sống xanh chú trọng nhiều đến chất liệu và cách bài trí không gian trong ngôi nhà. Vì vậy cho dù là đồ vật gì hay nguồn năng lượng nào, khi sử dụng, bạn cũng cần chú ý đến nguồn gốc của nó. Nguồn gốc chất liệu lành mạnh chính là yếu tố quyết định của sống xanh.
Lấy cảm hứng từ phong cách này, Souhai Ghanmi - một nhà thiết kế nghiệp dư đã cho ra đời bộ sưu tập công tắc đèn và ổ cắm điện được tái chế từ xương bò.
Bộ thiết kế này được mô phỏng theo các bộ phận khác nhau của xương người, bao gồm một ổ cắm được thiết kế giống phần đầu của xương đùi có khả năng xoay 360 độ một cách linh hoạt.
Bộ sưu tập Elos bao gồm các ổ cắm (ở trên), công tắc và cổng sạc USB (Ảnh: Dezeen).
Các công tắc đèn và cổng sạc USB phù hợp được chế tác theo hình dạng của xương đùi cắt ngang nhưng về cơ bản vẫn giống với các thiết kế ổ điện nhựa thường thấy. Chỉ khác, sản phẩm này được làm từ vật liệu hữu cơ.
Bằng cách khai thác các đặc tính tự nhiên của xương như một chất liệu cách điện và cách nhiệt, bộ sưu tập đã sáng tạo một mục đích mới cho loại vật liệu lâu đời này - vốn theo truyền thống chỉ được dùng để chạm khắc vào các công cụ hoặc nung tạo ra đồ sứ trắng.
Các phụ kiện được làm từ bột xương trộn với chất kết dính sinh học (Ảnh: Dezeen).
Nhà thiết kế Ghanmi hy vọng dự án này có thể giúp giảm bớt sự phụ thuộc của con người vào nhựa hóa thạch, đồng thời làm giảm hơn 130 tỷ kg chất thải xương do các lò mổ thải ra mỗi năm.
"Xương động vật ngày nay không có giá trị thương mại nhưng trong quá khứ đã được sử dụng để sản xuất các vật dụng trong nhà. Xương tương đương với nhựa, và ngày nay nhựa là một trong những vật liệu chính gây ra các vấn đề sinh thái. Do đó, tôi đã nảy ra suy nghĩ sử dụng loại vật liệu nguyên thủy này cho bộ sưu tập mới của mình", ông nói.
Điện thoại có thể nằm trên tấm đế nhô ra của cổng USB trong khi sạc (Ảnh: Dezeen).
Ông Ghanmi đã nảy ra ý tưởng cho bộ sưu tập này sau khi về quê thăm cha ở vùng nông thôn Tunisia trong lễ hội Hồi giáo Eid al-Adha. Lễ hội này là nguồn cảm hứng trực tiếp giúp Ghanmi nghĩ ra bộ sưu tập ổ điện sau này.
"Chú tôi từng tái sử dụng xương sau lễ hội để làm cán dao. Cũng nhờ đó, tôi càng thấy tò mò với thứ trước đây bị coi như đồ bỏ", ông nói.
Các ổ cắm có thể xoay để bảo vệ cáp khỏi hao mòn (Ảnh: Dezeen).
Canada và Mỹ - hai quốc gia có lượng tiêu thụ thịt lớn nhất thế giới - mỗi năm các trang trại và lò giết mổ tạo ra hơn 31 triệu tấn phụ phẩm động vật. Tuy nhiên, theo thống kê, con người không thể tiêu thụ hết toàn bộ, chỉ hơn một nửa - khoảng 16 triệu tấn sẽ được chế biến thành các sản phẩm hữu ích bởi các công ty kết xuất. Tại đây, xương được làm sạch, sấy khô và nghiền nhỏ để làm chất đốt, phân bón, thức ăn gia súc và gelatin. Một phần còn lại sẽ bị đưa vào các bãi chôn lấp hoặc thiêu hủy, quá trình này khiến giải phóng khí nhà kính trong quá trình phân hủy hoặc đốt cháy.
Ghanmi đã tìm nguồn bột xương cho bộ sưu tập Elos của mình từ một trong những nhà máy kết xuất như trên và trộn hỗn hợp bột này với chất kết dính sinh học.
Ban đầu, ông đã thử nghiệm nhiều chất kết dính khác nhau bao gồm chất kết dính sinh học và các loại keo làm từ dây thần kinh bò và collagen xương .
"Vì tôi hiện đang nghiên cứu để có thể phát triển sản phẩm, nên tôi e rằng mình không thể chia sẻ chi tiết cụ thể về quá trình sản xuất," ông nói và cho biết: "Tuy nhiên, mục đích là vật liệu chỉ sử dụng xương nhắm tới mục tiêu bền vững là nó bền và có thể tái chế".
Công tắc đèn được mô phỏng theo hình xương đùi cắt ngang (Ảnh: Dezeen).
Tấm đế nhô ra cũng có thể hoạt động như một cuộn cáp (Ảnh: Dezeen).
Ông Ghanmi cũng cho hay xương động vật đã được chứng nhận về độ an toàn và hiệu suất, có thể thay thế các thành phần nhựa trong chiếu sáng và thiết bị điện tử, điều này sẽ giúp thúc đẩy nhu cầu đối với các sản phẩm phụ từ động vật và tạo ra động lực tài chính.
Cùng với quá trình chuyển hóa áp dụng nông nghiệp tái sinh nói riêng và giảm sản lượng thịt nói chung, bộ sưu tập bóng đèn góp phần tạo ra một phương thức chăn nuôi có trách nhiệm hơn.
Tư vấn thiết kế nhà ống có diện tích 40m với tổng chi phí 150 triệu đồng Diện tích mảnh đất của bạn không quá nhỏ lại khá vuông vức nên việc tư vấn thiết kế ngôi nhà thoáng đãng, tiện nghi theo đúng nhu cầu sử dụng gia đình là điều không khó. Tôi có căn nhà phố với diện tích xây dựng là 5x8m. Nhà phố vừa xây xong với cách bố trí đơn giản gồm khu vực...