Lập hơn 13.000 bệnh án “ma”, 3 sếp bệnh viện hầu tòa
Giám đốc bệnh viện thông đồng cùng hai trưởng phòng lập khống hơn 13.000 hồ sơ bệnh án, gây thiệt hại hơn 27,8 tỉ đồng.
Sáng 28-3, TAND TP HCM đưa ra xét xử vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” đối với 3 bị cáo Trương Anh Kiệt (nguyên Giám đốc), Phạm Văn Sửu (nguyên Trưởng Phòng Tài chính kế toán tổng hợp), Trương Bích Nguyệt (nguyên Trưởng Phòng Tài chính kế hoạch tổng hợp) của Bệnh viện Đa khoa Bưu điện TP HCM, trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT.
Theo cáo trạng, Bệnh viện Đa khoa Bưu điện TP HCM có chức năng khám, chữa bệnh, điều dưỡng phục hồi chức năng cho cán bộ, nhân viên VNPT ở 32 tỉnh, thành phía Nam; được VNPT hỗ trợ kinh phí.
Các bị cáo tại tòa
Từ năm 2009 – 2011, giám đốc bệnh viện Trương Anh Kiệt chỉ đạo Trương Bích Nguyệt và Phạm Văn Sửu, lập ra 13.077 hồ sơ bệnh án điều dưỡng, điều trị nội trú “ma” nhằm quyết toán khống hơn 22 tỉ đồng; đồng thời kê thêm hơn 5,7 tỉ đồng kinh phí hỗ trợ cho hoạt động điều dưỡng, điều trị nội trú. Tổng số tiền quyết toán khống của bệnh viện với VNPT gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 27,8 tỉ đồng.
Tháng 12-2014, qua thanh tra, VNPT có quyết định thu hồi toàn bộ số tiền quyết toán trái quy định, kết quả thu về hơn 24,1 tỉ đồng.
Chiều 28-3, phiên tòa tiếp tục phần tranh luận.
Tin – ảnh: H.Nhung
Video đang HOT
Theo_Người lao động
Nguyên TGĐ GPbank bị bắt: Hành trình thăng tiến trong thương vụ hơn 5.500 tỷ đồng
Quá trình điều tra mở rộng vụ án gây thiệt hại 5.500 tỷ đồng tại ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí toàn cầu, Cơ quan Cảnh sát điều tra tiến hành bắt giữ cựu Tổng giám đốc để phục vụ điều tra.
Cựu Tổng giám đốc ngân hàng bị bắt
Theo nguồn tin của PV, C46 bộ Công an vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Phạm Quyết Thắng (43 tuổi, nguyên Tổng giám đốc GPbank) để điều tra về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Bị khởi tố cùng tội danh với ông Thắng có ông Nguyễn Anh Dung (39 tuổi, nguyên kế toán trưởng GPbank), Nguyễn Ngọc Nam (giám đốc Công ty TNHH&CN Sao Bắc), Hoàng Công Hợp (chủ tịch HĐQT công ty CP đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng Thành Trung).
Gần một năm trước, khi vụ án được khởi tố, nguyên Chủ tịch và Phó Chủ tịch của GPbank là Tạ Bá Long, Đoàn Văn An đã bị bắt đầu tiên.
Theo điều tra của cơ quan công an, để có tiền trả nợ trái phiếu cho công ty Tài chính cổ phần Điện Lực (EVN FC), giữa năm 2011, ông Long, An đã bàn bạc về việc để Long đại diện GPbank ký thỏa thuận đặt cọc mua 58% tòa nhà Capital Tower với ông Hợp và hợp đồng hợp tác đầu tư dự án Trung tâm thương mại văn phòng và nhà ở An Khánh Sao Bắc GPbank với Nguyễn Ngọc Nam.
Đối tượng Long, An chỉ đạo Thắng và một thuộc cấp ký chứng từ, làm thủ tục rút 3.900 tỷ đồng của GPbank để chuyển vào tài khoản cho công ty Thành Trung và Sao Bắc, sau đó tiền được dùng để trả nợ trái phiếu.
Hiện số tiền không có khả năng thu hồi. Cơ quan điều tra cho rằng, hành vi của các đối tượng đã vi phạm khoản 3 Điều 7 Luật Kế toán năm 2003, Điều 140, Luật các tổ chức tín dụng và Quy định của GPbank trong đầu tư bất động sản.
Hành vi này đủ yếu tố cấu thành tội cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Ông Phạm Quyết Thắng (43 tuổi, nguyên Tổng giám đốc GPbank) bị khởi tố để điều tra về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế.
Cơ quan điều tra cũng xác định các đối tượng trên đã gây thiệt hại cho ngân hàng hơn 5.500 tỷ đồng, trong đó, tiền gốc là 3.900 tỷ, lãi 1.600 tỷ. Đối tượng Long, An là chủ mưu, những người còn lại là đồng phạm giúp sức.
Đầy "bí kíp" nhưng vẫn ngã ngựa
Theo thông tin PV nắm được, với bằng thạc sĩ kinh doanh cộng với kinh nghiệm 20 năm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng, Phạm Quyết Thắng từng được nhiều ngân hàng lớn "săn đón" để chèo lái doanh nghiệp của mình. Ông Thắng đã từng giữ nhiều vị trí cốt cán tại VPbank và GPbank.
Trước khi giữ chiếc ghế cao nhất trong ban điều hành của GPbank, ông Thắng từng có thời gian dài làm việc tại VPbank. Năm 2009, ông giữ chức Giám đốc chi nhánh VPbank Đông Đô.
Ông Thắng bắt đầu sự nghiệp tại GPbank vào tháng 5/2009 với chức danh Phó tổng giám đốc. Thời điểm này, GPbank đang rúng động với sự kiện 2 nguyên Phó tổng giám đốc Vũ Ngọc Toàn, Đỗ Như Phụng bị bắt để điều tra vụ án tiếp tay cho đối tác lợi dụng việc kinh doanh bất động sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Khi đó, ông Nguyễn Hữu Thủy, vốn là Phó tổng Giám đốc ngân hàng Vietinbank được điều về làm Tổng giám đốc GPbank. Sau đó, ông Thủy được điều chuyển công tác và ông Thắng trở thành người thay thế cho ông Thủy, chính thức tiếp quản chiếc ghế Tổng giám đốc GPbank.
Khi đó, ông Thủy chuyển về Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia để đảm nhiệm cương vị Trưởng ban Giám sát Tập đoàn Tài chính, trước khi trở thành lãnh đạo của VAMC.
Trong thời gian làm việc tại GPbank, ông Thắng cùng ngân hàng này đã có nhiều thành tích đáng nể như đạt giải thưởng Thương hiệu nổi tiếng quốc gia năm 2010. Tháng 12/2010, ngân hàng này cũng tăng vốn điều lệ lên trên 3.000 tỷ đồng theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Tuy nhiên cũng trong thời điểm này, ông Long, An và các đối tượng nêu trên đã có hành vi vi phạm pháp luật. Vào thời điểm đó hành vi vi phạm chưa bị lộ vì được các đối tượng thực hiện rất tinh vi.
Khi thanh tra của Ngân hàng Nhà nước vào cuộc năm 2012 đã phát hiện ngân hàng này tiềm ẩn nhiều rủi ro trong hoạt động, kết quả kinh doanh thua lỗ, âm vốn chủ sở hữu và quản trị, điều hành ngân hàng kém hiệu quả...
Thời điểm năm 2014, xu hướng mua bán và sát nhập các ngân hàng diễn ra "nóng" . Một tập đoàn tài chính của Singapore đã được Ngân hàng Nhà nước cho phép tiếp cận GPbank để mua lại 100% cổ phần của ngân hàng này. Tuy nhiên thương vụ thất bại do phía GPbank không đồng ý mức giá mà đơn vị của Singapore đưa ra.
Sự việc kéo dài đến cuối năm 2014, khi GPbank có báo cáo tài chính xấu khi âm vốn chủ sở hữu hơn 9.000 tỉ đồng (trong khi vốn điều lệ chỉ 3.000 tỉ đồng), nợ xấu tới 45%. Ngân hàng Nhà nước vào cuộc, GPbank bị mua lại với giá 0 đồng.
Một lãnh đạo ngân hàng Công Thương Việt Nam được điều chuyển sang thay thế ông Thắng từ tháng 7/2015.
Chân dung người chủ mưu Theo điều tra, ông Tạ Bá Long (SN 1955, nguyên Chủ tịch HĐQT ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu (GPbank) được xác định có vai trò chủ mưu trong vụ án trên. Trước đó, ngày 26/5/2015, Ngân hàng Nhà nước có thông báo về việc đình chỉ quyền và nghĩa vụ đối với cả ông Tạ Bá Long và ông Đoàn Văn An ở GPbank. Ngoài hai ông này, còn có bà Tạ Thu Thủy, thành viên HĐQT cũng bị đình chỉ quyền và nghĩa vụ. Được biết, ông Tạ Bá Long là Tiến sĩ khoa học, từng là Chủ tịch của GPbank từ 2002 đến tháng 6/2015 - khi bị Ngân hàng Nhà nước đình chỉ quyền và nghĩa vụ tại GPbank. Theo bản cáo bạch phát hành năm 2010 thì ông Tạ Bá Long sở hữu 4,9% vốn của GPbank tại thời điểm năm 2010 với 9,8 triệu cổ phần. Ngoài ra trong thời điểm trên, ông Tạ Bá Long còn là thành viên HĐQT công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính Công đoàn Dầu khí (PVFI). Theo giới thiệu của công ty này thì với bề dày kinh nghiệm và thâm niên trong lĩnh vực tài chính tiền tệ và tài chính ngân hàng, ông Long đã có nhiều đóng góp quan trọng trong công ty. Theo tài liệu, PVFI là đơn vị duy nhất đại diện cho CBNV của tập đoàn Dầu khí (PVN) thực hiện đầu tư vào các dự án, các công ty cổ phần; đại diện quản lý phần vốn góp của Cán bộ CBNV tập đoàn tại các công ty cổ phần/dự án; đồng thời thực hiện đầu tư tài chính, cung cấp các loại hình dịch vụ liên quan đến doanh nghiệp và phát triển kinh doanh. Song song với đó, doanh nhân Tạ Bá Long còn là chủ tịch HĐQT của công ty Cổ phần Du lịch Thương mại và Đầu tư Thủ Đô - đơn vị sở hữu tòa nhà Capital Tower số 109 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.
N.P.V
Theo_Người Đưa Tin
Xử lý như thế nào về vụ sà lan đâm sập cầu Ghềnh? Liên quan đến vụ việc sà lan đâm sập cầu Ghềnh vào 10 giờ sáng ngày 20/3, chia sẻ với VnMedia, luật sư Nguyễn Anh Thơm, Trưởng Văn phòng Luật sư Nguyễn Anh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội trong vụ việc này cần xem xét ở nhiều góc độ. Vào khoảng 10h sáng ngày 20/3/2016, chiếc sà lan do lưu thông trên...