Lão nông vô tình đào được vật lạ, hàng đêm phát ra tiếng khóc làm cả nhà sợ hãi
Vật thể lạ có hình con rồng cứ nửa đêm lại phát ra tiếng động lạ giống như tiếng khóc thê lương nơi rừng sâu hoang dã, khiến vợ chồng lão nông mất ngủ vì sợ hãi.
Vào mùa thu năm 1965, người nông dân tên Bùi Sơn (Pei Shan) tại tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc đã cuốc những viên gạch xanh từ bức tường thành cổ gần nhà về xây chuồng lợn. Ông bỗng giật mình khi cuốc phải một miếng kim loại.
Người đàn ông cảm thấy rất kì lạ, dùng tay bới từ từ. Ngay sau đó, một vật thể bằng kim loại giống hình con rồng hiện ngay trước mặt.
Âm thanh phát ra giống như tiếng khóc thê lương nơi rừng sâu hoang dã (Nguồn Sohu)
Ông Bùi lặng lẽ mang vật kỳ này này về nhà, lấy khăn lau sạch, rồi treo ở cửa sổ. Ông đã làm việc vất vả một ngày trời nên cảm thấy rất mệt, ăn cơm xong lên giường chìm vào giấc ngủ say.
Nửa đêm, ông bị đánh thức bởi âm thanh lạ trong phòng. Sau khi kiểm tra khắp nhà, ông phát hiện ra thứ âm thanh kỳ lạ đó phát ra từ con rồng đào được lúc chiều. Ông lấy hết dũng khí lại gần đó nghe, âm thanh ngày một lớn hơn, có tính tuần hoàn, từ nhỏ đến to, giống như tiếng khóc thê lương nơi rừng sâu hoang dã.
Video đang HOT
Mặc dù, nổi danh khắp làng là người gan dạ, nhưng lúc này ông cũng lạnh tóc gáy, toát mồ hôi hột. Ông tự nghĩ thầm: “Ôi mẹ ơi, chả lẽ thần rồng hiển linh rồi sao, có phải do mình mang nó về nhà nên nó đang tức giận?”.
Nhưng kì lạ thay, vào khoảng 5h sáng ngày hôm sau, con rồng đó không còn phát ra tiếng kêu kì lạ nữa. Tình trạng này cứ tiếp tục xảy ra vào những ngày sau đó khiến gia đình lão nông vô cùng hoang mang, lo sợ.
Sau đó, ông Bùi quyết định giao con rồng cho các chuyên gia thuộc Cục Di tích văn hóa thành phố Cáp Nhĩ Tân để họ tìm hiểu.
Sau khi nghiên cứu, các chuyên gia giải thích, vật thể hình rồng nhỏ này có tên là Đồng Tọa Long. Nó có tạo hình phần thân là rồng, nhưng phần đầu lại hơi giống sư tử, phần miệng giống chim ưng.
Trên thân Đồng Tọa Long là các lỗ nhỏ được bố trí hết sức tinh tế, chỉ cần có cơn gió nhỏ thổi qua những lỗ nhỏ đó là sẽ phát ra tiếng kêu. Còn về vấn đề khi trời sáng tiếng kêu biến mất, các chuyên gia cho rằng bởi vì đêm yên tĩnh nên có thể nghe rõ tiếng kêu, ban ngày có nhiều tạp âm nên tiếng kêu không rõ, không nghe thấy được.
Hiện Đồng Tọa Long trở thành cổ vật văn hóa hạng nhất quốc gia, được đưa vào bảo tàng di tích văn hóa ở Hắc Long Giang bảo quản và lưu giữ.
Đang câu cá, người đàn ông hoang mang khi kéo lên một 'con rồng' không mắt
Vừa thu cần câu, người đàn ông và nhóm bạn của mình vô cùng hoang mang khi thấy hình dạng của 'con rồng' này.
Một người đàn ông đi cùng nhóm bạn câu cá ở một con sông thuộc Vườn quốc gia Kakadu, Úc thì bất ngờ kéo lên một "con rồng". Sinh vật này tuy chỉ dài khoảng 15 cm nhưng vẻ ngoài vô cùng đặc biệt của nó khiến ai nấy nhìn thấy đều hoang mang.
"Con rồng" không có mắt, toàn thân có màu nâu tím, hàm răng vô cùng sắc nhọn và cái đuôi rất giống với đuôi rồng. Dù xét theo chiều dài và màu sắc thì nó khá giống một con lươn nhưng trên thực tế những ngư dân lâu năm cũng không biết nó thuộc giống gì.
Nhóm câu cá bất ngờ kéo lên con sinh vật giống với một "con rồng". (Ảnh: Newsweek)
"Con cá có màu nâu tím" - Angler Tee Hokin, người tìm ra con cá cho biết. "Cái đầu của nó cũng quái dị, nhưng kỳ lạ hơn cả là thân của nó chẳng cựa quậy gì, giống như đang ngủ vậy. Đây là lần đầu tiên tôi thấy một sinh vật như vậy."
Họ đã chụp lại ảnh của "con rồng" bí ẩn. Con vật này bám rất chắc vào mồi câu, đến mức Hokin phải dùng kìm để cạy và giải thoát cho nó. Sau đó, nhóm đi câu đã đem bức hình tới nhờ Michael Hammer - một chuyên gia quản lý mục cá tại Bảo tàng Nghệ thuật vùng Bắc Territory để nhờ xác định danh tính.
Sau khi chuyên gia xem bức ảnh đã kết luận "con rồng" này thực chất là một con cá bống giun. (Ảnh: Newsweek)
Hóa ra, "con rồng" kỳ lạ đó là một cá bống giun, tên tiếng Anh là Worm Goby (pháp danh khoa học là Taenioides cirratus). Chúng là một loài cá thường được tìm thấy ở vùng duyên hải Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương.
Cá bống giun là một trong những loài vật mà con người hiếm khi bắt gặp. Theo những ghi chép khoa học, cá bống giun thường ăn các loài giáp xác và các loài cá nhỏ hơn. Tuy nhiên, các thông tin như khả năng sinh sản, môi trường sống và một số tập tính bên lề thì không nhiều.
Cá bống giun là một trong những loài vật mà con người hiếm khi bắt gặp. (Ảnh: Newsweek)
Cá bống giun thường sống ẩn trong lớp bùn dưới đáy sông. Do sống trong môi trường thiếu ánh sáng nên mắt của chúng rất nhỏ, thậm chí là tiêu biến. Hàm răng của chúng sắc nhọn và chĩa ra ngoài để không vuột mất con mồi khi khả năng nhìn bị hạn chế..
Chiều dài tối đa của cá bống giun là 30cm. Dù sống dưới đáy bùn nhưng khi bị bắt lên cạn thì chúng vẫn có thể sống sót trong một thời gian dài nhờ lấy không khí qua một bộ phận hô hấp nằm trong mang.
Dù có vẻ ngoài khá đáng sợ, nhưng cá bống giun không gây nguy hiểm cho con người. Răng của chúng rất nhỏ, lại giòn và dễ gãy nên trong trường hợp bị cắn thì cũng không có gì đáng ngại.
Cậu học sinh nhặt được chiếc lá, chuyên gia khảo cổ tuyên bố 'Đây là bảo vật vô giá' Chạy lên núi nhặt củi khô, cậu học sinh cấp 2 nhặt được chiếc lá kỳ lạ khiến các chuyên gia khảo cổ vô cùng bất ngờ. Nhặt được vật tưởng như tầm thường nhưng hóa ra lại là bảo vật vô giá. Đây là câu chuyện có thật tỉnh Hắc Long Giang (Trung Quốc). Theo đó, vào năm 1958, tại huyện Nhiêu...