Lào Cai: Mô hình trường học bán trú ở Sa Pa được lòng dân, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Sa Pa ( Lào Cai) là thị xã vùng cao, giao thông đi lại khó khăn, nhất là vào mùa mưa. Trước đây, tình trạng học sinh bỏ học, đi học không chuyên cần diễn ra phổ biến.
Từ khi thực hiện mô hình trường học bán trú, các em được chăm lo từ bữa ăn, giấc ngủ, tỷ lệ học sinh chuyên cần đến lớp đã được nâng lên rõ rệt, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng cao, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Kiểm tra thực phẩm trước khi nhập kho trường Tả Van
Theo ông Nguyễn Trường Chinh, Trưởng phòng GD&ĐT thị xã Sa Pa cho biết: Mô hình trường học bán trú ở vùng cao đã thực sự được lòng dân và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của thị xã. Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường cấp tiểu học đạt 100%, cấp trung học cơ sở đạt 97%, tỷ lệ chuyên cần đạt 98%. Đặc biệt, đối với học sinh ở bán trú, bên cạnh học văn hóa, các hoạt động trồng cây, tăng gia sản xuất, các em được rèn luyện thêm kỹ năng sống và tự biết chăm sóc bản thân mình hơn khi sống xa nhà.
Cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) Tiểu học và THCS Tả Van (xã Tả Van, TX Sa Pa) luôn thực hiện tốt công tác chăm lo cho học sinh bán trú. Trường thực hiện tốt các chế độ chính sách của thầy cô và học sinh, tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên yên tâm công tác và học tập, rèn luyện trong môi trường giáo dục tốt nhất.
Thầy giáo Trần Đình Hiệu, Hiệu trưởng chia sẻ.Năm học 2021 – 2022, nhà trường có 1030 học sinh (HS). Thực hiện Nghị định 116/2016/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách hỗ trợ đối với học sinh bán trú, trường có 341 học sinh được hưởng chế độ. Nằm trên địa bàn xã đặc biệt khó khăn của huyện thị xã Sa Pa, với 70% học sinh là con em dân tộc thiểu số, việc duy trì đủ số học sinh đến lớp luôn là vấn đề nan giải vì địa bàn rộng, chia cắt, giao thông đi lại khó khăn.
Nhiều học sinh vì hoàn cảnh gia đình, điều kiện học tập thiếu thốn, đường đến trường xa nên thường bỏ học giữa chừng. Từ khi trường chuyển sang mô hình bán trú, việc duy trì đủ số học sinh đến lớp học của trường đã có nhiều chuyển biến tích cực. Sau mỗi buổi tan học, học sinh không phải quay về bản như trước đây mà được bố trí nơi ăn, chốn ở ngay tại trường; các bậc phụ huynh cũng yên tâm gửi gắm con em mình.
Video đang HOT
Giờ hoạt động giữa giờ của học sinh trường PTDTBT tiểu học và THCS Tả Van
Để thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ của Nhà nước với học sinh bán trú, ngay từ đầu năm học, Ban Giám hiệu đã tham mưu cho UBND xã về việc triển khai chế độ chính sách hỗ trợ cho học sinh, phối hợp tuyên truyền tới các ngành, đoàn thể, thôn, bản và các bậc phụ huynh trên địa bàn. Trường tham mưu cho UBND xã thành lập Hội đồng tuyển sinh và xét duyệt các chế độ hỗ trợ cho học học sinh theo từng năm học, được thực hiện đúng đối tượng theo quy định.
Nhiều năm nay, nhà trường tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh, với 3 bữa trên ngày, định mức ăn đối với học sinh Tiểu học là 23.636 đồng/ngày/HS, còn học sinh THCS là 20.000 đồng/ngày/HS; hàng tháng, mỗi học sinh được hỗ trợ 15 kg gạo.
Ban Giám hiệu nhà trường đặc biệt quan tâm đến công tác vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như chất lượng bữa ăn cho các em. Nhà trường lựa chọn đơn vị cung ứng thực phẩm có uy tín nằm trong chuỗi cúng ứng thực phẩm trên địa bàn thị xã Sa Pa và ký cam kết trách nhiệm, đồng thời lưu mẫu thức ăn theo quy định. Thực đơn, thực phẩm được thay đổi theo ngày, niêm yết công khai.
Bảng công khai tài chính của trường Tiều học Hàm Rồng
Để đảm bảo chất lượng bữa ăn cho các em, nhà trường đã phân công cán bộ, giáo viên hàng ngày giám sát nguồn thực phẩm đầu vào và quá trình chế biến thức ăn. Nhà trường thường xuyên phối hợp với UBND xã, trạm y tế xã kiểm tra chất lượng thực phẩm của đơn vị cung ứng và giám sát bữa cơm hàng ngày của HS để bữa ăn của các em luôn đảm bảo an toàn thực phẩm và đầy đủ dinh dưỡng.
Đến thăm trường Trường tiểu học Hàm Rồng thuộc phường Hàm Rồng vào đúng giờ ăn cơm bán trú của các em học sinh, chúng tôi thấy được chất lượng bữa ăn rất phong phú có rau, thịt, trứng. Năm học này, trường có 94 học sinh thuộc tổ 1, 2, 3 đây là các tổ thuộc diện đặc biệt khó khăn, các cháu ở đây được hưởng chế độ theo Nghị định 116 của Chính phủ. Tuy là không phải trường dân tộc bán trú nhưng mọi hoạt động ở đây luôn được các thầy cô đặc biệt quan tâm, chính vì thế việc duy trì số học sinh đến lớp của nhà trường luôn gần 99%.
Bữa ăn của học sinh trường TH Hàm Rồng
Việc chi trả chế độ cho HS trong trường hợp các em nghỉ học, không ăn cơm tại trường được thực hiện công khai, minh bạch, đúng quy định. Hàng ngày, giáo viên chủ nhiệm các lớp sẽ chấm công, tổng hợp theo từng tuần, tháng. Kết thúc năm học sẽ chi trả cho phụ huynh học sinh theo bảng chấm công của giáo viên chủ nhiệm các lớp.
Nhờ thực hiện tốt các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với HS bán trú nên những năm học gần đây, công tác duy trì sĩ số của nhà trường luôn được đảm bảo, các em yên tâm học tập, rèn luyện, tạo nền tảng để nhà trường từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Lào Cai: Chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số tiếp tục có nhiều chuyển biến rõ nét và toàn diện
Cùng với việc triển khai quy hoạch mạng lưới các trường học vùng cao, xóa điểm trường, gộp điểm trường, đưa học sinh ở điểm trường về trường chính, tỉnh Lào Cai đã thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ của Trung ương và của địa phương, nhờ đó hệ thống giáo dục vùng dân tộc của tỉnh Lào Cai đã phát triển mạnh mẽ, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Cơ sở vật chất phục vụ phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai ngày càng được hoàn thiện theo hướng kiên cố hóa và hiện đại hóa. Ảnh: Bích Nguyên
Hiện nay, toàn tỉnh Lào Cai có 9 trường phổ thông dân tộc (PTDT) nội trú, trong đó có 1 trường PTDT nội trú tỉnh, 8/8 trường PTDT nội trú huyện, thị xã được nâng cấp thành trường PTDT nội trú trung học cơ sở và trung học phổ thông. Có 5/9 trường PTDT nội trú đạt chuẩn quốc gia.
Hệ thống giáo dục dân tộc còn có 134 trường PTDT bán trú, trong đó 70/134 trường PTDTBT đạt chuẩn quốc gia, đạt 52,23%.
Theo Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai, hệ thống các trường PTDT nội trú đã thực sự trở thành trường nòng cốt phát triển giáo dục vùng cao. Công tác giáo dục dân tộc có nhiều chuyển biến tích cực, rõ nét, nhất là công tác quản lý nội trú, bán trú đã đi vào nền nếp theo mô hình "bán trú tự quản" và hoạt động "một ngày bán trú"...
Bên cạnh đó, cơ sở vật chất trường, lớp học được tăng cường đầu tư theo hướng chuẩn hóa, kiên cố hóa, hiện đại hóa. Thực hiện Chính sách đầu tư xây dựng phòng học (xóa phòng học tạm) theo Kế hoạch số 313/KH-UBND ngày 28/11/2018 của UBND tỉnh Lào Cai, hiện, tỷ lệ phòng học kiên cố của địa phương này đạt 74,5%.
Lào Cai là một trong các tỉnh có tỷ lệ phòng học/lớp học cao (đạt gần 1 phòng/1 lớp học, toàn quốc trung bình 0,83 phòng học/lớp), cơ bản đảm bảo học 2 buổi/ngày.
Hiện, Sở Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp với các sở, ngành có liên quan tổng hợp rà soát nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở vật chất lượng lớp học giai đoạn 2021- 2025; nhu cầu đầu tư cơ sở vật chất cho các trường phổ thông dân tộc nội trú thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 để tiếp tục báo cáo UBND tỉnh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Tỉnh Lào Cai cũng thực hiện hiệu quả các chính sách liên quan đến giáo dục dân tộc. Trong đó, thực hiện chính sách về miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh con hộ nghèo, cận nghèo, có 6.965 học sinh được hưởng thụ. Cụ thể, 620 học sinh được miễn học phí; 6.345 học sinh được giảm học phí; 530 học sinh được hỗ trợ chi phí học tập với tổng kinh phí hỗ trợ là hơn 262 triệu đồng.
Về chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường PTDT bán trú theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ng y 18/7/2016 của Chính phủ, có 5.583 học sinh được hỗ trợ tiền ăn; 1.429 học sinh được hỗ trợ tiền ở; 37.152 học sinh được hỗ trợ gạo.
Ngoài ra, có 109 học sinh được hưởng thụ chính sách cho học sinh dân tộc thiểu số rất ít người theo Nghị định số 57/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ.
Nhờ thực hiện tốt các chính sách giáo dục, chất lượng và hiệu quả giáo dục dân tộc tiếp tục có nhiều chuyển biến rõ nét và toàn diện, vững chắc ở tất cả các cấp học. Trong đó, ông tác phổ cập giáo dục tiếp tục được đẩy mạnh, duy trì vững chắc ở 100% xã, phường, thị trấn, nâng tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15-60 từ 90,3 lên 95,2%.
Nhiều học sinh dân tộc thiểu số đã đạt thành tích trong các cuộc thi học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh. Đặc biệt, năm học 2020-2021, 2 học sinh người Dao trường PTDT bán trú tiểu học và trung học cơ sở A Mú Sung, huyện Bát Xát đoạt giải Đặc biệt trong cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc. Đây là lần đầu tiên học sinh Lào Cai đoạt giải này.
Lào Cai dồn lực cho giáo dục vùng cao Tại các huyện vùng cao Lào Cai, thời điểm này, bên cạnh hỗ trợ đồng bào gặp khó do thiên tai bão lũ, dịch COVID-19 phức tạp, tỉnh còn ban hành một số chính sách hỗ trợ ngành Giáo dục cùng chính quyền địa phương từng bước tháo gỡ khó khăn, vận động các gia đình đưa học sinh đến trường đảm bảo...