Lào Cai: Giáo viên tự tin sau tập huấn, bồi dưỡng CTGDPT 2018
Để chuẩn bị cho việc triển khai CTGDPT mới cấp TH năm 2019, đồng thời tăng cường năng lực của đội ngũ GV, CBQLGD đáp ứng yêu cầu thực hiện CTGDPT mới, Phòng GD&ĐT Bảo Thắng ( Lào Cai) đã tổ chức khóa tập huấn 4 ngày cho 100% CBQL, tổ trưởng chuyên môn, GV dạy lớp 1 và GV môn chuyên biệt…
Tăng cường năng lực cho đội ngũ GV, CBQL qua tập huấn
Trong suốt thời gian tập huấn, với phương pháp tập huấn linh hoạt, tổ chức lớp học đa dạng, đội ngũ giảng viên cấp của tỉnh và chuyên gia cấp Bộ đã giúp các học viên đạt nhiều kết quả.
Trước hết, học viên đã được tiếp cận và thẩm thấu những điểm căn bản, cốt lõi, có giá trị tinh tuy nhất về mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức đánh giá kết quả giáo dục theo CTGDPT mới và đặc biệt là lớp 1.
Thêm tự tin với dạy học theo CTGDPT mới qua khóa tập huấn
Cùng đó được phân tích điểm mới của CTGDPT 2018, thấy được rõ ràng điểm kế thừa và tính phát triển hợp lí của chương trình, đảm bảo xây dựng một chân dung người học toàn diện trong xã hội hiện đại.
Mặt khác, GV có kế hoạch tự bồi dưỡng năng lực dạy học thông qua thị phạm trực tiếp một bài học cụ thể của chuyên gia tập huấn, qua địa chỉ tham khảo thông tin trên mạng được thầy cô chỉ dẫn.
CBQL, tổ trưởng chuyên môn được định hướng chiến lược tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn trong nhà trường.
Video đang HOT
Đặc biệt khóa tập huấn đã tăng cường chiến lược trong hoạt động chỉ đạo, điều hành của phòng GD&ĐT trong lộ trình thực hiện CTGDPT mới tại huyện Bảo Thắng.
Cô Trịnh Sao Mai – Trường TH số 2 Xuân Quang (Bảo Thắng – Lào Cai) cho biết: Đổi mới là điều hợp lí và cần thiết trong xã hội hiện nay. Tôi tâm đắc với những nội dung đổi mới sách lớp 1 lần này và ấn tượng với bài học Tiếng Việt được cô giáo Thạch Thị Lan Anh trực tiếp minh họa. Các bài học đều diễn ra tự nhiên, vui tươi qua các trò chơi chắc chắn sẽ giúp HS yêu thích và phát triển tối đa các năng lực và phẩm chất cần thiết.
Thêm vững vàng với kiến thức, phương pháp từ khóa bồi dưỡng.
Cô Nguyễn Thanh Hà, GV trường TH số 1 thị trấn Phố Lu cũng cho rằng: Đợt tập huấn chuyên sâu giúp “vỡ” ra tất cả những gì mơ hồ bấy lâu nay. Mỗi thao tác, việc làm được thầy cô phân tích trong tiết học đều có dấu ấn của năng lực, phẩm chất. Chương trình mới và bộ sách được giới thiệu nhẹ nhàng, nội dung phù hợp với đối tượng học sinh lớp 1…
Theo đánh giá chung, đợt tập huấn chuyên sâu đã tác động sâu sắc đến nhận thức, thái độ và định hướng được kế hoạch thực hiện cho GV, CBQL cấp trường cũng như Phòng giáo dục trong bước đi kế tiếp. Đợt tập huấn cũng giúp ngành GD&ĐT huyện Bảo Thắng (Lào Cai) sẵn sàng đón chương trình lớp 1 mới đi vào triển khai ở năm học 2019-2020.
Đức Trí
Theo Giáo dục thời đại
Đưa SGK lớp 1 mới vào giảng dạy, giáo viên sẽ phải học trước tiên
Các thầy cô giáo sẽ phải đầu tư rất nhiều thời gian, công sức và thay đổi cả bản thân mình để phù hợp với chương trình mới.
Các thầy cô giáo khối 1 đều chuẩn bị sẵn tâm lý cho một mùa Hè không nghỉ trước năm học 2020-2021, để đưa sách giáo khoa mới vào giảng dạy. Đến nay, khi chưa được cầm sách trên tay, khi mới được tập huấn sơ bộ về tổng thể chương trình phổ thông mới và điểm mới trong chương trình, nhiều thầy cô có cảm giác khá "mông lung". Chính các thầy cô sẽ phải học chương trình mới trước khi đứng trên bục giảng để truyền đạt cho các học trò nhỏ của mình.
Sách giáo khoa lớp 1 mới sẽ được đưa vào chương trình học năm 2020-2021. (Ảnh minh họa)
"Chúng tôi sẽ phải học chương trình mới trước học sinh"
Với hơn 10 năm dạy khối 1, cô giáo Khánh Linh (Hà Nội) chia sẻ, với các thầy cô, khó khăn lớn nhất là chưa được tiếp cận sách giáo khoa trong khi chương trình mới sẽ triển khai vào năm học tới. Nhưng điều này sẽ được giải quyết qua các đợt tập huấn.
"Chúng tôi tập huấn chưa được nhiều vì chưa có sách trên tay, nên Hè năm tới chúng tôi sẽ tham gia tập huấn cụ thể hơn. Chúng tôi đã được tập huấn về các môn cơ bản Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và Đạo đức, theo tổng thể và nắm bắt các điểm mới của chương trình", cô Linh cho biết.
Theo cô Linh, trong chương trình mới, học sinh tham gia nhiều hoạt động và phần trải nghiệm trong tiết học được tăng cường nhiều hơn. Các tiết học được thiết kế thêm phần khởi động đầu tiết học, để học sinh hào hứng hơn. "Là giáo viên, chúng tôi bám sát chỉ đạo của nhà trường và phòng giáo dục.
Với cá nhân tôi, tôi thấy đổi mới là hợp lý và cần thiết. Các bạn học sinh hiện nay cũng rất thông minh, khả năng phản biện rất tốt nên chương trình mới rất thích hợp. Và khi triển khai chương trình mới thì mới có thể đánh giá chính xác qua thực tiễn dạy và học", cô Linh cho biết.
Cùng quan điểm này, nhiều giáo viên có thâm niên dạy khối 1 cũng cho rằng, việc tăng cường trải nghiệm và liên hệ thực tế của cho học sinh là điểm mới rất hay, để các con có thể bộc khả năng của mình và có thêm cơ hội trình bày ý kiến của bản thân.
Cô giáo Phan Thương (Hà Nội) chia sẻ: "Tâm lý chung của giáo viên chúng tôi cho rằng, xã hội phát triển thì chương trình phải đi theo. Phải thay đổi, vì đến năm 2020 rồi học sinh phải học những kiến thức mới thay cho những kiến thức đã không còn phù hợp. Tôi mong rằng chương trình sẽ giảm tải cho các con, vì chương trình hiện tại quá nặng. Đi học tập huấn, tôi thấy có giảm tải từ các kiến thức và nội dung của từng bài. Ví dụ như môn Toán, tôi thấy có giảm tải tương đối nhiều cho học sinh. Khi mình ốp các con thì các cũng phải theo, nhưng từ mẫu giáo lên tiểu học, nhiều bạn vẫn chưa bắt kịp nên sẽ khó khăn cho các con".
Theo cô Thương, khi được tập huấn kỹ càng, tiếp cận sách mới các thầy cô mới "vỡ ra được". Bởi thực tế, bước vào một cái gì mới cũng đều có những khó khăn ban đầu, các thầy cô giáo sẽ phải đầu tư rất nhiều về thời gian, công sức và thay đổi cả bản thân mình để phù hợp với chương trình.
Đổi mới là cần thiết?
Thực tế, nếu giáo dục không thực sự chuyển mình, không đổi mới theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất, thì không chuẩn bị kịp cho đất nước hội nhập và phát triển, thì toàn dân tộc sẽ bị tụt hậu rất xa.
Hiện nay, mức độ và điều kiện quan tâm của xã hội với giáo dục rất lớn và trực tiếp. Không chỉ là quan tâm thường trực của ông bà cha mẹ, của toàn xã hội, mà với sự bùng nổ của các phương tiện truyền thông và công nghệ cao. Tất cả việc học hành của con cái đều xuất hiện trên mạng. Do vậy, những yếu tố này làm cho đổi mới giáo dục ở trong môi trường rất thuận lợi, nhưng cũng cực kỳ khó khăn. Giáo dục một đứa trẻ không phải việc riêng của hệ thống giáo dục, của thầy cô mà còn của gia đình, nhà trường và xã hội.
Không như ở mẫu giáo, các bé vào lớp 1 sẽ bắt đầu học thực sự.
Chị Thùy Linh (Nam Định) có con gái vào học lớp 1 năm học tới chia sẻ, thông tin về chương trình mới chị được biết qua báo đài, truyền thông. Chị Linh mong rằng chương trình lớp 1 mới sẽ phù hợp hơn, dễ thích nghi hơn cho học sinh.
"Con tôi vào lớp 1 cùng với chương trình SGK mới luôn, nên tôi cũng không quá lo ngại. Tôi chỉ sợ các con đang học dở dang chương trình lại thay đổi thì mới khó cho các con. Tôi đã chuẩn bị tâm lý cho con từ bây giờ để từ mẫu giáo quen ăn quen chơi lên học lớp 1. Vấn đề tôi quan tâm nữa là kinh tế tài chính, khi nhiều khoản cho con đi học rất tốn kém, dễ gây bức xúc cho phụ huynh", chị Linh nói.
Đổi mới giáo dục, đặc biệt là chương trình phổ thông mới triển khai cùng lúc 5 bộ SGK lớp 1 từ năm học 2020-2021 đang nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Đây bước khởi đầu trên chặng đường dài đổi mới giáo dục. Các chuyên gia trong ngành nói rằng: "Chúng ta phải cần thời gian để cây trồng đâm hoa kết trái" và lần cải cách giáo dục này là sự vào cuộc của toàn Đảng, toàn dân, toàn hệ thống chính trị một cách bài bản.
Tuy nhiên, nếu thực hiện đổi mới mà không công khai, minh bạch, không khoa học, không đáp ứng được mong đợi của xã hội thì xã hội sẽ gây mất lòng tin. Khi đó, không có lòng tin, không có sự đồng thuận của xã hội không ai có thể triển khai được chương trình đổi mới SGK, cũng như đổi mới giáo dục nói chung./.
Theo VOV
Cho học sinh nghỉ 4 kỳ 1 năm: Ý tưởng hay nhưng cần thận trọng Các chuyên gia giáo dục cho rằng, đề xuất cho học sinh nghỉ 4 kỳ/năm là ý tưởng hay phù hợp với chương trình GDPT mới, nhưng cần đánh giá thận trọng. Trong cuộc họp của Ban chỉ đạo công tác phòng chống dịch Covid-19 ngày 14/2, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề nghị Sở GD-ĐT đề xuất Bộ...