Lào Cai “giải mã” khó khăn trong hướng nghiệp, phân luồng học sinh
Sau 3 năm triển khai Đề án “ Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông” giai đoạn 2018 – 2020 tại Lào Cai đã ghi nhận những kết quả và chỉ ra khó khăn cần tháo gỡ.
Nhiều Trường THPT tại Lào Cai đã triển khai hướng nghiệp hiệu quả cho HS theo nhiều hình thức.
Nhân lực tăng nhanh về chất và lượng
Theo đánh giá của ông Đỗ Minh Tâm – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Lào Cai, 3 năm triển khai Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông” (Đề án 522) thì nguồn nhân lực của Lào Cai tăng nhanh về số lượng, đa dạng cơ cấu và cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh.
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) được mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng theo hướng xã hội hóa. Đã sắp xếp, kiện toàn trung tâm GDNN và trung tâm GDTX cấp huyện; sáp nhập các trường CĐ Cộng đồng, Trung học Y tế vào Trường Cao đẳng Lào Cai.
Mặt khác, chất lượng GDNN đã chú trọng nâng cao, trong đó ưu tiên đào tạo cho các đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo…; tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2020 chiếm 65%, trong đó, đào tạo nghề chiếm 56,89%; cơ cấu lao động chuyển dịch mạnh từ khu vực nông nghiệp nông thôn sang thương mại, dịch vụ, công nghiệp.
Đáng chú ý, năm 2020 HS tốt nghiệp THCS tỉnh Lào Cai học tiếp các sơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp; HS tốt nghiệp THPT đi học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ cao đẳng chuyển biến tích cực.
Đẩy mạnh hướng nghiệp, phân luồng trong trường phổ thông (Ảnh minh họa)
Cụ thể: tỷ lệ HS tốt nghiệp THCS năm 2020 là 11.970 em thì số HS vào học lớp 10 trường THPT chiếm 65,7%; vào học trung tâm GDNN-GDTX là 8,77% (trong đó vừa học THPT và học TC nghề 7,1%); vào học trường Cao đẳng Lào Cai là 6,28%; học trung cấp tại các trường nghề khác 3,48%; không học tiếp, lao động trực tiếp chỉ chiếm 12,85%…
Số lượng, tỷ lệ HS tốt nghiệp THPT năm 2020 là 6.286 em thì có 32,44% học ĐH; CĐ chiếm 15,65%; đi học ở các trường TCCN và học nghề 19,93%; HS đi Du học 0,45%; không học tiếp, tham gia lao động trực tiếp 25,96%…
Gỡ rào cản trong hướng nghiệp, phân luồng
Cũng như nhiều địa phương khác, Lào Cai khi bước vào triển khai Đề án hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh phổ thông có những thuận lợi để tạo nên hiệu quả.
Cụ thể như hướng nghiệp, phân luồng HS đã có sự quan tâm của các cấp chính quyền; sự chủ động vào cuộc của các trường THCS, THPT; hoạt động giáo dục hướng nghiệp, phân luồng được xem trọng…
CBQL, GV phụ trách công tác tư vấn giáo dục hướng nghiệp, phân luồng HS đã được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về giáo dục hướng nghiệp, quản lí và chỉ đạo hướng nghiệp
Video đang HOT
Đáng nói, một số trường dạy nghề đã trực tiếp phối hợp với các trường THPT tổ chức công tác giáo dục hướng nghiệp, tổ chức dạy nghề cho HS có nhu cầu, học xong có thể bố trí được việc làm.
Đặc biệt các cơ sở đào tạo nghề và các doanh nghiệp sử dụng lao động tại Lào Cai đã có mối liên kết liên thông giữa đào tạo và sử dụng lao động. Tỉnh đã có kế hoạch chiến lược ngắn hạn, dài hạn về nguồn nhân lực để định hướng cho phát triển kinh tế, xã hội…
Tuy nhiên, thực tế triển khai hướng nghiệp, định hướng phân luồng HS phổ thông tại Lào Cai cũng cho thấy còn một số tồn tại, khó khăn phải tháo gỡ thời gian tới.
Phó giám đốc Sở GD&ĐT Lào Cai chỉ ra nguyên nhân: Hướng nghiệp chưa thực sự được quan tâm đúng mức, sự tham gia của nhiều ngành nên thiếu thông tin toàn diện về kinh tế xã hội để HS xem xét lựa chọn.
Nguồn nhân lực tại Lào Cai tăng cả về lượng và chất (ảnh minh họa)
Dự báo về nhu cầu nguồn nhân lực trên thị trường lao động còn chung chung; nhiều HS và cha mẹ HS chưa xác định đúng mục đích lựa chọn nghề nghiệp, chọn nghề còn phiến diện, tâm lý chọn nghề của HS mang tính may rủi, thiếu thông tin;
Vẫn còn tình trạng HS chọn nghề theo sự áp đặt của người lớn, theo thời thượng; chọn nghề để làm thầy phải học đại học, chọn các nghề nổi tiếng, nghề dễ kiếm tiền,… không biết có phù hợp với năng lực, hứng thú, điều kiện bản thân hay nhu cầu việc làm sau khi ra trường hay không.
Về phía GV giảng dạy công tác giáo dục hướng nghiệp cho HS thì cơ bản là GV kiêm nhiệm chưa có nhiều hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực ngành nghề để tư vấn đầy đủ cho HS.
Phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp, phân luồng HS chưa phong phú và thiếu sáng tạo. HS ít được trải nghiệm tham gia vào các hoạt động nghề định hướng trong tương lai…
Để tiếp tục triển khai Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông” giai đoạn 2021- 2025, ngành GD&ĐT Lào Cai đã kiến nghị chính phủ bổ sung chỉ tiêu tuyển GV chuyên trách về giáo dục hướng nghiệp, phân luồng HS;
Tiếp tục tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn GV làm công tác kiêm nhiệm về giáo dục hướng nghiệp, phân luồng HS.
Hơn thế cần hình thành hệ thống quản lý dữ liệu về nhân lực cấp quốc gia quản lý đồng bộ để các địa phương cùng xây dựng, theo dõi, quản lý phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
Thường xuyên tổ chức hội chợ nghề nghiệp, giới thiệu việc làm… để những sinh viên đã có bằng cấp, đã qua đào tạo nghề có cơ hội xin được việc làm…
Chủ động sách giáo khoa cho học sinh vùng khó
Trước thềm năm học mới, việc chuẩn bị SGK đã được các địa phương, ngành GD, nhà trường nỗ lực để HS không phải học "chay"; điều này đặc biệt ý nghĩa trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp..
Đảm bảo SGK cho HS vùng khó trước thềm năm học mới. Ảnh: Đức Trí
Ban ngành, cá nhân cùng vào cuộc
Ông Bùi Văn Tiến - Trưởng phòng GD&ĐT Bắc Hà (Lào Cai) bày tỏ: Việc đảm bảo SGK cho HS năm học mới đặc biệt với HS khối 1, 2, 6 bước vào thay sách không đáng lo ngại
Bởi số HS thuộc diện khó khăn đã được hưởng chế độ cấp phát SGK miễn phí của Chính phủ. Còn HS thuộc diện "thoát" nghèo nhưng vẫn khó lại được hưởng chế độ hỗ trợ của UBND Tỉnh Lào Cai. Như vậy gần 100% HS đều nhận được hỗ trợ SGK đầu năm học mới.
Với số HS ở thị trấn, gia đình cán bộ công chức, có thu nhập... thì việc mua 1 bộ SGK hơn 200 nghìn đồng hoàn toàn nằm trong khả năng. Và thực tế, nhiều năm nay, HS huyện Bắc Hà không còn tình trạng thiếu SGK.
Tuy nhiên, ông Tiến cho biết vẫn chỉ đạo các nhà trường chuẩn bị sẵn một số lượng SGK cũ bằng cách xã hội hóa từ phụ huynh, thầy cô; sử dụng lại SGK còn tốt từ tủ sách dùng chung trong các nhà trường... để hỗ trợ cho HS khi cần.
"Bằng nhiều cách Bắc Hà sẽ cố gắng cao nhất để tất cả HS khi bước vào năm học mới có đủ SGK, đảm bảo cho quá trình dạy học hiệu quả. Năm nay, ngành tiếp tục quan tâm tới HS khối 1, 2,6 học theo CTGDPT 2018 có đủ SGK cần thiết ..." - ông Bùi Văn Tiến trao đổi.
HS vùng cao Bắc Hà (Lào Cai) không còn tình trạng thieus SGK. Ảnh: Đức Trí
Trường PTDTBT TH xã Mậu Long (Yên Minh - Hà Giang) có gần 40% HS thuộc diện được cấp phát miễn phí SGK song vẫn còn 60% HS thuộc diện khó khăn phải tự mua sách cũng cần được hỗ trợ.
Thầy Phạm Văn Tường, Hiệu trưởng chia sẻ: Nhà trường đã lập danh sách 60% số HS thuộc diện cần hỗ trợ SGK gửi về Phòng GD&ĐT Yên Minh. Song việc hỗ trợ hoàn toàn cho số HS này khó khả thi bởi ngân sách có hạn mà nhiều trường có HS thuộc diện cần hỗ trợ.
Để HS không học "chay" và tình trạng thiếu SGK làm ảnh hưởng tới dạy và học của HS, GV trường đã lên phương án hỗ trợ số HS thuộc diện khó khăn nhưng không nằm trong diện được cấp SGK miễn phí (đặc biệt HS khối 1, 2).
Một mặt, trường sẽ tính toán sát sao những đầu sách, thiết bị học tập cần thiết, bắt buộc để tư vấn cho phụ huynh mua ở mức thấp nhất. Cùng đó, ứng trước kinh phí đặt mua SGK theo đăng ký của phụ huynh rồi thu về dần trong suốt năm học.
Với trường hợp gia đình HS có hoàn cảnh quá khó khăn, không có khả năng chi trả trường dùng khoản kinh phí tiết kiệm từ các hoạt động giáo dục trong năm để hỗ trợ hoàn toàn.
Trường Tiểu học Trung Lý 1 (Mường Lát - Thanh Hóa) cũng nằm ở vùng đặc biệt khó khăn với 100% HS người dân tộc, phụ huynh đa phần làm nương rãy... tuy nhiên nhiều năm nay nhà trường đều có phương án để mọi HS có đủ SGK.
Thầy Lê Quang Tùng - Hiệu trưởng cho biết: Để chuẩn bị SGK cho năm học 2021-2022, trường đã lập danh sách HS khối 2 gửi lên phòng GD&ĐT xin hỗ trợ. HS các khối tiếp tục dùng sách năm học trước còn tốt và đã được bổ sung.
Với 60% HS thuộc diện hộ nghèo được cấp kinh phí học tập thì sẽ trích ra mua sắm. 40% HS không được hỗ trợ, sẽ huy động kinh phí từ nhà trường, xã, các mạnh thường quân.
Để khắc phục việc đổi 1 số đầu SGK lớp 1 năm trước (Toán, Tiếng Việt, Đạo đức), năm nay chọn lại không dạy tiếp, trường đang cố gắng huy động xã hội hóa để mua đủ các đầu sách này. Với các môn có thể dùng chung SGK nhà trường tận dụng 2-3HS/cuốn. Đảm bảo đủ SGK với môn vận động ngoài trời để GV tổ chức dạy học hiệu quả.
SGK và đồ dùng học tập được các trường vùng khó đặc biệt quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ HS.
Thực tế ghi nhận từ những trường vùng khó cho thấy, quá trình thay SGK mới, BGH các trường đã chủ động, xác định được giải pháp hỗ trợ HS trong việc mua sắm SGK và đồ dùng học tập theo nhiều cách khác nhau để đảm bảo HS có sách, không HS nào phải học "chay".
Hơn thế, việc xã hội hóa từ các nguồn khác nhau (cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân, giáo viên...) để trang cấp SGK cho HS được các nhà trường đẩy mạnh. Không chỉ Ban giám hiệu mà đội ngũ GV trong quá trình nghỉ hè rất tích cực vận động, huy động SGK cũ, kinh phí mua SGK mới cho HS.
Thầy Phạm Văn Mạnh - GV Trường Tiểu học Trung Lý 1 chia sẻ: Bên cạnh sự hỗ trợ của nhà trường, GV về nghỉ hè đều có ý thức xin SGK cũ còn sử dụng được để hỗ trợ HS. HS đủ SGK thì việc dạy và học của thầy và trò mới đạt hiệu quả. Hỗ trợ SGK cho học trò vừa là tình cảm vừa là trách nhiệm của người thầy.
Tiếp bước học sinh tới trường
PGS.TS Nguyễn Văn Tùng - Phó Tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) cho biết: Để khắc phục khó khăn do đại dịch Covid-19, trên 18.000 bộ SGK đã được trao tặng đến tay HS.
NXBGDVN trao tặng 800 bộ SGK lớp 1, lớp 2, lớp 6 cho HS có hoàn cảnh khó khăn của tỉnh Hưng Yên
Đây là hoạt động từ thiện xã hội nằm trong khuôn khổ của Chương trình 50.000 bộ SGK "Cùng tiếp bước em đến trường" do NXBGDVN tổ chức thực hiện trong năm học 2021 - 2022.
Hơn 50.000 bộ SGK lớp 1, 2, 6 tương đương trị giá trên 10 tỷ đồng sẽ được trao cho HS có hoàn cảnh khó khăn, HS là con em thương binh, liệt sĩ trên cả nước.
Năm nay, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, việc vận chuyển sách đến các tỉnh/thành gặp nhiều khó khăn nhưng ngay từ 5/2021, NXBGDVN đã chủ động làm việc với Sở GD&ĐT các địa phương, tổng hợp số lượng HS có hoàn cảnh khó khăn để gửi tặng SGK đến các em.
Tính đến giữa tháng 7/2021, Chương trình "Cùng tiếp bước em đến trường" của NXBGDVN đã trao tặng 18.150 bộ SGK đến 23 tỉnh/thành: Bắc Kạn, Điện Biên, Hà Giang, Hải Phòng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Hưng Yên, Lào Cai, Lai Châu, Quảng Nam, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Thuận, Ninh Thuận, Long An, Đak Nông, Lâm Đồng, Vĩnh Long...
Trong thời gian tới, NXBGDVN tiếp tục phối hợp với các địa phương còn lại để trao tặng toàn bộ số sách tới các em HS có hoàn cảnh khó khăn trước khi năm học mới bắt đầu.
Ngành Giáo dục triển khai thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.
Thay vì bám nương rẫy, "có chữ, có nghề, đời con bớt khổ" Ước mơ kiếm cái chữ, cái nghề để thoát nghèo, ngày càng nhiều các bạn trẻ dân tộc thiểu số ở miền núi Lào Cai hăng hái rời bản xuống thành phố đi học nghề. Thay vì ở nhà bám nương bám rẫy, những năm gần đây tỉ lệ các thanh niên dân tộc thiểu số đi học nghề đã tăng đều qua...