Lào Cai: Đưa công tác quản trị trường học vào chiều sâu
Phòng GD&ĐT thành phố Lào Cai (Lào Cai) vừa tổ chức Hội nghị Quản trị trường học năm học 2022-2023.
Hội nghị nhận được sự quan tâm của đông đảo lãnh đạo các nhà trường.
Dự hội nghị có bà Trần Thị Thùy Dung, Trưởng Phòng GD&ĐT thành phố, ông Bùi Ngọc Minh, Phó trưởng Phòng GD&ĐT; hiệu trưởng, kế toán các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Lào Cai.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, bà Trần Thị Thùy Dung, Trưởng Phòng GD&ĐT ghi nhận, biểu dương công tác quản trị trường học năm học 2021-2022 và đánh giá công tác này đã đi vào chiều sâu. Điều đó thể hiện rõ trong các nhà trường đó là sự chủ động, sáng tạo, chịu trách nhiệm và tự chủ cao…
Đồng thời nêu rõ tầm quan trọng của công tác quản trị trường học trước bối cảnh giáo dục hiện đại là chiến lược quan trọng của ngành GD&ĐT thành phố. Thực hiện tốt việc quản trị trường học sẽ giúp các cơ sở giáo dục có thể điều hành, quản lý nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm phù hợp trong bối cảnh hiện nay.
Bà Trần Thị Thùy Dung đã trực tiếp triển khai các nội dung quan trọng trong công tác quản trị trường học như: quản lý các khoản thu, chi hỗ trợ hoạt động giáo dục theo nghị quyết 11/2022/HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai về Quy định khoản thu, mức thu và cơ chế quản lý thu, chi các dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo đối với cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Lào Cai;
Video đang HOT
Nêu bật vai trò của truyền thông trong thời đại số hóa; việc phân công nhiệm vụ gắn với từng vị trí việc làm, phù hợp với năng lực của mỗi cá thể trong các nhà trường; công tác tạo động lực cho đội ngũ; chú ý quan tâm chăm lo đến đời sống, vật chất, tinh thần, tình cảm và tạo điều kiện tốt nhất để giáo viên thể hiện năng lực, hoàn thành nhiệm vụ; quan tâm giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho học sinh…
Ông Bùi Ngọc Minh, Phó Trưởng phòng GD&DT cũng hướng dẫn các nhà trường xây dựng Kế hoạch giáo dục phù hợp với từng đơn vị, sát với thực tiễn, lựa chọn các nội dung, nhiệm vụ trọng tâm, căn cốt đồng thời tìm các giải pháp phù hợp để thực hiện hiệu quả. Khuyến khích các nhà trường chủ động, sáng tạo trong phát triển chương trình dạy và học nhằm thực hiện hiệu quả chương trình GDPT 2018.
Bên cạnh đó, từng cán bộ, chuyên viên Phòng GD&ĐT đã triển khai, hướng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn năm học 2022-2023; Tham dự Hội nghị, các đại biểu đã tích cực tham gia đóng góp ý kiến, đề xuất, kiến nghị các nội dung liên quan đến quản lý cơ sở giáo dục.
Phòng GD&ĐT đã tiếp thu ý kiến đóng góp, giải đáp thắc mắc và đặc biệt đã có những chỉ đạo mang tính định hướng kịp thời, sâu sát đến việc điều hành các đơn vị sao cho phù hợp với đặc thù tình hình phát triển kinh tế địa phương. Chính vì vậy đòi hỏi cao công tác quản trị trường học thật hài hòa, để bộ máy các nhà trường có thể vận hành, duy trì một cách tốt đẹp nhằm hướng đến một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại…
Hội nghị Quản trị trường học năm học 2022-2023 của ngành GD&ĐT thành phố Lào Cai được tổ chức hết sức ý nghĩa, thiết thực trong bối cảnh toàn ngành GD&ĐT đang đổi mới và bước sang năm thứ 3 triển khai CT GDPT 2018.
Khuyến khích các trường thực hiện xã hội hóa trong dạy tiếng Anh
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành văn bản 4088/BGDĐT-GDTH về hướng dẫn triển khai nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2022-2023.
Trong đó có yêu cầu một số nhiệm vụ cụ thể, điểm nhấn là thực hiện chương trình giáo dục phổ thông năm 2018; tổ chức học tiếng Anh...
Ảnh minh họa.
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo cơ sở giáo dục tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường, lên kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục và kế hoạch theo quy định đảm bảo cuối năm học, học sinh phải đạt được yêu cầu cần đạt.
Khi xây dựng kế hoạch năm học 2022- 2023 cần lưu ý việc củng cố, bổ sung những nội dung có liên quan ở lớp học dưới, những kiến thức, kỹ năng còn hạn chế do thực hiện tinh giản nội dung của năm học trước do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid- 19.
Các cơ sở thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới với lớp 1, 2, 3 theo văn bản hướng dẫn chuyên môn về giáo dục tiểu học đã được Bộ ban hành; đảm bảo tỉ lệ 1 phòng học/lớp, cơ sở vật chất, sĩ số học sinh/lớp theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học; có đủ thiết bị dạy học tối thiểu, đảm bảo tỉ lệ 1,5 giáo viên/lớp và cơ cấu giáo viên để dạy đủ các môn học và hoạt động giáo dục.
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở tăng cường cho giáo viên, học sinh học tiếng Anh qua truyền hình và các phương tiện truyền thông phù hợp
Thực hiện dạy học các môn và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học tự chọn theo chương trình mới; tổ chức các hoạt động giáo dục đáp ứng nhu cầu, sở thích, năng khiếu của học sinh; các hoạt động tìm hiểu tự nhiên, xã hội, văn hóa, lịch sử truyền thống của địa phương.
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở tổ chức học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học; đối với các cơ sở chưa đủ điều kiện tổ chức học 2 buổi/ngày, trên cơ sở dạy học đúng, đủ nội dung và thời lượng các môn học bắt buộc theo quy định, cơ sở giáo dục chủ động xác định nội dung, lựa chọn hình thức tổ chức, phân bổ thời lượng phù hợp cho môn tự chọn, hoạt động củng cố và hoạt động giáo dục khác.
Xây dựng kế hoạch tổ chức bán trú có nội dung, hình thức phù hợp với điều kiện thực tế trên cơ sở thống nhất, tự nguyện của học sinh và cha mẹ học sinh; tổ chức các hoạt động cho học sinh sau giờ học chính thức trong ngày là hoạt động theo nhu cầu, sở thích của học sinh.
Bộ đề nghị tiếp tục triển khai chương trình môn tiếng Anh tự chọn; tổ chức học tiếng Anh, Tin học bắt buộc cho học sinh lớp 3; khuyến khích các cơ sở giáo dục thực hiện xã hội hóa theo tinh thần tự nguyện trong dạy tiếng Anh để tăng cường thời lượng môn học này; dạy tiếng Anh qua các chủ đề môn Toán-Khoa học, dạy một số môn bằng tiếng Anh; tăng cường cho giáo viên, học sinh học tiếng Anh qua truyền hình và các phương tiện truyền thông phù hợp.
Các cơ sở chú trọng dạy học nội dung giáo dục địa phương, triển khai giáo dục Stem; nâng cao hiệu quả, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và phương pháp, hình thức đánh giá học sinh.
Giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc theo quy định của Luật Giáo dục 2019, vì vậy khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại mạng lưới trường, lớp tiểu học cần phải gắn với nâng cao chất lượng giáo dục, bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục, phù hợp tâm sinh lí lứa tuổi học sinh và nhu cầu, điều kiện thực tế của mỗi địa phương. Khi thực hiện quy hoạch, dồn ghép trường lớp cần ưu tiên thực hiện dồn ghép các trường tiểu học có quy mô nhỏ với nhau đảm bảo thực hiện đúng quy định của Điều lệ; có thể bố trí điểm trường để tạo điều kiện thuận lợi cho người học; có thể thành lập các trường tiểu học liên xã, liên phường, không thành lập trường liên cấp mầm non-tiểu học.
Đối với các trường liên cấp Tiểu học - Trung học cơ sở, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu đảm bảo quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường phổ thông có nhiều cấp học, trong đó đặc biệt quan tâm đến khối phòng học tập, khối phụ trợ cần bố trí thành phân khu riêng biệt cho từng cấp học; trong đó các phòng học bộ môn cần được bố trí riêng biệt cho các cấp học, ngoại trừ các phòng có thể dùng chung cho một số môn học.
Ninh Bình: Triển khai tư vấn nghề nghiệp, việc làm trong các cơ sở giáo dục UBND tỉnh Ninh Bình đã xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh. Theo đó nhiệm vụ công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm được đặt ra cụ thể với từng cấp học. Định hướng nghề nghiệp đối với...