Lãnh đạo Triều Tiên họp bàn chiến lược ngoại giao và quốc phòng
Nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un đã tham dự lễ khai mạc cuộc họp toàn thể mở rộng lần thứ 8 của Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên (WPK) để quyết định chiến lược ngoại giao và quốc phòng của đất nước trong bối cảnh “tình hình quốc tế thay đổi”, truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên tham dự cuộc họp mở rộng ngày 16/6. Ảnh KCNA/Reuters.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 17/6 đưa tin, ông Kim Jong-un đã tham gia cuộc họp toàn thể mở rộng khai mạc vào ngày 16/6.
KCNA cho biết, cuộc họp được tổ chức trong vài ngày, thảo luận về “vấn đề chiến lược ngoại giao và quốc phòng để đối phó với tình hình quốc tế đang thay đổi”, cũng như xem xét hoạt động kinh tế trong nửa đầu năm nay.
Theo hãng tin Yonhap của Hàn Quốc, cuộc họp được triệu tập khi Triều Tiên tìm cách tăng cường quan hệ với Nga và Trung Quốc trong bối cảnh “sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa Trung-Mỹ và cuộc chiến Nga-Ukraine”.
Trước đó, nhiều hãng tin của Hàn Quốc và Nhật Bản đưa tin, Triều Tiên đã bắn hai tên lửa tầm ngắn ngoài khơi bờ biển phía đông của nước này hôm 15/6, chưa đầy một giờ sau khi Bình Nhưỡng đưa ra cảnh báo về phản ứng “không thể tránh khỏi” đối với các cuộc tập trận quân sự được tổ chức trước đó trong ngày bởi quân đội Hàn Quốc và Mỹ.
Triều Tiên từ lâu đã khẳng định rằng các cuộc tập trận như vậy đe dọa an ninh của nước này và được tiến hành để chuẩn bị cho một cuộc xâm lược lãnh thổ có thể xảy ra vào một ngày nào đó.
Video đang HOT
Yonhap ngày 16/6 cũng đưa tin về sự xuất hiện của một tàu ngầm tên lửa dẫn đường chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSGN) của Mỹ tại một căn cứ hải quân ở Busan trên bờ biển phía Đông Nam của đất nước.
Sự xuất hiện của tàu SSGN USS Michigan nặng 18.000 tấn đánh dấu lần đầu tiên sau 6 năm, một tàu ngầm Mỹ cùng loại cập cảng Hàn Quốc, diễn ra trong bối cảnh Triều Tiên ngày càng gia tăng cảnh báo và phóng thử tên lửa để đáp trả việc Seoul tăng cường hợp tác quân sự với Washington.
Các loại vũ khí mà Triều Tiên thử nghiệm trong năm nay bao gồm: tên lửa đạn đạo liên lục địa nhiên liệu rắn mới và nhiều loại vũ khí tầm ngắn khác.
Các chuyên gia cho rằng, việc thúc đẩy vũ khí mạnh mẽ của ông Kim Jong-un đã gây thêm căng thẳng cho nền kinh tế đang gặp khó khăn của Triều Tiên, vốn bị tê liệt vì các lệnh trừng phạt liên quan đến chương trình vũ khí hạt nhân và việc đóng cửa biên giới vì đại dịch COVID-19 làm giảm thương mại với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên.
Vụ phóng tên lửa hôm 15/6 là hoạt động liên quan đến tên lửa đầu tiên của Triều Tiên kể từ ngày 31/5, khi một tên lửa tầm xa mang theo vệ tinh do thám đầu tiên của nước này bị rơi ngoài khơi bờ biển phía Tây của bán đảo Triều Tiên.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngày 16/6 ra thông báo rằng, các đội tìm kiếm quân sự nước này đã trục vớt những gì họ tin là một phần của tên lửa Triều Tiên bị rơi. Các mảnh vỡ đã được phân tích bởi quân đội Mỹ và Hàn Quốc. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã công bố những bức ảnh chụp ống trụ kim loại màu trắng mà một số chuyên gia cho rằng có thể là thùng nhiên liệu của tên lửa.
Đức công bố chiến lược an ninh, nhắm vào Trung Quốc và Nga
Trong chiến lược an ninh quốc gia đầu tiên, Đức gọi Trung Quốc là 'đối tác' vừa là 'đối thủ' mang tham vọng định hình lại trật tự thế giới, đồng thời cho rằng Nga là mối đe dọa lớn nhất đối với châu Âu.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz phát biểu tại cuộc họp báo ở Berlin ngày 14-6 - Ảnh: AFP
Tại buổi công bố ngày 14-6, chính quyền Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói rằng Trung Quốc đang gia tăng sức ép lên an ninh quốc tế và sự ổn định khu vực.
Theo ông Scholz, chiến lược an ninh quốc gia tuân theo nguyên tắc "an ninh tích hợp", bao gồm cả quốc phòng, ngoại giao, phát triển và khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng.
Giảm rủi ro với Trung Quốc
"Trung Quốc đang cố gắng bằng nhiều cách khác nhau để sắp xếp lại trật tự thế giới dựa trên luật lệ hiện tại, đang khẳng định vị trí thống trị khu vực với sức mạnh hơn bao giờ hết, hành động hết lần này đến lần khác đi ngược lại lợi ích và giá trị của chúng ta", bản chiến lược dài 76 trang nhấn mạnh.
Chiến lược gọi Trung Quốc là "đối tác, đối thủ cạnh tranh và đối thủ có hệ thống", trong đó yếu tố cạnh tranh và đối đầu ngày càng tăng trong những năm gần đây. Dù vậy, Berlin cũng coi gã khổng lồ châu Á là một đối tác không thể thiếu trong giải quyết nhiều thách thức và khủng hoảng toàn cầu.
Chiến lược an ninh của Đức được công bố chỉ vài ngày trước khi Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đến thăm Berlin.
Hãng tin AFP dẫn lời Thủ tướng Scholz nói, cho rằng Đức không muốn tách rời Trung Quốc mà chỉ muốn "giảm rủi ro". Ông cho biết Berlin sẽ có một chiến lược cụ thể riêng đối với Bắc Kinh.
Trong thời gian qua, Đức cũng tìm cách đa dạng nguồn nhập khẩu và đưa sản xuất các sản phẩm quan trọng như chất bán dẫn về nước nhằm giảm phụ thuộc vào Trung Quốc.
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock mới đây cảnh báo rằng Berlin sẽ không thể hỗ trợ hết các nhóm công nghiệp lớn làm ăn với Trung Quốc trong trường hợp xảy ra khủng hoảng với Bắc Kinh.
Đức tăng chi tiêu quốc phòng
Ngoài ra, chiến lược an ninh của Đức cũng nhấn mạnh khả năng phòng thủ, chống chịu và thích ứng của nền kinh tế lớn nhất châu Âu này.
Theo đó, Đức đặt ra một số mục tiêu chiến lược bao gồm mục tiêu chi 2% GDP cho quốc phòng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) từ năm 2024. Hiện chi tiêu quốc phòng của Đức là khoảng 1,5% GDP.
Chính quyền Thủ tướng Scholz coi Nga là "mối đe dọa đáng kể nhất đối với hòa bình và an ninh ở khu vực châu Âu-Đại Tây Dương" do cuộc xung đột Nga-Ukraine. Ngoại trưởng Baerbock nói rằng cuộc xung đột nổ ra cho thấy "châu Âu dễ bị tổn thương".
Đức cáo buộc Nga tăng cường vũ khí hạt nhân đe dọa sự ổn định chiến lược. Chiến lược an ninh của Bắc Kinh nhấn mạnh việc "duy trì khả năng răn đe hạt nhân đáng tin cậy là điều cần thiết" đối với NATO và an ninh của châu Âu, chừng nào còn vũ khí hạt nhân.
Triều Tiên công bố loạt ảnh "vũ khí bí mật" đối đầu tập trận Mỹ-Hàn Vũ khí bí mật được Triều Tiên nghiên cứu từ năm 2012 đã được thử nghiệm từ ngày 21-23/3 vừa qua, truyền thông nước này hôm 24/3 cho biết, trong bối cảnh các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn vẫn liên tiếp diễn ra. Theo Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA), một cuộc thử nghiệm hệ thống vũ khí tấn công dưới...