Lãnh đạo Nga, Pháp và Đức thảo luận về các vấn đề quốc tế
Điện Kremlin thông báo Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tiến hành một hội nghị trực tuyến 3 bên trong ngày 30/3 để thảo luận về hợp tác và các vấn đề quốc tế.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại hội nghị, 3 nhà lãnh đạo đặc biệt quan tâm việc phối hợp các nỗ lực chống đại dịch COVID-19, trong đó đề cập khả năng đăng ký, sử dụng và sản xuất vaccine ngừa COVID-19 Sputnik V của Nga tại các nước Liên minh châu Âu (EU).
Các nhà lãnh đạo cũng thảo luận về tình hình ở Ukraine, Belarus, Libya, Syria và vấn đề hạt nhân Iran.
Về tình hình miền Đông Ukraine, 3 nhà lãnh đạo nhấn mạnh việc tuân thủ thỏa thuận hòa bình năm 2015 do Pháp và Đức làm trung gian. Tổng thống Putin nhấn mạnh chính quyền Kiev cần phải thực thi các thỏa thuận về đối thoại trực tiếp với Donbass và giải quyết những vấn đề pháp lý liên quan đến quy chế đặc biệt của vùng này. Về tình hình Belarus, ông Putin nhấn mạnh sự can thiệp của nước ngoài vào công việc nội bộ của một quốc gia có chủ quyền là không thể chấp nhận được. Bên cạnh đó, ông Putin tái khẳng định Nga sẵn sàng khôi phục các tương tác “bình thường và phi chính trị hóa” với EU nếu khối này cho thấy lợi ích đối với cả hai bên.
Cũng theo Điện Kremlin, 3 nhà lãnh đạo đã bày tỏ ủng hộ duy trì và thực thi thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và các cường quốc, cũng như thúc đẩy các biện pháp phối hợp theo hướng này.
Động lực để Trung Quốc tăng cường quan hệ với Iran
Trong thời gian qua, Mỹ đã gây áp lực về chính trị, kinh tế và quân sự đối với Trung Quốc cùng Iran. Gần đây, Bắc Kinh cùng Tehran đã có dấu hiệu xích lại gần nhau khi ký thỏa thuận hợp tác 25 năm.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Vương Nghị và người đồng cấp Iran Javad Zarif ký thỏa thuận hợp tác chiến lược tại Tehran. Ảnh: Reuters
Cùng đối thủ cạnh tranh
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đặt chân đến Tehran ngày 26/3 và đây là điểm dừng chân thứ 3 trong chuyến công du Trung Đông của ông, trước đó là Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoại trưởng Vương Nghị còn có lịch trình đến Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Bahrain và Oman.
Tờ Newsweek (Mỹ) đánh giá rằng chuyến thăm Iran của Ngoại trưởng Trung Quốc gây nhiều chú ý, đặc biệt liên quan tới thỏa thuận hợp tác chiến lược kéo dài 25 năm ước tính có tổng trị giá 500 tỷ USD được ký kết hôm 27/3.
Ngoại trưởng Vương Nghị được là nhân vật cấp cao nhất Trung Quốc từng đến Tehran kể từ chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình năm 2016. Sự kiện ký thỏa thuận còn diễn ra ở thời điểm cả hai chính phủ dự kiến đối mặt với căng thẳng lớn liên quan tới Mỹ.
Các quan chức cấp cao Mỹ và Trung Quốc đã có cuộc gặp trực tiếp đầu tiên dưới thời Tổng thống Biden tại Alaska, kéo dài hai ngày và bế mạc hôm 19/3. Nhưng sự kiện này là dấu hiệu về con đường gập ghềnh trước mắt của hai quốc gia liên quan đến địa chính trị. Tổng thống Joe Biden trong khi đó vẫn duy trì lệnh trừng phạt với Iran có từ chính quyền tiền nhiệm.
Chính quyền Tổng thống Biden ngỏ ý sẵn sàng trao đổi với Iran về việc quay trở lại Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) - thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và các nước trong Nhóm P5 1 (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) năm 2015. Nòng cốt của JCPOA là Tehran hạn chế phát triển vũ khí hạt nhân để đổi lại việc được nới lỏng các lệnh trừng phạt. Năm 2018, cựu Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân này.
Chính quyền Tổng thống Biden khẳng định rằng cần có điều kiện tiên quyết là Iran đảm bảo tuân thủ các cam kết thì Mỹ mới cân nhắc về việc tái gia nhập JCPOA. Trong khi đó, Tehran yêu cầu Washington nới lỏng lệnh trừng phạt từ thời cựu Tổng thống Donald Trump. Cả Iran và Mỹ chưa thể thống nhất được phía nào sẽ có động thái đầu tiên.
Một ngày trước chuyến thăm Iran của Ngoại trưởng Vương Nghị, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Ma Zhaoxu đã điện đàm với Đặc phái viên Mỹ về Iran Robert Malley. Qua trao đổi, ông Ma Zhaoxu nhấn mạnh: "Phía Mỹ nên có hành động cương quyết càng sớm càng tốt và cả Washington cùng Tehran cần nhất trí được về việc quay trở lại thỏa thuận hạt nhân. Trung Quốc sẽ tiếp tục đóng vai trò xây dựng trong việc đưa JCPOA quay trở lại".
Ông Zakiyeh Yazdanshenas tại Trung tâm nghiên cứu Khoa học và Chiến lược Trung Đông đánh giá: "Mặc dù Mỹ đã rút khỏi JCPOA và chính quyền cựu Tổng thống Trump gia tăng áp lực là những nguyên nhân chính đẩy Tehran vào vòng tay của Bắc Kinh nhưng các nhà lập pháp Iran vẫn nhận thấy rằng cán cân quyền lực toàn cầu đang thay đổi. Iran sẽ nắm lấy cơ hội cạnh tranh để tăng lợi ích quốc gia nhiều nhất có thể". Điều này được cho là thách thức đối với phương pháp cứng rắn của Mỹ.
Ông Yazdanshenas bổ sung: "Đối tác chiến lược giữa Trung Quốc và Iran-vốn là đối thủ của Mỹ và một cường quốc tại Trung Đông-có thể gây rủi ro cho lợi ích của Washington tại khu vực này, đặc biệt là ở Vịnh Ba Tư".
Triển vọng kinh tế, chính trị
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị gặp Tổng thống Iran Hassan Rouhani ngày 27/3 tại Tehran. Ảnh: Reuters
Tờ Newsweek đánh giá động cơ khiến Trung Quốc thân thiết hơn với Iran bắt nguồn từ nhiều yếu tố, không chỉ dừng lại ở việc đối trọng với Mỹ. Cả Trung Quốc và Iran có nhiều lợi ích chung trong các lĩnh vực khác.
Ông Saheb Sadeghi tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Chiến lược Trung Đông phân tích: "Về mảng thương mại, thỏa thuận này sẽ tạo cơ hội vàng cho Iran". Theo một số ước tính, Iran cần đầu tư trên 200 tỷ USD vào cơ sở hạ tầng dầu mỏ. Như vậy, sau nhiều thập niên hạn chế hiện diện của các công ty phương Tây trong lĩnh vực này, Iran đã tìm thấy một đối tác phù hợp.
Về phần Trung Quốc, thỏa thuận này được coi khá "cuốn hút" và hỗ trợ nước này tiếp cận thị trường 80 triệu dân tại Iran. Ông Sadeghi kết luận: "Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ thị trường này".
Và thỏa thuận 25 năm của Trung Quốc-Iran còn gửi đi một thông điệp. Ông William Figueroa tại Đại học Pennsylvania đánh giá mục đích của Bắc Kinh về thỏa thuận này mang cả tính thực tiễn và chính trị. Theo ông William Figueroa, từ phía Trung Quốc, lợi ích trước mắt là dầu mỏ, thị trường xuất khẩu hàng hóa và triển vọng dành cho dự án "Vành đai, Con đường".
Ông William Figueroa cho rằng Iran là một phần thuộc chiến lược rộng lớn hơn của Trung Quốc. Bên cạnh đó, Iran cũng đang tìm kiếm kiểu đối tác như hình thức đầu tư có trong "Vành đai, Con đường".
Theo ông Figueroa, các quan chức Iran cho rằng giữ vị trí đối tác ổn định với Trung Quốc đồng nghĩa với thị trường ổn định cho dầu mỏ của nước này ở thời điểm các lệnh trừng phạt của Mỹ có tác động nghiêm túc. Bên cạnh đó, đây còn là tín hiệu của việc Iran thoát khỏi thế cô lập ngoại giao do Mỹ gây sức ép. Như vậy, giải quyết được cả hai vấn đề là mục tiêu quan trọng cho Iran.
Iran tái khẳng định quan điểm về thỏa thuận hạt nhân Trong bài phát biểu trên truyền hình, Đại Giáo chủ Iran Ayatollah Ali Khamenei ngày 21/3 đã tái khẳng định "chính sách rõ ràng" của nước này về việc Mỹ phải dỡ bỏ toàn bộ các lệnh trừng phạt trước khi muốn Tehran thực hiện lại những cam kết trong Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA). Đại giáo chủ Iran Ali...