Lãnh đạo NATO: Đã đến lúc chuyển sang tư duy thời chiến
Tổng thư ký NATO Mark Rutte kêu gọi các thành viên của liên minh quân sự áp dụng tư duy thời chiến và tăng đáng kể chi tiêu quốc phòng.
Tổng thư ký NATO Mark Rutte (Ảnh: Getty).
Tổng thư ký NATO Mark Rutte ngày 15/1 cho biết các thành viên trong liên minh quân sự NATO do Mỹ dẫn đầu đã tăng cường đầu tư quốc phòng và tiến hành các cuộc tập trận quân sự thường xuyên hơn.
Tuy nhiên, ông Rutte cho rằng những nỗ lực này “không đủ để đối phó với những nguy hiểm sắp xảy ra trong 4-5 năm tới”.
Trong bài phát biểu khai mạc cuộc họp của Ủy ban Quân sự trong Hội đồng Tham mưu trưởng Quốc phòng ở Brussels, ông Rutte cảnh báo “an ninh tương lai của khối đang bị đe dọa”.
Video đang HOT
Tổng thư ký NATO cáo buộc Nga, Trung Quốc, Triều Tiên và Iran đang cố gắng “làm suy yếu nền dân chủ của chúng ta và tước đoạt tự do của chúng ta”.
“Để ngăn chặn chiến tranh, chúng ta cần chuẩn bị cho điều đó. Đã đến lúc chuyển sang tư duy thời chiến”, ông Rutte khẳng định, đồng thời kêu gọi các quốc gia NATO phân bổ nhiều nguồn lực hơn cho quốc phòng và phát triển “nhiều năng lực quốc phòng tốt hơn”.
Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường hỗ trợ cho Ukraine để “thay đổi quỹ đạo của cuộc chiến” và kêu gọi tăng cường hợp tác với các đối tác toàn cầu.
Gần đây, một số quan chức phương Tây cho rằng, Nga có thể tấ.n côn.g các nước NATO trong vòng 5-8 năm tới nếu giành chiến thắng ở Ukraine.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Mỹ nhận định, hiện có một số dấu hiệu cho thấy Nga đang chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc xung đột lớn với NATO, trong đó có việc tăng quy mô sản xuất quốc phòng.
Moscow đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc rằng Nga là mối đ.e dọ.a đối với bất kỳ quốc gia thành viên NATO nào. Thay vào đó, Nga cáo buộc liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu đang tiến hành một cuộc chiến ủy nhiệm chống lại Nga và xâm phạm lãnh thổ Nga.
Tháng trước, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố hầu hết các nước thành viên NATO đang trong cuộc chiến với Nga.
Các quan chức Nga nhiều lần bác bỏ thông tin có kế hoạch tấ.n côn.g NATO, nhấn mạnh Moscow không được lợi ích gì khi làm như vậy.
Mặt khác, Moscow cũng cảnh báo nguy cơ xung đột lan rộng do việc phương Tây tiếp tục viện trợ vũ khí cho Kiev hay việc mối đ.e dọ.a từ NATO đối với Nga ngày càng lớn.
Tổng thư ký Rutte hôm 14/1 thông báo NATO sẽ tăng cường sự hiện diện tại Biển Baltic – một khu vực chiến lược cho các hoạt động hải quân và xuất khẩu năng lượng của Nga – bằng cách triển khai một nhiệm vụ mới với lý do bảo vệ cơ sở hạ tầng dưới biển.
Nhà lãnh đạo NATO tiết lộ rằng sự hiện diện này sẽ bao gồm các tàu chiến, máy bay tuần tra trên biển và một “đội xuồng không người lái nhỏ của hải quân”, dự kiến cung cấp “năng lực giám sát và răn đe nâng cao”.
NATO sẽ tăng cường hiện diện ở biển Baltic
Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte cho biết liên minh quân sự này sẽ tăng cường hiện diện quân sự ở biển Baltic, sau sự cố cáp ngầm nối giữa Phần Lan và Estonia.
Tổng thư ký NATO Mark Rutte. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Trước đó, ngày 25/12, công ty điện lực Fingrid (Phần Lan) cho biết EstLink 2 - một tuyến cáp điện ngầm nối giữa nước này và Estonia, đã ngừng hoạt động, đồng thời nói thêm rằng có hai tàu ở gần cáp trước khi xảy ra sự cố. Đến ngày 26/12, cảnh sát Phần Lan thông báo đang điều tra về khả năng một tàu nước ngoài có liên quan đến vụ hư hỏng tuyến cáp điện ngầm nói trên, song không đề cập thông tin chi tiết.
Trên mạng xã hội X, ông Mark Rutte thông báo đã trao đổi với Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb về cuộc điều tra do Estonia và Phần Lan tiến hành về khả năng sự cố trên xảy ra do hành vi phá hoại. Người đứng đầu NATO đã bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ cuộc điều tra này, đồng thời nhấn mạnh tinh thần đoàn kết của NATO với các đồng minh. Ông Rutte cũng lên tiếng phản đối bất kỳ hành vi nào gây hủy hoại cơ sở hạ tầng thiết yếu của các nước thành viên.
Ngày 27/12, Tổng thống Estonia Alar Karis tuyên bố sẽ cùng với Phần Lan và các quốc gia khác thuộc NATO triển khai các biện pháp để ứng phó trước "mối đ.e dọ.a mang tính hệ thống" sau sự cố cáp ngầm ở biển Baltic.
Phần Lan và Estonia được kết nối bằng hai mạng lưới cáp điện ngầm, mang tên EstLink 1 và EstLink 2. Trong đó, EstLink 1 được đưa vào vận hành năm 2007 và EstLink 2 đi vào hoạt động năm 2014.
Bình luận của lãnh đạo NATO khi Tổng thống Ukraine ch.ỉ tríc.h Thủ tướng Đức Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte đã lên tiếng về việc Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ch.ỉ tríc.h Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (phải) và ông Mark Rutte tại cuộc họp báo chung ở Kiev, Ukraine, ngày 11/7/2022. Ảnh: THX/TTXVN Hãng tin DPA (Đức) ngày 23/12 dẫn lời ông Mark...