Mỹ dọa “đáp trả cứng rắn” lính Triều Tiên tham chiến cùng Nga
Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo phản ứng cứng rắn việc Triều Tiên triển khai quân đội chiến đấu cùng lực lượng Nga.
Hình ảnh được cho là quân nhân Triều Tiên tại một trung tâm huấn luyện quân sự ở Nga trong video do Ukraine cung cấp (Ảnh: Trung tâm An ninh và Liên lạc Chiến lược Ukraine).
Phát biểu trước các phóng viên cùng với Tổng thư ký NATO Mark Rutte hôm 13/11, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết các bên đã thảo luận về việc lực lượng Triều Tiên đã “được đưa vào cuộc chiến và bây giờ đang chiến đấu theo đúng nghĩa đen”.
Nhà ngoại giao Mỹ cảnh báo hành động này của Triều Tiên đòi hỏi phải có động thái “đáp trả cứng rắn”.
Ông Blinken gọi đây là “một diễn biến nghiêm trọng và cực kỳ nguy hiểm”, nhưng không nêu rõ cách Mỹ sẽ phản ứng.
Video đang HOT
Đầu tháng 11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cảnh báo lính Triều Tiên sẽ trở thành mục tiêu quân sự nếu tham gia chiến đấu chống lại lực lượng Ukraine.
Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc đã báo cáo vào ngày 13/11 rằng quân đội Triều Tiên đã tham gia vào các hoạt động chiến đấu ở Nga, sau khi huấn luyện và dần triển khai ra chiến trường trong hai tuần qua. Thực tế này cũng đã được tình báo Mỹ xác nhận.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel cho biết trong một cuộc họp báo vào ngày 12/11 rằng, hơn 10.000 binh sĩ quân đội Triều Tiên đang đồn trú ở miền Đông nước Nga và hầu hết đã chuyển đến khu vực Kursk, nơi họ đang tham gia vào các hoạt động chiến đấu cùng với các lực lượng vũ trang Nga.
Ông Patel lưu ý rằng các lực lượng Nga đã huấn luyện quân đội Triều Tiên về pháo binh, máy bay không người lái (UAV) và các hoạt động bộ binh cơ bản, bao gồm cả các hoạt động đột kích chiến hào. Đây là những kỹ năng quan trọng đối với các hoạt động tiền tuyến.
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, thành công trên chiến trường của Nga khi sử dụng quân đội Triều Tiên phần lớn sẽ phụ thuộc vào việc Nga có thể tích hợp họ vào quân đội tốt đến mức nào.
Các nguồn tin quân sự phương Tây đánh giá, Nga đang dồn quân để đẩy lùi lực lượng Ukraine khỏi Kursk trước khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhậm chức vào ngày 20/1 tới.
Theo đó, Nga đã triển khai khoảng 50.000 quân, bao gồm cả lính Triều Tiên, để chuẩn bị cho một cuộc phản công quy mô lớn ở Kursk trong những ngày tới. Việc giành lại các vùng lãnh thổ bị Ukraine kiểm soát ở Kursk cùng với đà tiến công nhanh chóng ở miền Đông Ukraine sẽ giúp Nga nâng cao vị thế trước bất cứ cuộc đàm phán tiềm năng nào.
Nga và Triều Tiên đến nay tiếp tục bác bỏ cáo buộc Triều Tiên đưa quân đến Nga để tham chiến, cho rằng những cáo buộc này là vô căn cứ. Mặt khác, Moscow nêu rõ, kể cả kịch bản Triều Tiên đưa lính đến Nga cũng không vi phạm luật pháp quốc tế.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un cuối tuần qua và đầu tuần này đã phê chuẩn Hiệp ước Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa hai nước.
Hiệp ước nêu rõ, hai nước nên “ngay lập tức hỗ trợ quân sự và các hỗ trợ khác bằng mọi phương tiện sẵn có” nếu một trong hai bên rơi vào tình trạng chiến tranh.
Mỹ hy vọng khôi phục đối thoại với Triều Tiên qua các nhà ngoại giao Thụy Điển
Mỹ khẳng định nước này hy vọng có thể "làm mới đối thoại" với Triều Tiên qua các nhà ngoại giao Thụy Điển.
Thụy Điển đã duy trì đại sứ quán tại Triều Tiên từ năm 1975. Ảnh: Đại sứ quán Thụy Điển tại Bình Nhưỡng
Do Washington và Bình Nhưỡng không có quan hệ ngoại giao, Thụy Điển là đại diện cho các lợi ích của Mỹ tại Triều Tiên. Tuy nhiên, các nhà ngoại giao Thụy Điển đã buộc phải rời Triều Tiên do nước này đóng cửa biên giới vào năm 2020 để phòng dịch COVID-19.
Gần đây, Bộ Ngoại giao Thụy Điển thông báo một phái đoàn ngoại giao nước này đã quay trở lại Triều Tiên vào ngày 13/9 và có thể nối lại các công việc tại đại sứ quán.
Mỹ đã lên tiếng ủng hộ diễn biến mới này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller chia sẻ: "Chúng tôi ủng hộ các phái bộ ngoại giao quay trở lại Bình Nhưỡng và kỳ vọng rằng họ sẽ làm mới đối thoại, ngoại giao và nhiều hình thức cam kết mang tính xây dựng khác với CHDCND Triều Tiên".
Thụy Điển có cả phái đoàn tại Hàn Quốc và Triều Tiên cũng như Khu phi quân sự (DMZ) chia tách hai miền bởi nước này đóng vai trò là một thành viên của ủy ban giám sát Hiệp định đình chiến năm 1953 giữa Hàn Quốc và Triều Tiên.
Vào tháng 4 năm nay, Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc (LHQ) Linda Thomas-Greenfield đã kêu gọi Triều Tiên quay trở lại đàm phán. Lời kêu gọi được đưa ra khi bà Thomas-Greenfield đến thăm Khu phi quân sự (DMZ) ở biên giới giữa Triều Tiên và Hàn Quốc.
Mỹ tiếp tục cảnh báo Triều Tiên về việc ủng hộ Nga trong cuộc chiến ở Ukraine Ngày 3/9, Mỹ đã nhắc lại rằng sẽ tiếp tục nỗ lực buộc Triều Tiên phải chịu trách nhiệm về việc ủng hộ chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine, khi Mỹ vẫn còn lo ngại rằng các giao dịch vũ khí giữa Bình Nhưỡng và Moskva có thể kéo dài cuộc chiến ở Ukraine. Ông Matthew Miller. Ảnh: AFP/TTXVN...