Lãnh đạo Huawei chê lệnh an ninh mạng của Biden
Giám đốc an ninh Huawei tại Mỹ nói sắc lệnh tăng cường an ninh mạng của Biden là quá tối giản, kêu gọi tăng cường hợp tác với Trung Quốc.
“ Tổng thống Joe Biden đã phê duyệt sắc lệnh để phát triển những quy định an ninh cơ bản bắt buộc cho các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp hợp tác với họ. Theo đó, chính phủ liên bang cần phối hợp với tư nhân và Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia (NIST) để xây dựng mô hình bảo mật dựa trên nguyên tắc không tin tưởng bất kỳ điều gì. Đây là những bước đi quan trọng, nhưng chỉ là mức tối thiểu mà các doanh nghiệp cần làm”, Giám đốc an ninh của Huawei tại Mỹ, Andy Purdy, cho biết trong bài viết hôm 2/8.
Andy Purdy trong một cuộc phỏng vấn hồi năm 2019.
Video đang HOT
Purdy từng là cố vấn an ninh mạng cho Nhà Trắng và làm việc tại Bộ An ninh Nội địa Mỹ. Ông chỉ ra rằng những yêu cầu trong sắc lệnh của Biden chỉ áp dụng cho cơ quan liên bang và doanh nghiệp hợp tác với họ, không có khả năng áp đặt cho những doanh nghiệp bên ngoài. “Chúng chỉ mang tính hướng dẫn, trừ khi được đưa vào điều khoản hợp đồng”, Purdy cho hay.
Quan chức Huawei cũng kêu gọi củng cố quan hệ đối tác công tư trên quy mô toàn cầu. “Mỹ và các nước cần phối hợp chặt hơn và chia sẻ thông tin cởi mở hơn. Đây là cơ hội để Mỹ cộng tác với Trung Quốc, Nga và nhiều nước khác, thay vì chỉ giới hạn trong G7 và G20, nhằm xây dựng trật tự thượng tôn pháp luật trên không gian mạng với những quy định chặt chẽ về tiêu chuẩn và các hành xử, kèm theo các cơ chế minh bạch và quy trách nhiệm thiết thực”, bài viết có đoạn.
Tổng thống Biden hôm 12/5 ký sắc lệnh hành pháp nhằm cải thiện năng lực an ninh mạng liên bang cũng như các tiêu chuẩn an ninh kỹ thuật số trong lĩnh vực tư nhân. Sắc lệnh bao gồm hàng loạt sáng kiến nhằm trang bị những công cụ tăng cường an ninh mạng cho các cơ quan liên bang.
Sắc lệnh được ban hành sau vụ tấn công mạng nhằm vào hệ thống đường ống dẫn nhiên liệu lớn nhất của Mỹ do công ty Colonial Pipeline điều hành, dẫn đến tình trạng thiếu khí đốt ở miền đông nước này. Mỹ và Trung Quốc hồi năm 2015 ký thỏa thuận không tấn công mạng nhằm vào các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp, nhưng vẫn thường xuyên cáo buộc nhau thực hiện những cuộc đột nhập trên không gian mạng.
Huawei vượt qua bài đánh giá an ninh mạng 5G
Huawei là hãng công nghệ đầu tiên vượt qua bài kiểm tra kỹ thuật đảm bảo an ninh mạng lõi 5G (SCAS) do 3GPP thực hiện.
Sau khi đánh giá quá trình phát triển sản phẩm GSMA và vòng đời đầu tiên của ngành, thiết bị mạng 5GC (mạng lõi 5G) của Huawei đã vượt qua bài đánh giá bảo mật hoàn chỉnh GSMA Nesas. Bài kiểm tra được thực hiện bởi phòng thí nghiệm SGS Brightsight ở Hà Lan.
Huawei dẫn đầu thế giới về số lượng bằng sáng chế liên quan đến 5G.
Nesas là cơ chế đánh giá và kiểm tra đặc điểm kỹ thuật an ninh mạng do GSMA và 3GPP thực hiện theo chuẩn thế giới, có sự hỗ trợ từ các nhà mạng quốc tế, nhà cung cấp thiết bị, cơ quan quản lý, GSMA và 3GPP. Nội dung kiểm tra bao gồm bảo mật chung, bảo mật chức năng kinh doanh, bảo mật đường truyền và bảo mật vận hành, bảo trì. Ngoài đánh giá thông số kỹ thuật đảm bảo an ninh, Nesas cũng xem xét các quy trình vòng đời sản phẩm. Đơn vị này đo lường mức độ an toàn của một sản phẩm mạng và đưa ra phân tích mối đe dọa của ngành công nghiệp di động.
Theo một công ty phân tích bằng sáng chế, Huawei đang đứng đầu thế giới với 1.554 "bằng sáng chế tiêu chuẩn thiết yếu" và giữ vị trí hàng đầu về các bằng sáng chế thiết yếu của 5G với 530 bằng. Nokia và Samsung đứng thứ hai và thứ ba.
Tính đến tháng 3/2021, Huawei đã có hơn 140 hợp đồng thương mại 5G trên toàn thế giới. Công ty cũng đã thực hiện một loạt hợp tác xuyên ngành trong các lĩnh vực lưới điện thông minh, VR/AR, công nghệ xe hơi, y tế từ xa và sản xuất thông minh.
Cách Huawei bảo mật thông tin người dùng Huawei đang sở hữu những lợi thế về bảo mật thông tin, giúp người dùng yên tâm hơn khi sử dụng các sản phẩm của hãng. Hệ thống xác minh tính minh bạch, tự sản xuất phần cứng và phần mềm... là hai trong nhiều biện pháp bảo mật thông tin mà Huawei áp dụng trong quy trình sản xuất smartphone. Hệ thống...