Lãnh đạo CDC Trung Quốc tiêm 3 loại vaccine COVID-19 khác nhau
Người đứng đầu Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc Gao Fu ngày 18/7 thừa nhận với tờ Thời báo Hoàn Cầu rằng ông đã tiêm 3 loại vaccine phòng COVID-19 khác nhau.
Giám đốc CDC Trung Quốc Gao Fu. Ảnh: Reuters
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) dẫn lời ông Gao Fu nói: “Vào tháng 5/2020, tôi nằm trong nhóm những người đầu tiên tiêm vaccine phòng COVID-19 sản xuất trong nước. Đến nay tôi đã tiêm 3 liều vaccine COVID-19 sử dụng công nghệ khác biệt từ những nhà sản xuất khác nhau. Tôi không cảm thấy bất ổn gì”.
Ông Gao Fu không nêu rõ lý do tiêm mũi thứ 3 và liệu động thái này có nằm trong một cuộc nghiên cứu hay không.
Ông Gao Fu là chuyên gia y tế đầu tiên tại Trung Quốc công khai kêu gọi nghiên cứu tiêm kết hợp vaccine COVID-19. Bản thân ông Gao đã tham gia nghiên cứu một loại vaccine COVID-19 dựa trên công nghệ protein với công ty Anhui Zhifei Longcom. Trung Quốc đã thông qua việc sử dụng khẩn cấp vaccine COVID-19 này. Loại vaccine này cũng đang trong quá trình thử nghiệm trên người giai đoạn cuối tại Uzbekistan, Indonesia, Pakistan và Ecuador.
Video đang HOT
Các nhà sản xuất dược tại Trung Quốc cho biết họ đang nghiên cứu nâng cấp vaccine hiện hành để có thể chống được biến thể của virus SARS-CoV-2 như Delta (B.1.617) vốn phát hiện lần đầu ở Ấn Độ.
Chủ tịch Sinovac Biotech-ông Yin Weidong trong tháng 6 cho biết các thử nghiệm ban đầu cho thấy kháng thể được tạo ra đối với người tiêm mũi vaccine COVID-19 thứ ba đã tăng từ 10 lên 20 lần so với mũi thứ hai được tiêm trước đó 3 đến 6 tháng.
Các tiểu vương quốc Arab thống nhất, Thổ Nhĩ Kỳ, Bahrain và Indonesia đều tiến hành tiêm mũi tăng cường đối với người từng tiêm vaccine của Sinopharm và Sinovac.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định rằng chưa có đủ bằng chứng cho thấy mũi tiêm vaccine COVID-19 thứ ba là cần thiết. WHO đồng thời kêu gọi chia sẻ vaccine COVID-19 đang khan hiếm với những nước nghèo vẫn chưa thể tiêm cho người dân thay vì việc dùng để tiêm bổ sung đối với những nước giàu có.
Kẹt giữa Mỹ và Trung Quốc, châu Á chạy đua phát triển hỏa lực
Các chuyên gia cảnh báo, châu Á có thể rơi vào một cuộc chạy đua vũ trang nguy hiểm khi nhiều nước ra sức tăng cường kho tên lửa tầm xa.
Các tổ hợp tên lửa DF-26 của Trung Quốc tại một lễ diễu binh vào năm 2015 (Ảnh: Reuters).
Trung Quốc đang sản xuất hàng loạt tên lửa đa năng DF-26 có tầm xa lên đến 4.000 km. Mỹ cũng phát triển các vũ khí mới nhằm kiềm chế tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh ở Thái Bình Dương. Cùng lúc đó, do lo ngại về Trung Quốc và không muốn phụ thuộc vào Mỹ, nhiều quốc gia trong khu vực châu Á đang ra sức mua sắm hoặc phát triển kho tên lửa của mình.
Giới quan chức quân sự, ngoại giao và các nhà phân tích cho rằng, trong thập niên này, châu Á sẽ sở hữu nhiều hơn các tên lửa có khả năng bay xa hơn, nhanh hơn, tinh vi hơn - một sự thay đổi rõ rệt và nguy hiểm hơn so với những năm gần đây.
"Cục diện tên lửa ở châu Á đang thay đổi và thay đổi rất nhanh", ông David Santoro, chủ tịch Diễn đàn Thái Bình Dương, nhận định.
Những vũ khí đó ngày càng rẻ hơn, chính xác hơn. Khi một nước mua, các nước láng giềng không muốn tụt lại phía sau. Theo ông Santoro, tuy không chắc chắn về những tác động lâu dài nhưng các vũ khí mới có vai trò trong cân bằng căng thẳng và giúp duy trì hòa bình. "Việc tăng cường phát triển, tích trữ tên lửa nhiều khả năng sẽ càng làm gia tăng hoài nghi, kéo theo nguy cơ chạy đua vũ trang, làm gia tăng căng thẳng", chuyên gia Santoro nói.
Theo báo cáo chưa công bố, Bộ Chỉ huy Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ dự định triển khai các hệ thống tên lửa tầm xa mới để tạo nên "một mạng lưới tấn công chính xác dọc chuỗi đảo thứ nhất", bao gồm một dải từ Nhật Bản xuống Đài Loan và các đảo nam Thái Bình Dương. Các hệ thống mới đó sẽ bao gồm các vũ khí siêu thanh tầm xa (LRHW), loại tên lửa có thể mang đầu đạn bay nhanh hơn tốc độ âm thanh để có thể tấn công các mục tiêu cách xa tới 2.800 km.
Phát ngôn viên Bộ Chỉ huy Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cho biết, Mỹ chưa có quyết định cuối cùng về địa điểm đặt các vũ khí đó. Đến nay, hầu hết các đồng minh của Mỹ ở khu vực đều lưỡng lự tiếp nhận.
Reuters dẫn nguồn thạo tin cho biết, Nhật Bản, nơi có hơn 54.000 binh sĩ Mỹ đồn trú, có thể tiếp nhận một số tổ hợp tên lửa mới trên đảo Okinawa, nhưng Mỹ có thể sẽ phải rút các lực lượng khác.
Theo giới phân tích, việc các nước trong khu vực tiếp nhận các tổ hợp tên lửa của Mỹ có thể khiến Trung Quốc "nóng mặt". Do vậy, một số đồng minh của Mỹ đang tự phát triển kho tên lửa của mình. Australia mới đây thông báo sẽ dành 100 tỷ USD trong vòng 20 năm tới để phát triển các tên lửa tiên tiến. Nhật Bản cũng đã chi hàng triệu USD cho tên lửa tầm xa, phát triển phiên bản mới của tên lửa chống hạm đặt trên xe tải, với tầm xa ước tính 1.000 km.
Trong số các đồng minh của Mỹ, Hàn Quốc hiện sở hữu chương trình tên lửa đạn đạo nội địa mạnh mẽ nhất. Washington mới đây đã dỡ bỏ hạn chế đối với tầm xa tên lửa mà Hàn Quốc có thể phát triển.
"Khi năng lực tên lửa tầm xa của các đồng minh của Mỹ tăng lên, khả năng những nước đó tham gia khi khủng hoảng khu vực xảy ra cũng tăng", Zhao Tong, chuyên gia về an ninh chiến lược tại Bắc Kinh, nhận định.
Số ca Covid-19 Trung Quốc tăng gấp đôi, cao nhất trong nửa năm Trung Quốc hôm nay ghi nhận số ca Covid-19 mới cao gấp đôi hôm qua và là mức cao nhất kể từ tháng 1 tới nay. Người dân xếp hàng để xét nghiệm Covid-19 tại một khu dân cư ở Thụy Lệ, Vân Nam, Trung Quốc (Ảnh: Reuters). Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc ngày 20/7 cho hay, nước này trong...