Lãnh đạo Bộ Giáo dục phải có trách nhiệm khi sách giáo khoa có sạn
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng ) cho rằng, khi sách giáo khoa có sạn thì trách nhiệm có phần của lãnh đạo Bộ Giáo dục – Đào tạo.
Đã kịp thời điều chỉnh, sửa chữa
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy – GIA HÂN
Chất vấn Bộ trưởng Giáo dục – Đào tạo tại Quốc hội, đại biểu Nguyễn Thị Huế (Đoàn Bắc Kạn) đặt vấn đề: bộ sách khoa học tự nhiên, tiếng Việt của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có một số điểm thiếu tính khoa học và giáo dục. Bên cạnh đó, việc thiết kế môn học tích hợp trong chương trình sách giáo khoa mới đang nảy sinh tình trạng một môn học có 3 giáo viên được lên lớp, do chuyên môn giáo viên khác nhau.
Về việc này, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, khi có các ý kiến trong dư luận về sách giáo khoa, hội đồng chuyên môn đã trao đổi với các đơn vị, kịp thời điều chỉnh, sửa chữa nội dung trước khi đến tay học sinh.
“Về lâu dài, Bộ đang điều chỉnh về quy trình, điều kiện để đảm bảo sách giáo khoa có chất lượng ngày càng cao hơn”, ông Sơn nói.
Bộ trưởng GD-ĐT: “Dạy đọc chép theo văn mẫu rất tai hại cho tình cảm chân thành của học sinh”
Về dạy học tích hợp, Bộ trưởng Sơn cho biết đang thực hiện ở lớp 6. Hiện, Bộ này đã hướng dẫn các nhà trường sắp xếp sao cho 3 giáo viên của các phân môn khác nhau dạy học theo logic nội dung.
“Đơn vị nào sắp xếp theo đúng nội dung chương trình thì triển khai thuận lợi. Đơn vị nào sắp xếp cả 3 giáo viên dạy song song thì có phần lúng túng. Quá trình triển khai bộ có tập huấn cho các đơn vị. Chúng tôi tiếp tục tăng cường triển khai các môn tích hợp trong thời gian tới”, ông nói.
Sách giáo khoa nếu có sai sót thì lãnh đạo Bộ phải chỉ đạo sữa chữa, khắc phục, xử lý
Chưa đồng tình với trả lời của Bộ trưởng, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đoàn Đà Nẵng) cho rằng, “phần trả lời của Bộ trưởng chưa thuyết phục”.
Theo đại biểu, sách giáo khoa sai thì học sinh đã mua, đã học. Do đó, dư luận đang trông chờ sự giải quyết dứt điểm, kịp thời, minh bạch của Bộ Giáo dục – Đào tạo.
Đại biểu Thúy cho rằng, cần có sự trả lời trước công luận càng sớm càng tốt. Tập thể tác giả và Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phải có trách nhiệm lắng nghe, giải trình trước công luận và đưa ra hướng khắc phục.
Nữ đại biểu Đà Nẵng lập luận Bộ Giáo dục – Đào tạo là cơ quan có thẩm quyền phê duyệt sách giáo khoa, trách nhiệm trước hết là của Hội đồng thẩm định do Bộ thành lập. Trách nhiệm thứ hai thuộc về cơ quan tham mưu của Bộ. Thứ ba, là trách nhiệm của lãnh đạo Bộ.
“Dù việc phê duyệt sách giáo khoa là của nhiệm kỳ trước nhưng trách nhiệm quản lý nhà nước là xuyên suốt. Lãnh đạo Bộ cần chỉ đạo Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và tập thể tác giả sách giáo khoa nói trên giải trình trước công luận. Nếu có sai sót thì lãnh đạo Bộ phải chỉ đạo sữa chữa, khắc phục, xử lý theo thẩm quyền”, đại biểu Thúy nói.
Trả lời sau đó, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, khi có lỗi nào đó trong sách giáo khoa được đưa lên mạng thì tất cả mọi người cùng biết, nhưng công sức của các thầy cô trong bộ sách thì không có nhiều người biết. Dù vậy, Bộ trưởng Giáo dục ghi nhận ý kiến của đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy và cho biết sẽ có những chỉ đạo cụ thể trong thời gian tới.
Khi sách Cánh Diều có "sạn" thì ầm ĩ, nay sách của NXBGDVN có lỗi sao lại im lìm
"Không thể có chuyện sách này sai thì làm ầm ĩ còn sách kia sai thì lại im hơi lặng tiếng dễ khiến dư luận đặt băn khoăn về chuyện không công bằng".
Năm học 2020-2021, dư luận ồn ào về sạn trong sách Tiếng Việt lớp 1 Bộ Cánh Diều. Sau đó, nhiều ý kiến cho rằng, cần có cái nhìn, bài học nghiêm túc, khách quan và xây dựng, thẩm định sách giáo khoa. Tuy nhiên, bước vào năm học mới 2021-2022, dư luận lại chỉ ra nhiều lỗi sai lớn trong một số sách giáo khoa lớp 2, lớp 6.
Đặc biệt vừa qua Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam có loạt bài chỉ ra lỗi sai cơ bản trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 và Ngữ Văn lớp 6 do Phó Giáo sư Bùi Mạnh Hùng làm Tổng chủ biên và nhiều thí nghiệm sai nghiêm trọng trong sách Khoa học tự nhiên lớp 6 (cả 3 sách giáo khoa này đều thuộc bộ Kết nối tri thức với cuộc sống của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam).
Điều đáng nói là dù được chỉ ra những lỗi sai nhưng các Chủ biên và Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam chưa có động thái chỉnh sửa, đính chính hay xin lỗi học sinh và phụ huynh.
Trước thái độ im lặng của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam nhiều chuyên gia cho rằng trách nhiệm đối với xã hội khi xuất bản ấn phẩm là phải chuẩn, phải chính xác, nhất là đối với thế hệ măng non, các em còn nhận thức chưa đầy đủ nếu kiến thức trong sách giáo khoa sai lệch sẽ dẫn đến sai lệch nhận thức của học sinh, rất nguy hiểm.
Kết luận sai về thí nghiệm tìm hiểu khả năng dẫn điện của vật trong sách Khoa học tự nhiên lớp 6. Ảnh: GDVN
Phó giáo sư Bùi Thị An - Đại biểu Quốc hội khóa 13 cho rằng: "Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam là đơn vị chịu trách nhiệm về thông tin trong sách giáo khoa, còn Bộ Giáo dục và Đào tạo là đơn vị thẩm định cuối cùng trước khi ban hành do đó Bộ phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội vì khâu kiểm duyệt chưa chặt chẽ.
Khi có lỗi sai, Nhà xuất bản không có động thái gì thì Bộ Giáo dục và Đào tạo phải rốt ráo làm triệt để, nếu các chi tiết không chuẩn thì phải sửa, nếu lỗi nhiều quá thì buộc phải thu hồi chứ không thể cứ im hơi lặng tiếng như vậy".
Trong khi đó, Giáo sư Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam thừa nhận: "Khi sách lớp 1 có nhiều sạn, tôi đã dự báo rằng với cách làm sách giáo khoa như hiện nay thì các sách khác sẽ không tránh khỏi lỗi".
Theo thầy Dong đáng lẽ, Bộ Giáo dục và Đào tạo phải có một bộ sách giáo khoa riêng, làm theo Nghị Quyết của Quốc hội và phải chịu trách nhiệm về chất lượng của bộ sách đó, khi đó bộ nào có "sạn" thì chắc chắn phải sửa ngay nếu không sẽ không đủ sức cạnh tranh.
"Tôi cho rằng, muốn quán triệt tinh thần làm sách nghiêm túc của Nhà xuất bản thì cần phải có hội đồng độc lập kiểm soát những sai sót nếu có. Nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo không thành lập được thì hãy giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ chứ các môn khoa học tự nhiên đòi hỏi chính xác đến từng milimet, do đó nếu thí nghiệm sai thì hỏng bét", thầy Dong đưa ra kiến nghị.
Nhìn nhận từ việc khi bộ sách Cánh Diều lớp 1 có sạn đã phải công khai, minh bạch trước dư luận trong đó có cả bản chỉnh sửa nhưng với những sách của Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có sạn mà không hề có động thái gì, Phó giáo sư Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, đã làm sai thì phải khắc phục dù đó là bộ sách của Nhà xuất bản nào đi chăng nữa bởi mục tiêu cuối cùng là sản phẩm đến tay học trò phải chuẩn nhất, chất lượng tốt nhất.
Phó giáo sư Trần Xuân Nhĩ cũng cho rằng, để đảm bảo quyền lợi cho học sinh và tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các đơn vị làm sách giáo khoa, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hội đồng thẩm định sách giáo cần đánh giá lại các lỗi được chỉ ra. Các lỗi nếu có cần phải chỉnh sửa ngay, đồng thời phải in thêm tài liệu chỉnh sửa, bổ sung và phát hành miễn phí cho học sinh và các trường đang sử dụng sách giáo khoa này.
"Không thể có chuyện sách này sai thì làm ầm ĩ còn sách kia sai thì lại im hơi lặng tiếng dễ khiến dư luận đặt băn khoăn về chuyện không công bằng, không minh bạch giữa các nhà xuất bản", Phó giáo sư Trần Xuân Nhĩ nêu vấn đề.
Nói như vậy để thấy, theo các chuyên gia giáo dục, đổi mới chương trình, sách giáo khoa được cả xã hội quan tâm, nếu sách giáo khoa có "sạn" cần phải xử lý sớm, phải yêu cầu các tác giả, Nhà xuất bản chỉnh sửa ngay, để học sinh không bị thiệt thòi. Đặc biệt, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh chỉnh sửa ngay sách Tiếng Việt 1 của bộ Cánh Diều thì các bộ sách khác của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam khi có "sạn" cũng cần phải chỉnh sửa ngay mới tạo ra sự công bằng.
Trước đó, như Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã thông tin trong bài viết NXB GDVN, các tác giả không thể im lặng mãi về "sạn" trong các sách Bộ Kết nối, ngay khi có các ồn ào về sạn trong các sách Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, ngày 10/9, phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã liên hệ với Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thì nhận được phản hồi "Về nội dung phóng viên hỏi, hiện Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đang làm việc với các bên liên quan và sẽ thông tin khi có kết quả cụ thể".
Đến ngày 28/9, phóng viên chưa nhận được thêm thông tin gì. Ngoài ra, vấn đề này, phóng viên của Tạp chí cũng đã liên lạc với Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Tùng - Phó Tổng biên tập Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam nhưng không nhận được phản hồi.
Từng phát biểu trên báo chí vào cuối tháng 8 về các ồn ào xung quanh bài thơ Bắt nạt, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy - Phó Chủ nhiệm ủy ban Xã hội của Quốc hội cho rằng báo chí và dư luận đã lên tiếng rất lâu, nhưng tập thể tác giả và Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam chưa hề lên tiếng là hoàn toàn không đúng. Đại biểu Thúy nhấn mạnh, tập thể tác giả và Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phải có trách nhiệm lắng nghe, giải trình trước công luận và đưa ra hướng khắc phục.
Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan có thẩm quyền phê duyệt sách giáo khoa, trách nhiệm trước hết là của Hội đồng thẩm định do Bộ thành lập, thứ hai là cơ quan tham mưu của Bộ và thứ ba là Lãnh đạo Bộ. Dù việc phê duyệt sách giáo khoa là của nhiệm kỳ trước nhưng trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ là xuyên suốt cho nên lãnh đạo Bộ cần chỉ đạo Nhà xuất bản Giáo dục Việt nam và tập thể tác giả sách giáo khoa nói trên trả lời công luận. Nếu có sai sót thì phải chỉ đạo sửa chữa khắc phục và xử lý theo thẩm quyền.
Quảng Ngãi chọn xong sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 Sách giáo khoa được chọn sử dụng hầu hết là bộ sách Kết nối tri thức và Cuộc sống của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Ngày 26/4, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi cho hay, vừa ban hành quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 sử dụng trong cơ sở giáo...