Lãnh đạo biểu tình dọa bắt Thủ tướng Thái Lan
Lãnh đạo nhóm biểu tình chống chính phủ Suthep Thaugsuban đe dọa sẽ bắt giữ Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra cùng các Bộ trưởng quan trọng và thậm chí sẽ giam giữ họ nếu không từ chức.
Lãnh đạo nhóm biểu tình chống chính phủ Suthep Thaugsuban chào những người ủng hộ ông ở Bangkok
Phát biểu trước những người biểu tình, ông Suthep cho biết những người biểu tình sẽ bao vây tất cả các văn phòng chính phủ trong vòng 2 đến 3 ngày tới. Nếu người đứng đầu chính phủ không từ chức theo yêu cầu của Ủy ban cải cách dân chủ nhân dân (PDRC), PDRC sẽ tiếp tục phát động biểu tình phong tỏa nhà của Thủ tướng Yingluck và các thành viên quan trọng của nội các.
Ông Suthep cho biết nếu họ vẫn không chịu từ chức, những người biểu tình thậm chí sẽ bắt và giam giữ bà Yingluck và những Bộ trưởng quan trọng.
Video đang HOT
Ông Suthep đã phát động chiến dịch “Đóng cửa Bangkok” từ ngày 13/1, nhằm mục đích làm tê liệt thủ đô và buộc bà Yingluck phải từ chức để thay thế bằng một hội đồng nhân dân không qua bầu cử.
Trong khi đó, Thủ tướng Yingluck ngày 14/1 kêu gọi ông Suthep và đảng Dân chủ đối lập tham gia cuộc thảo luận ngày hôm nay về đề nghị của Ủy ban bầu cử, hoãn cuộc bầu cử vào 2/2 tới. “Đảng Dân chủ và các đảng khác được cho là cạnh tranh nghiêm túc trong cuộc bầu cử sắp tới. Các cuộc biểu tình đường phố chỉ làm tổn thương đất nước và khiến tất cả mọi người gặp khó khăn”, bà Yingluck nói.
Tuy nhiên, ông Suthep nhất quyết không tham gia cuộc thảo luận với chính phủ và thề sẽ chiến đấu cho tới khi chính phủ từ chức.
Theo Khampha
Bangkok bắt đầu bị đóng cửa
Phe biểu tình quyết tâm đóng cửa Bangkok để buộc chính phủ của Thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawa tra từ chức.
Phe biểu tình chống chính phủ cuối buổi chiều 12/1 đã bắt đầu đóng cửa Bangkok tại một số địa điểm bằng cách chặn một số con đường bằng bao cát và rào chắn, sớm hơn kế hoạch 12 giờ, để buộc chính phủ của Thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawatra từ chức và dọn đường cho cải cách chính trị. Báo Bangkok Post xác nhận sự kiện trên đã khiến cho dịch vụ xe buýt trong thành phố phải tái định tuyến và cảnh sát thiết lập các chốt gần 7 địa điểm biểu tình.
Một số người dân đã tỏ ý phàn nàn trên Facebook về tình trạng ngăn chặn giao thông bất ngờ như vậy. Ông Ruangsak Jaritake, trợ lý cảnh sát trưởng quốc gia Thái Lan, cho biết khoảng 4.000 cảnh sát được triển khai để hướng dẫn người tham gia giao thông tại 7 địa điểm chính trong thời gian xảy ra đóng cửa Bangkok. Thêm vào đó, cảnh sát cũng đánh giá các cuộc biểu tình chống đối quy mô vào ngày 13-1 sẽ ảnh hưởng đến 16 con đường chính và 8 con đường nhỏ vốn có lưu lượng xe cộ qua lại hằng ngày trung bình là 788.300 chiếc.
Trong khi đó, Trung tâm Quản lý Hòa bình và Trật tự (CAPO) ngày 12-1 đã ban hành lệnh cấm xe cộ chở trang thiết bị được sử dụng cho các cuộc biểu tình hoặc gây trở ngại cho các nhân viên an ninh đi vào khu vực 14 con đường ở Bangkok. Các trang thiết bị này bao gồm cát, xi-măng, bao cát, tre hoặc loa phóng thanh với ampli có công suất lớn.
Đường Chaeng Wattana đã bị phe biểu tình ngăn chặn vào chiều 12/1 (Ảnh: BANGKOK POST)
Thực tế đã xảy ra trái ngược với nhận định của nhiều nhà chiến lược và học giả trước đó. Họ cho rằng không thể có chuyện đóng cửa Bangkok, một thành phố có diện tích 1.500 km2 và dân số 10 triệu người nếu không tiến hành một chiến dịch kiểu quân sự, trong đó có việc cắt nguồn cung cấp điện, nước.
Ông Timothy Huxley, Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) tại Singapore, nhận định mong muốn làm Bangkok tê liệt bằng biểu tình là "nhiệm vụ bất khả thi" khi cho biết: "Khẩu hiệu "đóng cửa Bangkok" của phe biểu tình nghe rất sướng tai nhưng lại không thực chất. Tôi không chắc phe biểu tình sẽ đóng cửa thành phố như thế nào bởi họ cam kết không phong tỏa các hệ thống giao thông công cộng. Nếu muốn tìm cách đóng cửa thành phố, họ phải cắt được điện, nước". Ông cũng gọi chiến dịch của Ủy ban Cải cách Dân chủ Nhân dân (PDRC) là "một cuộc nổi loạn chống lại một chính phủ được bầu hợp hiến và được quốc tế công nhận".
Tướng về hưu Ekkachai Srivilas, chuyên gia tại Viện Quốc vương Prajadhipok ở Bangkok, cho rằng chiến lược "đóng cửa Bangkok" chưa từng xảy ra trong lịch sử chính trường Thái Lan. Ông nhận định: "Thứ vũ khí duy nhất mà ông Suthep Thaugsuban (thủ lĩnh PDRC) đang có là đám đông biểu tình. Nếu cuộc biểu tình kéo dài, ông ta khó có thể duy trì được lượng người tham gia đông đảo như lúc khởi đầu". Ông Ekkachai thậm chí còn nhận định chiến dịch đóng cửa Bangkok sẽ có tác động tiêu cực đến ông Suthep và những người ủng hộ ông ta bởi người kinh doanh và ngành du lịch có thể bị thiệt hại không nhỏ.
Xem xét hoãn bầu cử Chính phủ của bà Yingluck trong tuần này sẽ xem xét đề xuất dời cuộc tổng tuyển cử sắp tới từ ngày 2/2 đến 4/5. Động thái này diễn ra sau khi ông Somchai Srisuthiyakorn, thành viên Ủy ban Bầu cử Thái Lan (EC), hôm 11/1 cho biết cơ quan này sẽ đề xuất chính phủ làm thế giữa lúc tình hình tại Bangkok đang căng thẳng. Theo quy định của Hiến pháp Thái Lan, một cuộc bầu cử mới phải được tổ chức trong vòng 180 ngày kể từ khi hạ viện bị giải tán. EC cho biết thời điểm ngày 4-5 nói trên vẫn nằm trong khung thời gian này. Tuy nhiên, theo báo Bangkok Post, ông Sathit Wongnongtoey, thành viên PDRC đối lập, đã bác bỏ đề xuất trì hoãn bầu cử nói trên và cho đây là một đề nghị vô nghĩa. Ông khẳng định mục tiêu của PDRC vẫn là đòi chính phủ của bà Yingluck từ chức để mở đường cho việc thực hiện cải cách trước khi diễn ra bất kỳ cuộc bầu cử mới nào. Thậm chí, nếu cuộc bầu cử bị trì hoãn thì vị thế của chính phủ bà Yingluck vẫn tiếp tục cầm quyền và sẽ không có những thay đổi về quy định bầu cử. X.Mai
Theo Hoàng Phương - Lục San
Bà Yingluck: Chắc chắn không có đảo chính! Những ngày qua, tin đồn về một cuộc đảo chính thủ tướng Yingluck Shinawtra đã khẳng định quân đội nước này sẽ không thực hiện một cuộc đảo chính nào ở Thái Lan rộ lên. Tuy nhiên, ngày 7/1, nữ thủ tướng Yingluck Shinawtra đã khẳng định quân đội nước này sẽ không thực hiện một cuộc đảo chính nào vì bài học...