Lãnh đạo APEC mâu thuẫn về toàn cầu hóa và thương mại tự do
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad cảnh báo hội nhập kinh tế sẽ khiến nhiều nước tụt lại phía sau nhưng Australia, Trung Quốc và Nga lên án chủ nghĩa bảo hộ.
Ông Mahathir Mohamad đã có một bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC ở Port Moresby, Papua New Guinea. Ảnh: Peter Parks / AFP / Getty Images
Tương lai của thương mại tự do dường như không mấy khả quan, khi mà các nhà lãnh đạo nhóm họp tại Hội nghị Thượng đỉnh Châu Á – Thái Bình Dương hôm thứ Bảy và một số cho rằng cần phải có một sự thay đổi triệt để trong khi số khác mong muốn giữ nguyên hiện trạng toàn cầu hóa như hiện nay.
Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tại Papua New Guinea, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad, cảnh báo rằng toàn cầu hóa đã khiến một số quốc gia bị tụt hậu và thúc đẩy sự bất bình đẳng.
“Những lợi ích của hội nhập thương mại tự do và công bằng và hội nhập kinh tế đã bị phá vỡ, một vài minh chứng đó là Brexit và các cuộc chiến thương mại giữa các nền kinh tế lớn”, ông nói.
“Cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã làm nghiêm trọng thêm những gián đoạn trong thương mại của chúng tôi.”
Thủ tướng Úc Scott Morrison sau đó đã lên tiếng mạnh mẽ bảo vệ tự do thương mại. “Những nỗ lực của chúng ta phải là thuyết phục và thuyết phục người dân một lần nữa về những lợi ích trong nước”, ông nói.
Ông Morrison cho biết, hơn một tỷ người đã thoát khỏi tình trạng nghèo cùng cực kể từ năm 1991 bởi tự do thương mại đã đem lại các cơ hội việc làm và hàng hóa tiêu dùng giá cả phải chăng hơn.
Bài phát biểu của ông rõ ràng là đang nói đến cuộc chiến thương mại đang leo thang giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cùng với chủ nghĩa bảo hộ của Tổng thống Mỹ, Donald Trump.
Ông Morrison nói: “Chúng ta đang chứng kiến một làn sóng tăng cường bảo hộ thương mại cùng với sự biến động về tài chính ở một số nền kinh tế mới nổi”. “Chúng ta bây giờ nhất thiết phải đứng lên bảo vệ các giá trị kinh tế chúng ta tin tưởng và cho mọi người thấy những giá trị ấy đem lại những lợi ích như thế nào.”
Phát biểu trên chiếc du thuyền đậu tại Cảng Fairfax của Port Moresby, Thủ tướng Nga Dimitry Medvedev đã cùng với ông Morrison cảnh báo các quốc gia về sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ và hết sức ủng hộnhững quy tắc về thương mạirõ ràng và minh bạch.
Video đang HOT
Tổng thống Nga Vladimir Putin không tham dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC.
Quan điểm chống chủ nghĩa bảo hộ cũng được nhắc lại bởi Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình.
Cái bóng của chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa đơn phương đang đe dọa sự tăng trưởng toàn cầu, ông Tập phát biểu.
Chủ tịch Tập Cận Bình và các đối tác toàn cầu của mình đang hết sức cố gắng thúc đẩy tự do thương mại.
Trung Quốc và Mỹ đã bị kẹt trong một cuộc chiến thương mại đang leo thang kể từ khi ông Trump thắng cử trong năm 2016.
Ông Trump đã bỏ qua Hội nghị Thượng đỉnh APEC năm nay. Thay vào đó là sự tham dự của Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence.
Trung Quốc cũng đã và đang đối đầu với Mỹ bởi tham vọng của mình về vấn đề lãnh thổ ở Thái Bình Dương, gói gọn trong Sáng kiến “Vành đai và con đường” của ông Tập.
Được công bố vào năm 2013, sáng kiến này nhằm tăng cường mạng lưới liên kết đất liền và biển kết nốivới Đông Nam Á, Trung Á, Trung Đông, Châu Âu và Châu Phi.
Nỗ lực của Trung Quốc để có thêm được những đồng minh ở khu vực Thái Bình Dương giàu tài nguyên đã được theo dõi một cách thận trọng bởi các cường quốc có truyền thống có ảnh hưởng lớn trong khu vực – Úc và Mỹ.
Trần Minh Tuấn (Theo The Guardian)
Theo thanhtra.com.vn
TQ có đòn gì "đấu" với Mỹ trong cuộc chiến tranh thương mại?
Trung Quốc sẵn sàng "đấu" với Mỹ đến cùng trong cuộc chiến tranh thương mại, trong khi âm thầm tìm cách thu hút các đồng minh nước ngoài.
Trung Quốc sẵn sàng gạt Mỹ ra một bên để thúc đẩy thương mại toàn cầu.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), chính phủ Trung Quốc quyết đấu với Mỹ để thể hiện lập trường ủng hộ thương mại tự do và bảo vệ toàn cầu hóa.
Nguồn tin đề nghị giấu tên với lý do không được phép tiết lộ chiến lược của Bắc Kinh, nói Trung Quốc kiên quyết phản đối chính sách bảo hộ của Tổng thống Mỹ Donald Trump và cho rằng thể giới nên ủng hộ hệ thống thương mại đa phương.
Trung Quốc nhận thấy thời cơ để liên minh với các quốc gia khác cũng chịu ảnh hưởng bởi quyết định bảo hộ của ông Trump, bao gồm châu Âu, Canada và cả Nga.
"Mỹ đang phá hoại hệ thống thương mại tự do toàn cầu mà chính nước này đã tạo nên cách đây hàng thập kỷ trước", nguồn tin nói. "Đây là cuộc Chiến tranh Lạnh mới đe dọa hòa bình và phát triển toàn cầu".
Thời gian qua, Trung Quốc đã cố gắng né tránh đụng độ trực tiếp bằng cách cam kết sẽ mua thêm hàng hóa Mỹ, nhưng điều này không khiến chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump ngừng tung đòn chiến tranh thương mại.
Một tuần sau quyết định áp thuế của ông Trump, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc họp kéo dài 2 ngày với các các bộ cấp cao trong nội bộ Đảng Cộng sản, bàn về vai trò của Trung Quốc trong việc thay đổi thế giới và những bước đi tiếp theo.
Trung Quốc với thị trường nội địa khổng lồ, sẵn sàng dấn thân vào cuộc chiến thương mại với Mỹ.
Tại cuộc họp, ông Tập nói: "Thế giới đã chứng kiến sự thay đổi lớn chưa từng thấy trong 100 năm qua". Ông Tập khẳng định Trung Quốc vẫn phải là nước đi đầu trong thời đại mới, bất chấp cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ.
Một trong những cách mà ông Tập nhắc đến là cải cách kinh tế, mở cửa hơn nữa với các nhà đầu tư nước ngoài. Quốc vụ viện Trung Quốc hồi tháng trước ban hành quy định cấm chính quyền địa phương hoặc công ty Trung Quốc bắt ép đối tác nước ngoài phải chuyển giao công nghệ. Đây là điều mà ông Trump và các quốc gia khác luôn lo ngại khi nhắc đến chuyện đầu tư vào Trung Quốc.
Như vậy, Trung Quốc một mặt sẵn sàng theo đuổi chiến tranh thương mại với Mỹ, mặt khác không ngừng đổi mới để thúc đẩy thương mại toàn cầu.
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang cụ thể hóa điều này với các đối tác, từ nhóm các nền kinh tế lớn G20 đến các đối tác thương mại trong khu vực.
Nhưng liệu Bắc Kinh có thu hút được thêm đồng minh để đối trọng với Washington hay không thì vẫn là câu hỏi để ngỏ.
Tháng trước, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo công khai chỉ trích lời hứa hẹn mở cửa nền kinh tế của Trung Quốc chỉ là "trò đùa ngớ ngẩn". Các nhà lãnh đạo châu Âu tại Brussels, Bỉ thì bác bỏ đề nghị thành lập liên minh đối trọng với Mỹ của Trung Quốc, theo Reuters.
Thủ tướng Đức Angela Merkel ca ngợi quyết định đón nhà đầu tư Đức của Trung Quốc.
Nhưng nỗ lực của Trung Quốc không phải là không có kết quả. Trung Quốc đã đồng ý để tập đoàn hóa chất BASF của Đức xây nhà máy ở Quảng Đông với khoản đầu tư 10 tỷ USD và quyền sở hữu 100%.
Sau lễ ký thỏa thuận tại Berlin vào ngày 9.7, Thủ tướng Đức Angela Merkel lên tiếng ca ngợi động thái mở cửa đón các nhà đầu tư nước ngoài của Trung Quốc.
"Đây là bằng chứng cho thấy Trung Quốc không chỉ nói, mà còn thể hiện bằng hành động", bà Merkel nói trong cuộc họp với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.
Ding Yifan, nhà nghiên cứu tại Đại học Tsinghua nhận định, Trung Quốc có một thị trường nội địa khổng lồ với 1,3 tỷ dân và hệ thống sản xuất hoàn chỉnh. Điều này giúp Bắc Kinh sẵn sàng dấn thân vào cuộc chiến tranh thương mại lâu dài với Mỹ.
"Trung Quốc đến cuối cùng sẽ thắng", ông Ding nói. "Ông Trump có thể đã đánh giá thấp sự kết nối của nền kinh tế toàn cầu".
Cựu thứ trưởng thương mại Trung Quốc, Wei Jianguo cũng bày tỏ sự đồng tình. "Mỹ đã thua khi nổ phát súng đầu tiên. Trung Quốc có chịu đứng lớn để chiến thắng trong thời gian dài".
Theo Danviet
Thủ tướng Malaysia không tin ông Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ Dựa vào màn thể hiện của đảng Cộng hòa Mỹ trong cuộc bầu cử giữa kỳ vừa qua, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad cho biết ông sẽ cảm thấy bất ngờ nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump tái đắc cử vào năm 2020. Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad (Ảnh: Reuters) Trả lời phỏng vấn CNBC ngày 12/11, Thủ tướng Malaysia Mahathir nói rằng...