Lãnh đạo Anh và EU sẽ thảo luận về thoả thuận hậu Brexit ngày 15/6
Đích thân Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ thảo luận với Chủ tịch Uỷ ban châu Âu và Chủ tịch Hội đồng châu Âu ngày 15/6 về hậu Brexit.
Chính phủ Anh ngày 11/6 khẳng định thông tin cho biết, đích thân Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ thảo luận với Chủ tịch Uỷ ban châu Âu và Chủ tịch Hội đồng châu Âu ngày 15/6 tới nhằm thúc đẩy các vòng đàm phán đang bế tắc hiện nay về một thoả thuận hậu Brexit.
Thủ tướng Ảnh Johnson. Ảnh: CityAM.
Thông tin về cuộc thảo luận cấp cao giữa Thủ tướng Anh và lãnh đạo EU được người phát ngôn của Chủ tịch Hội đồng Hội đồng châu Âu, Charles Michel khẳng định trong tối 11/6.
Theo thông tin này, Thủ tướng Anh đã có cuộc điện đàm với ông Charles Michel và hai bên nhất trí sẽ tổ chức một cuộc họp cấp cao trực tuyến vào chiều ngày 15/6.
Tham dự cuộc họp sẽ có Thủ tướng Anh Boris Johnson cùng 3 quan chức cao nhất của Liên minh châu Âu – EU là Chủ tịch Hội đồng châu Âu, Charles Michel, Chủ tịch Uỷ ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen và Chủ tịch Nghị viện châu Âu, David Sassoli.
Video đang HOT
Nội dung chính của cuộc họp cấp cao là về thoả thuận quy định mối quan hệ tương lai giữa EU và Anh sau khi nước Anh rời khỏi EU. Cuộc họp này được kỳ vọng sẽ là cú hích quan trọng giúp phá vỡ thế bế tắc hiện nay giữa hai bên sau khi 4 vòng đàm phán đã diễn ra từ tháng 2/2020 mà không đạt được bất cứ tiến triển nào.
Trưởng đoàn đàm phán Brexit của Liên minh châu Âu, Michel Barnier cho biết, điều quan trọng nhất là cuộc họp này có thể mang đến một lực đẩy chính trị mới cho cả hai phía, và có thể là những thay đổi trong quan điểm đàm phán bởi cho đến nay, phía Anh vẫn đang đòi hỏi quá nhiều.
Ông Barnier nói: “Vương quốc Anh nhấn mạnh rằng họ không đòi hỏi gì hơn là những tiền lệ đã được tạo dựng trước đó. Nhưng sự thật là trong nhiều lĩnh vực, họ đòi hỏi nhiều hơn nhiều so với Canada, Nhật Bản hay bất cứ đối tác tự do thương mại nào. Trong nhiều lĩnh vực, trên thực tế họ tìm kiếm việc duy trì lợi ích của một thành viên EU mà không muốn bất cứ ràng buộc nào”.
Cùng với việc lãnh đạo cấp cao hai bên trực tiếp thảo luận về thoả thuận hậu Brexit, hai phía Anh và EU cũng đã thống nhất sẽ thiết lập một nghị trình đàm phán mới dày đặc hơn. Theo đó, bên cạnh các vòng đàm phán chính thức, Anh và EU sẽ tổ chức các nhóm làm việc nhỏ, gặp nhau trực tiếp tại London hoặc Brussels.
Ngoài ra, Anh và EU sẽ đàm phán liên tục mỗi tuần trong thời gian từ 29/6 đến 27/7/2020, thay vì tiến hành các vòng đàm phán sau mỗi 2-3 tuần như trong thời gian qua.
Theo lịch trình, EU sẽ họp thượng đỉnh vào cuối tuần tới để bàn về những tiến triển trong đàm phán thoả thuận hậu Brexit với Anh và đến cuối tháng 6, nước Anh cũng sẽ phải đưa ra quyết định về việc có gia hạn thời kỳ quá độ ở lại trong EU, dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 31/12/2020 hay không.
Đàm phán EU-Anh về thoả thuận hậu Brexit không đạt bước tiến cụ thể
EU và Anh vừa kết thúc vòng đàm phán thứ hai diễn ra trong 1 tuần về một thoả thuận hậu Brexit mà không đạt được bước tiến đáng kể nào.
Phát biểu trong cuộc họp báo chiều 24/4, sau khi kết thúc 1 tuần đàm phán với phía Anh về thoả thuận hậu Brexit, Trưởng đoàn đàm phán của EU Michel Barnier cho biết, hai bên không đạt được tiến bộ nào đáng kể. Đồng thời, phía EU chỉ trích Anh là đã thiếu cam kết trong các chủ đề đàm phán quan trọng.
Trưởng đoàn đàm phán của EU Michel Barnier thất vọng vì đàm phán EU-Anh không đạt được tiến triển. Ảnh: Getty Images
Cụ thể, trong vấn đề nghề cá, một trong các chủ đề gai góc nhất, ông Barnier cho biết các nhà đàm phán Anh đã không hề đưa ra một văn bản luật nào để thảo luận. Đặc biệt, trong vấn đề nước Anh cần gia hạn thời kỳ quá độ Brexit dự kiến kết thúc cuối năm nay để có thêm thời gian đàm phán, ông Michel Barnier cho rằng, quan điểm mang tính áp đặt từ phía Anh là không chấp nhận được.
"Tôi sẽ nói đơn giản thế này: Vương quốc Anh không thể quyết định rằng sẽ không có bất cứ gia hạn nào cho các cuộc đàm phán, dù việc này là có thể làm, để qua đó áp đặt một lịch trình khắc nghiệt, đặc biệt là với một cuộc đàm phán quan trọng như thế này.
Chưa bao giờ trong lịch sử châu Âu phải đàm phán một thoả thuận với một nước thứ ba, dù chỉ là một Hiệp định thương mại, mà đây còn vượt xa cả chuyện thương mại, trong một thời gian ngắn như thế", ông Michel Barnier nói.
Theo ông Barnier, EU đã gửi cho phía Anh một văn bản dày 350 trang thể hiện các quan điểm của EU trong các lĩnh vực quan trọng nhưng phía Anh phản hồi rất ít, trong một chủ đề nhất định, dù nước này luôn khẳng định muốn có các tiến bộ cụ thể trong đàm phán vào cuối tháng 6/2020.
Trưởng đoàn đàm phán của EU cũng cho biết, ông có 4 sự thất vọng với phía Anh sau khi kết thúc 40 phiên đàm phán trực tuyến từ đầu tuần này, khi phía Anh từ chối cam kết trong các chủ đề gai góc nhất như: từ chối nguyên tắc "sân chơi thương mại công bằng"; từ chối công nhận Toà công lý châu Âu, từ chối tham gia Công ước châu Âu về nhân quyền; không có sự đảm bảo từ phía Anh về việc hợp tác tư pháp và tự do đi lại của công dân.
Đáp lại các chỉ trích từ phía EU, trong thông cáo đưa ra chiều ngày 24/04, Chính phủ Anh cho biết, hai bên sẽ không thể có thoả thuận hài hoà chừng nào EU vẫn áp đặt các điều kiện cho nước Anh và chưa nhận thức được rằng Anh đã rời khỏi EU.
Theo kế hoạch, hai bên sẽ còn hai vòng đàm phán nữa trước khi nước Anh phải ra quyết định có xin gia hạn quá độ Brexit vào cuối tháng 6 hay không. Vòng đàm phán tiếp theo sẽ diễn ra từ ngày 11/5./.
Quang Dũng
Anh và EU dùng dằng việc kéo dài thời hạn đàm phán Bất chấp dịch Covid-19, chính phủ Anh vẫn khẳng định sẽ không đề nghị kéo dài thời gian chuyển tiếp cho tiến trình Brexit sau ngày 31/12. Ngày 20/4, Anh và EU đã tiến hành vòng đàm phán mới về Brexit. Các cuộc đàm phán sẽ kéo dài suốt tuần này và vòng tiếp theo dự kiến diễn ra vào ngày 11/5. Sau...