Lãnh đạo Ấn Độ và Nga điện đàm thảo luận về năng lượng và lương thực
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 1/7, Thủ tướng Narendra Modi và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm, thảo luận về các vấn đề liên quan thị trường năng lượng và lương thực toàn cầu.
Thông báo của Văn phòng Thủ tướng Ấn Độ cho biết: “Tại cuộc điện đàm, hai nhà lãnh đạo đã trao đổi ý kiến về các biện pháp khuyến khích giao dịch song phương trong lĩnh vực hàng nông sản, phân bón và dược phẩm. Ngoài ra, hai bên cũng thảo luận về các vấn đề toàn cầu, trong đó có tình hình thị trường năng lượng và lương thực quốc tế”.
Nông dân thu hoạch lúa mì trên cánh đồng tại Stavropol, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Văn phòng Thủ tướng Ấn Độ, nhân dịp này, Thủ tướng Modi đã hối thúc Tổng thống Putin tiến hành đối thoại và các giải pháp ngoại giao nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Trong khi đó, thông báo của Điện Kremlin cho biết tại cuộc điện đàm, Tổng thống Putin khẳng định Nga vẫn là một nhà sản xuất và nhà cung cấp ngũ cốc, phân bón và năng lượng đáng tin cậy.
Video đang HOT
Liên quan thị trường lương thực toàn cầu, ông Putin đã đề cập “những sai lầm mang tính hệ thống do một số quốc gia đã phá vỡ cấu trúc thương mại tự do trong thực phẩm và hàng hóa, qua đó kích hoạt sự tăng giá đáng kể của những mặt hàng này”.
Cuộc điện đàm diễn ra trong bối cảnh Ấn Độ tiếp tục tăng cường mua dầu thô của Nga.
Lý do Australia đối mặt khủng hoảng năng lượng dù có nguồn cung dồi dào
Australia đang đối mặt với khủng hoảng năng lượng mặc dù có nguồn khí đốt tự nhiên và than đá dồi dào.
Tàu chở than khai thác tại cảng Newcastle. Ảnh: LLI
Australia đang trải qua một cuộc khủng hoảng năng lượng mặc dù nước này nổi tiếng là nước xuất khẩu khí đốt hàng đầu. Sự kết hợp của nhiều thách thức đã dẫn đến tình trạng thiếu năng lượng trầm trọng và giá tiêu dùng cao ở Australia, khiến chính phủ mới phải đối mặt với tình trạng bất ổn về năng lượng lớn nhất từ trước đến nay.
Bộ trưởng Năng lượng liên bang Australia Chris Bowen đang đổ lỗi cho chính phủ tiền nhiệm về những thách thức năng lượng hiện tại mà nước này đang phải đối mặt. Ông Bowen tuyên bố rằng chính phủ liên minh tiền nhiệm đã để lại một "đống lửa", khiến nước này "thiếu chuẩn bị cho những thách thức đang phải đối mặt hiện nay". Đáp lại, chính phủ tiền nhiệm đang đổ lỗi cho đảng Lao động đương nhiệm thiếu kinh nghiệm để gây ra cuộc khủng hoảng.
Giá năng lượng đã tăng trên toàn cầu kể từ năm 2021. Sự gia tăng nhu cầu sau đại dịch chưa được đáp ứng, mặc dù các quốc gia sản xuất dầu cố gắng tăng sản lượng dầu thô của họ sau hai năm gián đoạn, khiến giá năng lượng tăng. Gần đây hơn, việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine kéo theo các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với dầu của Moskva, đã gây ra tình trạng thiếu hụt nhiều hơn và khiến giá dầu tăng vọt.
Tuy Australia có trữ lượng than lớn, nhưng triển vọng ngành này đang bắt đầu có vẻ kém thuận lợi hơn khi Canberra phải đối phó với áp lực chuyển đổi sang năng lượng xanh của quốc tế. Hiện Australia vẫn phụ thuộc nhiều vào than để sản xuất điện. Nước này cũng tiếp tục xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch sang một số quốc gia trên khắp châu Á, chẳng hạn như Trung Quốc và Ấn Độ, vì họ không có dấu hiệu giảm sự phụ thuộc vào than đá.
Nhưng nhiều nhà máy than lớn của Australia lại đang xuống cấp do thiếu vốn đầu tư liên quan đến sự không chắc chắn về tương lai của nguồn năng lượng này. Ngoài ra, Canberra cũng đã công bố kế hoạch chuyển nhiều hoạt động khai thác than sang năng lượng tái tạo. Cảng than lớn nhất thế giới, Cảng Newcastle, hiện dự kiến sẽ chiếm một nửa doanh thu từ hoạt động kinh doanh ngoài than vào năm 2030, trong khi ở Queensland, Australia có kế hoạch chuyển đổi một bến cảng xuất khẩu thành một cơ sở sản xuất hydro tái tạo trong vòng vài năm tới.
Sự kết hợp của những thách thức - gia tăng toàn cầu về chi phí năng lượng, xung đột Nga-Ukraine, việc ngừng hoạt động than đá và thời tiết mùa Đông lạnh hơn đến sớm hơn - đã đồng loạt "tấn công" Australia, gây ra một cuộc khủng hoảng năng lượng lớn. Nhưng có lẽ điều này có vẻ hơi ngạc nhiên đối với một quốc gia nổi tiếng là nước xuất khẩu năng lượng hàng đầu.
Dự trữ than của Australia được coi là một trong những nước lớn nhất thế giới, với khoảng 90 tỷ tấn than đen và 85 tỷ tấn than nâu được ghi nhận trong năm 2019. Trong giai đoạn 2019-2020, Australia đã xuất khẩu khoảng 90% sản lượng than đen, 74% lượng khí đốt tự nhiên và 78% lượng dầu thô của họ.
Tuy nhiên, trong tháng trước, Australia đã phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt ở trong nước, buộc nước này phải tìm nguồn cung cấp năng lượng ở nơi khác. Tình trạng thiếu hụt này diễn ra sau nhiều tháng xuất khẩu khí đốt gia tăng sang các nước đang tìm cách thay thế nguồn cung cấp khí đốt từ Nga. Nhưng do thời tiết lạnh giá đến sớm hơn dự báo, nhiều bang tại Australia bắt đầu đối mặt với tình trạng thiếu hụt năng lượng.
Những thách thức khác đã xảy ra trong lĩnh vực than, như lũ lụt hồi đầu năm ở New South Wales (NSW) và Queensland, cũng như các vấn đề kỹ thuật, đã dẫn đến giảm sản lượng khai thác than. Điều này khiến Bộ trưởng Bowen yêu cầu bang NSW hạn chế sử dụng năng lượng trong giờ cao điểm buổi tối để ngăn chặn tình trạng mất điện vào tuần trước.
Nhà điều hành thị trường năng lượng Australia (Aemo) cũng phải đối mặt với một quyết định khó khăn vào tuần trước khi buộc phải đình chỉ thị trường bán buôn lần đầu tiên sau một thập kỷ rưỡi, do các máy phát điện không thể hoạt động trở lại.
Trong khi đó, người đứng đầu ngành năng lượng của NSL, Matt Kean, thậm chí đã được Thống đốc NSW trao quyền hạn đặc biệt về việc lập kế hoạch dự phòng trong đó sẵn sàng coi cung cấp than như một dịch vụ thiết yếu. Kế hoạch dự phòng cũng sẽ cho phép ông Kean ra lệnh luân chuyển than giữa các nhà máy nếu có sự thiếu hụt, cũng như quản lý việc sử dụng tài nguyên.
Giá dầu thế giới phiên 21/6 phục hồi do lo ngại nguồn cung bị thắt chặt Giá dầu thế giới tăng trong phiên 21/6, sau khi giảm mạnh trong tuần trước. Một cơ sở lọc dầu ở Basra, Iraq. Ảnh: AFP/TTXVN Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng Bảy tăng 1,09 USD, hay 1%, lên chốt phiên ở mức 110,65 USD/thùng tại Sàn giao dịch hàng hóa New York. Giá dầu Brent giao tháng Tám tăng 52 xu...