Làng trẻ nhiễm HIV trước thềm năm học mới
Giữa làng chè truyền thống Phú Yên (xã Yên Bài, huyện Ba Vì, TP Hà Nội) ngày hai lần vang lên tiếng cười râm ran của bọn trẻ đi học. Bước vào năm học mới bọn trẻ mặc đồng phục sắc màu đi hàng một ngay ngắn trên con đường xuyên những đồi chè xanh ngát vẽ nên khung cảnh nên thơ, yên bình. Ít ai biết được các em là trẻ có HIV, là những mảnh đời bất hạnh trước khi về cơ sở cai nghiện số 2 Hà Nội (cơ sở 2).
Trẻ nhiễm HIV tại cơ sở 2 phấn khởi với SGK mới
Kỳ 1: Mong đến trường sớm
Chuẩn bị hành trang đến trường
Trong khuôn viên xanh ngát của cơ sở 2 có đầy đủ lớp học theo nhóm lớp, nhóm độ tuổi. Lớp học do các tổ chức xã hội và nguồn ngân sách Nhà nước chung tay xây dựng. Trong các khu nhà Thỏ Đế, Dế Mèn, Hướng Dương, Hoa Mai là trẻ mầm non các độ tuổi đang chơi đùa, tập múa hát, vẽ tranh hoặc chơi các trò chơi. Ở đây còn có hẳn một dãy nhà lớp học nép mình dưới vườn cây xanh mát với 4 phòng học và đầy đủ trang thiết bị dạy học. Trong lớp học, các cán bộ tư vấn giáo dục đang hướng dẫn bọn trẻ bọc sách vở mới còn thơm nguyên mùi giấy mới, mực in. Nhìn bọn trẻ mồ hôi nhễ nhại, hào hứng đón nhận những quyển sách lớp 1, 2 rồi về bàn học ê a đánh vần mà nao lòng.
“Nếu điều trị tốt thì người nhiễm HIV có thể có cuộc sống khá lâu dài như lịch sử bệnh này đã chứng minh và họ đều có quyền làm việc, được sống như những công dân bình thường. Trách nhiệm của xã hội là tạo điều kiện bình đẳng cho các cháu được học tập và đóng góp cho xã hội khi họ còn sức lao động và mong muốn được kiếm sống bằng sức lao động của mình” – ông Giang chia sẻ.
“Các cháu tuy mang trong mình căn bệnh thế kỷ nhưng về mái nhà chung này, các cháu được chăm sóc y tế, được ăn, được học như những đứa trẻ bình thường khác” – ông Phạm Đình Giang – Giám đốc Cơ sở cai nghiện ma túy số 2 Hà Nội – chia sẻ. Cơ sở 2 tiếp nhận các cháu nhiễm HIV từ mọi miền của Tổ quốc. Đa phần các cháu đều không còn bố mẹ, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Hiện trong số hơn 70 trẻ đang được nuôi dưỡng tại đây, có 64 trẻ đang trong độ tuổi đến trường. Nhiều cháu đã quá tuổi phổ cập, phải học hòa nhập.
Để chuẩn bị cho năm học mới, đến thời điểm này, thành phố đã hỗ trợ cơ sở vật chất, sách, bút, vở. Các tổ chức có tấm lòng hảo tâm hỗ trợ trang phục, SGK, sách tham khảo, đồ dùng cá nhân khác cho trẻ. Ngoài ra, đơn vị còn tự liên kết với nhiều tổ chức hỗ trợ xe đạp cho trẻ học THCS. Phương châm của thành phố là trong độ tuổi còn đi học, phải bằng mọi cách trang bị kiến thức kỹ năng cho trẻ để trẻ đi học, tái hòa nhập cộng đồng. Có những trẻ quá tuổi phổ cập giáo dục tiểu học nhưng vẫn phải học lớp 1 để hoàn thành cấp tiểu học. Sau bậc THCS, trẻ nào có đủ sức khỏe, có học lực thì tiếp tục động viên các cháu học tiếp THPT để sau này dễ bề học chuyên nghiệp. “Nếu không tiếp tục học THPT trẻ được học nghề” – ông Giang khẳng định.
Nỗ lực hòa nhập cộng đồng
Video đang HOT
“Tại cơ sở 2, mỗi cháu một hoàn cảnh éo le nhưng có chung một điểm là trước khi vào đây các cháu bị gián đoạn ít nhiều thời gian đi học. Do vậy về đến cơ sở, các cháu được trường tiểu học nơi cơ sở 2 đứng chân là Trường Yên Bài B vận động ra lớp để đảm bảo độ tuổi phổ cập và tái hòa nhập” – ông Giang cho biết. Nhiều năm trước, từ 2006 – 2007, việc đưa trẻ từ đơn vị đến trường học hòa nhập với cộng đồng vô cùng khó khăn vì người dân hết sức kỳ thị với những người nhiễm HIV. Họ có cái nhìn rất thiếu thiện cảm với nhóm trẻ ở đây ra trường để học hòa nhập. Có người còn chuyển con, em mình sang trường khác học để phản đối việc cho học sinh cơ sở 2 theo học tại Trường Tiểu học Yên Bài B. Phản đối của người dân lên đến đỉnh điểm khi họ cho rào đường từ cơ sở 2 ra trường học để không cho nhóm trẻ nhiễm HIV đến trường.
Trước những khó khăn như vậy, từ năm học 2012 – 2013, đơn vị đã đầu tư cơ sở vật chất, phòng học để các trẻ học tập tại chỗ. Từ đó đến nay, học sinh cấp tiểu học được học tại đơn vị, nhà trường bố trí 3 giáo viên chuyên trách vào giảng dạy tại cơ sở 2, có tiết các giáo viên dạy ở đây phải thực hiện dạy lớp ghép, kiểm tra các nhóm độ tuổi và năng lực tiếp thu của các em để tiến hành ghép lớp 1 2, 3 4 và lớp 5. Các giáo viên được Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố chi trả lương, phụ cấp đứng lớp ghép, phụ cấp khác theo chế độ hiện hành. Mỗi tuần 1 buổi, các em chỉ ra trường để sinh hoạt dưới cờ vào thứ 2 hàng tuần.
Nói về nỗ lực học tập của nhóm trẻ nhiễm HIV, vị Giám đốc cơ sở 2 phấn chấn: “Hầu hết các cháu đều hoàn thành tốt cấp học, bậc học của mình. Năm học vừa qua có 3 học sinh của trung tâm hoàn thành chương trình THPT và được người nhà định hướng nghề nghiệp. Có cháu đi học đại học, có cháu học nghề ngắn hạn để đi làm luôn. Đơn vị vẫn thường xuyên giữ liên hệ với các cháu để khi các cháu không có việc làm, hoặc khi gặp khó khăn trong cuộc sống, có nhiều tổ chức, doanh nghiệp sẵn sàng tiếp nhận lao động nhiễm HIV từ cơ sở 2 vào làm việc để các cháu có thể hòa nhập được với cộng đồng”.
Theo giaoducthoidai.vn
Gia đình bé gái 18 tháng tuổi có HIV: Không dám quy kết trách nhiệm cho ai
Kể từ khi nhận tin sét đánh, đứa con gái bé bỏng H.N.Q. (SN 2017) dương tính với HIV, vợ chồng chị P.T.Đ như ngã gục, liên tục khóc thương cho số phận và tương lai sau này của con.
Những ngày qua, câu chuyện nhiều người ở xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ nghi bị nhiễm HIV cứ thế lan khắp xóm làng. Giờ đây, đi đâu họ cũng bàn tán về câu chuyện của căn bệnh thế kỷ, ai cũng chung nỗi lo không biết có bao nhiêu người nhiễm HIV.
Chiều ngày 14/8, chúng tôi tìm về gia đình chị P.T. Đ. (35 tuổi, ở xóm Chiềng 3, xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn, Phú Thọ), thấy chị ngồi buồn bã dưới nền nhà, chốc chốc lại ôm cô con gái nhỏ H.N.Q (18 tháng tuổi) đang chạy nhảy, nô đùa ríu rít.
Nhắc đến chuyện bệnh tật của cháu, chị P.T.Đ. tỏ ra vô cùng đau đớn và buồn bã. lo cho số phận và tương lai sau này của con.
Câu hỏi đặt ra của cả gia đình chị Đ. là tại sao bé Q. lại nhiễm HIV trong khi bố mẹ âm tính với căn bệnh thế kỷ này, dường như không ai trả lời được... (Ảnh: Trần Thanh).
Bé H.N.Q. là một trong số những bệnh nhân được chuẩn đoán dương tính với HIV sau đợt xét nghiệm sàng lọc của Trung tâm Y tế huyện Tân Sơn vào thứ Ba tuần trước (ngày 7/8).
"Sau đó ít ngày, khi nhận kết quả xét nghiệm, tôi sững sờ khi biết đứa con gái bé bỏng của mình dương tính với HIV. Hiện tại, gia đình tôi đang rất bối rối không rõ vì sao cháu lại bị nhiễm HIV trong khi bố mẹ không bị sao", chị Đ. không giấu nổi nỗi đau xé lòng kể lại.
Suốt một tuần sau đó, chị Đ., sợ hãi, không dám đi ra ngoài vì sợ người làng kỳ thị.
Điều đáng nói là kết quả xét nghiệm máu của anh chị và con trai đầu đều âm tính với vi rút HIV.
Chị Đ., giờ đây chỉ mong con gái sống khoẻ mạnh, chiến đấu với căn bệnh quái ác (Ảnh: HM)
Chia sẻ về tình trạng sức khỏe của con gái, chị Đ. cho biết, thời gian gần đây cơ thể cháu Q. có dấu hiệu lở loét, càng ngày càng nặng. Dù gia đình có sử dụng lá thuốc để tắm, cùng với bôi thuốc nhưng không khỏi.
"Tôi thương con còn nhỏ mà đã mắc bệnh, rồi tương lai con sẽ đi về đâu. Giờ đây tôi chỉ biết chăm sóc và cho con uống thuốc đều đặn để hi vọng một phép màu. Nhưng chắc khó lắm", chị Đ. khóc nức nở.
Chỉ mong con gái được chữa trị kịp thời!
Theo chị Đ., cách đây không lâu, thi thoảng bé Q. bị ốm đau nên chị đưa con đến điều trị tại nhà y sĩ T. đang công tác tại Trung tâm Y tế dự phòng huyện Tân Sơn), ở xã Kim Thượng). Y sĩ T cũng có mối quan hệ họ hàng với gia đình chị.
"Không riêng gì con gái tôi mà cả gia đình tôi cứ ai đau ốm là lại ra nhà y sĩ T. khám với tiêm hết", chị Đ. kể
Sau khi được chữa trị tại đây, con chị đỡ hơn và không quấy khóc.
"Anh T. rất tận tình, dù đêm khuya có gì chỉ cần nhờ là anh ấy đến. Nếu ai bị bệnh đến anh T. thăm khám, anh đều giúp đỡ nhiệt tình. Ai đưa thuốc đến nhờ tiêm truyền thì anh ấy cũng không lấy tiền công. Trong xóm ai bị bệnh, nếu không có tiền, anh đều khám chữa, thuốc thang cho nợ, bao giờ tiền có gửi lại sau. Hiện gia đình chúng tôi không muốn quy kết trách nhiệm cho ai, chỉ mong con gái được chữa trị kịp thời", chị Đ. chia sẻ.
Bà H.T.L
Trong khi đó, bà Hạ Thị L., (chị gái ruột chồng chị Đ.) cho biết, anh trai ruột của chị Đ. nhà ngay cạnh cũng bị dương tính với HIV. Theo lời chị Liên kể, trước đây chị Đ. hay bế cháu Q. sang nhà anh ruột chơi.
"Ông Đ. là anh trai ruột của cô Đ. Ông này thường xuyên có mặt ở nhà, ít khi đi ra khỏi địa phương. Tôi cũng không dám chắc ông ý lây bệnh cho cháu Q. Hay không" - chị L. cho biết
Trần Thanh - Trọng Trinh
Theo Dân trí
Người bất ngờ phát hiện bị nhiễm HIV ở Phú Thọ: 'Nhận kết quả xét nghiệm tôi đã rất sốc' Chị Trần Thị T. cho biết, thấy người bị ốm yếu, sút cân nên đã đi bệnh viện khám thì bất ngờ nhận thông tin mình bị nhiễm HIV khiến chị rất sốc, thậm chí nghi ngờ chồng. Tuy nhiên, chồng chị may mắn không bị, còn chị không biết đã lây bệnh từ đâu. Mới đây, sự việc người dân tại xã...