Lãng phí vì hướng nghiệp sai

Theo dõi VGT trên

Chỉ 5% học sinh hiểu biết về ngành mình chọn thi ĐH, 20% hiểu một cách tương đối và 75% không biết gì, theo một cuộc khảo sát tại TP HCM.

So với bạn bè trong lớp an ninh mạng năm nhất Trường CĐ Nghề Công nghệ thông tin (CNTT) iSpace, Đinh Quốc Phong (quê An Giang) thuộc lớp đàn anh bởi Phong sinh năm 1989 và từng tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng ở Trường ĐH An Giang.

Bỏ ĐH theo trường nghề

Phong bảo em thích ngành CNTT. Lúc đầu, em tính thi vào ngành này ở Trường ĐH Cần Thơ nhưng ba má không đồng ý và ép em thi vào ngành tài chính ngân hàng. “Vì là con một, không nỡ làm bố mẹ buồn nên em phải học ngành mình không thích” – Phong kể.

Lãng phí vì hướng nghiệp sai - Hình 1

Học sinh Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (quận Tân Bình, TP HCM) tham gia chương trình tư vấn tuyển sinh “Đưa trường học đến thí sinh” do Báo Người Lao Động tổ chức năm 2013 Ảnh: Tấn Thạnh

Bốn năm học ĐH là khoảng thời gian dài đằng đẵng đối với Phong. Năm 2011, Phong tốt nghiệp ĐH với tấm bằng loại trung bình và em bắt đầu gõ cửa xin việc ở nhiều ngân hàng nhưng chờ mãi không thấy nơi nào gọi phỏng vấn. Chán nản, Phong xin đi làm cho môt siêu thị tại An Giang. Làm được một thời gian thì đến tháng 4-2013, Phong quyết định lên

TP HCM đăng ký học nghề an ninh mạng. “Đi học nghề, ba mẹ cũng không hài lòng lắm nhưng biết làm sao được vì em đã học ĐH rồi mà không xin được việc. Giờ em được học nghề mà em thích. Đó là tâm nguyện của em!” – Phong nói.

Nhiều bạn trẻ đang học ĐH bỗng nghỉ ngang, chuyển sang học nghề khi nhận ra ngành mình chọn không phù hợp. Lê Thị Nhung (quê Khánh Hòa) là một ví dụ. Năm 2010, Nhung thi đậu vào ngành địa chất của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP HCM). Học được 2 năm, Nhung thất vọng vì ngành mình đang học không phải như những gì em đã nghĩ. Thế là Nhung bỏ học đi làm công nhân để k.iếm t.iền phụ giúp gia đình.

Video đang HOT

Tháng 4-2013, Nhung đăng ký học nghề thiết kế đồ họa tại một trường CĐ nghề. Nhung chia sẻ: “Giờ nghĩ lại công sức 2 năm đi học ĐH thấy cũng tiếc nhưng lúc đó, em kiên quyết nghỉ học chứ theo học mãi cái ngành mà mình không thích thì càng lãng phí hơn. Giờ em đi học nghề này là đúng với nguyện vọng và sở thích của em”.

Trong lớp thiết kế đồ họa của Nhung cũng có khá nhiều bạn từng học ĐH nhưng đã chuyển sang học nghề.

Thạc sĩ Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM (Falmi), cho biết: Mỗi năm, cả nước có hơn 1 triệu lượt học sinh thi ĐH, CĐ. Trong đó, hơn 400.000 em đạt nguyện vọng này và khoảng 370.000 chọn vào các trường dạy nghề. Hơn 1/3 thí sinh chờ kỳ thi năm sau.

Khi chọn ngành nghề, học sinh thường chạy theo ngành thời thượng như có nhu cầu việc làm nhiều và lương cao chứ không phải theo năng lực, sở thích. Vì lẽ đó, nhiều sinh viên đang học dở ĐH hay ra trường rồi mới nhận ra ngành mình đã chọn không phù hợp.

Một cuộc thăm dò của Falmi mới đây cho thấy chỉ khoảng 5% học sinh hiểu biết về ngành mình chọn học, 20% hiểu một cách tương đối và đến 75% hoàn toàn không biết gì.

“Chẳng biết tìm ai để được tư vấn!”

Đó là tâm sự của nhiều học sinh khối 12 của Trường THPT Dân lập Thanh Bình (quận Tân Bình) trong buổi tham quan hướng nghiệp tại Trường ĐH Nông Lâm TP HCM mới đây. Các em cho biết rất cần tìm hiểu nghề nghiệp cho tương lai nhưng không biết tìm thông tin ở đâu, tìm ai để được tư vấn chọn nghề.

Theo bà Trần Thị Kim Quy, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Dân lập Thanh Bình, năm nay trường tổ chức cho học sinh đi tham quan hướng nghiệp tại các trường ĐH nhằm giúp các em nhìn nhận cụ thể hơn về nghề nghiệp trong tương lai.

Trong trường phổ thông, công tác hướng nghiệp đã được Bộ GD-ĐT đưa vào chương trình và tiến hành theo 4 hướng là thực hiện đồng bộ qua việc dạy các môn văn hóa, dạy lao động kỹ thuật và lao động sản xuất; sinh hoạt hướng nghiệp và hình thức ngoại khóa. Tuy nhiên, công tác hướng nghiệp này vẫn chưa đạt hiệu quả.

Tại hội thảo về công tác hướng nghiệp do Sở GD-ĐT TP HCM vừa tổ chức, đại diện của sở nhận định công tác hướng nghiệp cho học sinh rất khó khăn bởi giáo viên hướng nghiệp không được đào tạo bài bản nên còn hạn chế khi tư vấn cho các em. Điều kiện cơ sở vật chất và kinh phí hạn hẹp nên nhà trường không thể đầu tư các trang thiết bị phục vụ công tác hướng nghiệp. Vì vậy, các buổi sinh hoạt hướng nghiệp chỉ dừng ở lý thuyết.

Trong khi đó, việc lồng ghép vào các môn học cũng không dễ. Nhiều giáo viên bộ môn thậm chí không thể giới thiệu cho học sinh về một nghề hoặc ngành học liên quan vì việc truyền thụ nội dung trọng tâm của môn vốn đã chịu áp lực rất lớn về thời gian.

Hướng đi mới của công tác hướng nghiệp hiện nay như đưa học sinh đi tham quan thực tế tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ sở nghiên cứu, tham gia giao lưu, học hỏi về quy trình sản xuất… được xem là thuyết phục hơn nhưng cũng khó thực hiện. Bởi việc làm này đòi hỏi nhiều thời gian, nguồn tài chính và đặc biệt là sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường đối với công tác hướng nghiệp.

Cần hướng nghiệp từ bậc THCS

Theo ông Trần Anh Tuấn, công tác hướng nghiệp ở trường học cần giúp học sinh chọn lựa và phát triển nghề nghiệp phù hợp nhất với bản thân; hiểu được hệ thống nghề nghiệp trong xã hội; phương hướng phát triển nền kinh tế quốc dân và kinh tế địa phương… Việc hướng nghiệp cho học sinh hiện nay gần như chỉ tập trung cho học sinh khối 12 trong khi lẽ ra cần chuẩn bị từ sớm, ngay từ bậc THCS, để các em có định hướng rõ ràng nếu không chuyển tiếp lên THPT thì chuyển sang học nghề

Theo TNO

Ì ạch tiến độ xét tuyển nguyện vọng 2

Đã bắt đầu đợt tuyển sinh theo nguyện vọng bổ sung được 5 ngày nhưng đến nay nhiều trường ĐH vẫn đang chờ thí sinh đến đăng ký khi lượng hồ sơ không nhiều như dự kiến. Trong khi đó, những thí sinh trượt nguyện vọng 1, trông chờ vào cơ hội thứ 2 cũng đang hết sức sốt ruột do vẫn chưa nhận được giấy báo kết quả thi ĐH.

Ì ạch tiến độ xét tuyển nguyện vọng 2 - Hình 1

Việc chuyển giấy báo kết quả thi năm nay được cho là chậm trễ hơn các năm trước

Giấy báo kết quả đến chậm

Mấy ngày nay, Sở GD-ĐT Hà Nội nhận được khá nhiều thắc mắc về việc chưa có giấy báo kết quả thi cho thí sinh đăng ký dự thi tại hệ thống của Sở. Theo ông Hoàng Hữu Niềm - Trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp, Sở GD-ĐT Hà Nội, việc nhận và trả giấy báo kết quả thi cho thí sinh diễn ra cấp tập trong vòng chục ngày nay với hàng trăm trường gửi về Sở và từ Sở chuyển về các trường THPT và Phòng GD-ĐT. "Vẫn còn một số trường đến thời điểm này vẫn chưa chuyển giấy báo kết quả thi cho thí sinh. Chúng tôi cũng rất sốt ruột vì đây là cuộc đua vào đại học, quyền lợi của thí sinh phải được đảm bảo. Nếu không nhận được giấy báo kết quả thi, các em sẽ không thể đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung" - ông Hoàng Hữu Niềm cho biết. Đưa ra ví dụ về một trong những trường có lượng thí sinh chờ giấy báo kết quả thi khá đông là ĐH Lâm nghiệp, ông Hoàng Hữu Niềm cho biết, trường báo đã chuyển mấy ngày nay, nhưng đến chiều 23-8, Sở GD-ĐT Hà Nội vẫn chưa nhận được khoảng 1.000 giấy báo kết quả thi của trường này mà không biết tắc ở khâu nào. Như vậy, tính đến ngày 24-8, tức là sau 5 ngày các trường ĐH, CĐ thông báo xét tuyển nguyện vọng 2, vẫn có hàng nghìn thí sinh chưa nhận được giấy báo kết quả thi ĐH, CĐ 2013.

Theo quy định, thí sinh nộp hồ sơ ĐKDT ĐH, CĐ ở đâu sẽ nhận giấy báo kết quả thi ở đó. Sở GD-ĐT Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị ngay sau khi nhận giấy báo kết quả thi ĐH, CĐ phải thông báo để các thí sinh đến nhận, kịp thời làm hồ sơ đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Thời gian xét tuyển nguyện vọng bổ sung của các trường ĐH, CĐ từ ngày 20-8 đến 30-10-2013. Các thí sinh không trúng tuyển vào trường dự thi nhưng có kết quả thi từ điểm sàn trở lên (không có môn nào bị điểm 0) được nhận 3 giấy chứng nhận kết quả thi có dấu đỏ. Thí sinh sử dụng giấy này để đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Theo ông Hoàng Hữu Niềm, trường hợp thí sinh không nhận được giấy báo kết quả thi, Sở GD-ĐT sẵn sàng hỗ trợ thí sinh phản ánh đến các trường ĐH, CĐ cấp lại để đảm bảo quyền lợi của thí sinh.

Nhiều ưu đãi để "vợt" thí sinh

Đối với phần lớn các trường ĐH, CĐ ngoài công lập, việc tuyển sinh năm nay đều đang trông chờ vào đợt tuyển nguyện vọng bổ sung này. Điều dễ nhận thấy là điểm chuẩn nguyện vọng 1 vào hầu hết các trường công lập năm nay khá cao, đồng nghĩa với việc điểm tuyển nguyện vọng bổ sung vào các trường này cũng không thể thấp hơn, đó sẽ là cơ hội cho các trường ngoài công lập tuyển với mức điểm đầu vào thường chỉ bằng điểm sàn trở lên. Tuy nhiên, đến thời điểm này lượng hồ sơ vào các trường ngoài công lập vẫn khá nhỏ giọt.

Ông Nguyễn Văn Hùng - Hiệu trưởng Trường ĐH Lương Thế Vinh cho biết, ngoài việc triển khai nhiều chương trình tư vấn tuyển sinh cung cấp thông tin cho các thí sinh trên các phương tiện truyền thông, trường còn thông báo xét giảm học phí năm thứ nhất nếu thí sinh có điểm thi đại học, cao đẳng năm 2013 cao hơn điểm sàn từ 2 điểm trở lên, trường cũng xét cấp học bổng hàng năm cho sinh viên đạt kết quả học tập từ khá trở lên và rèn luyện tốt đồng thời đảm bảo sinh viên được hưởng các chế độ chính sách ưu đãi giáo dục theo quy định của Nhà nước. Theo ông Nguyễn Văn Hùng, để tuyển đủ chỉ tiêu cho năm học này với các trường ngoài công lập là chuyện không hề dễ.

Các trường như ĐH dân lập Hải Phòng cũng công bố giảm học phí từ 10% đến 50% cho sinh viên nghèo, thưởng học bổng hàng năm cho sinh viên giỏi. ĐH Thành Tây dành cho Quỹ học bổng lên tới 1,5 tỷ đồng và thông báo sinh viên đến nhập học sẽ được miễn 1 tháng học phí trong học kỳ đầu tiên... Theo ông Vũ Văn Hóa, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội thì năm nay, khó khăn trong bài toán tuyển sinh của các trường ngoài công lập xuất phát từ tình hình kinh tế suy giảm. "Năm nay thí sinh có xu hướng chọn trường gần nhà hơn, chi phí rẻ hơn, thay vì học ở trường ĐH ngoài công lập trên thành phố. Trong khi đang tuyển nguyện vọng bổ sung thì trường chúng tôi đã phải giải quyết hơn chục thí sinh đỗ nguyện vọng 1 nhưng xin rút hồ sơ để đăng ký xét tuyển ở trường địa phương" - ông Vũ Văn Hóa cho biết.

Theo ANTD

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Jennifer Phạm hé lộ chuyện bất ngờ của ông xã, bật mí về đôi mắt đượm buồn
10:32:53 08/07/2024
Vợ danh hài Việt nổi tiếng: Đẻ 5 con, nhan sắc n.óng b.ỏng, ở nhà dát vàng chồng vẫn nói thiệt thòi
13:25:50 08/07/2024
Nam Thư từng chê Lý Nhã Kỳ "quê mùa" trong chuyện tình yêu, liền bị đàn chị "bắt bài" đến bật khóc
13:13:59 08/07/2024
Đảo Thiên Đường: Á hậu có tiếng sốc khi không một ai muốn hẹn hò, bị "cà khịa" chuyện trốn nấu ăn
11:59:09 08/07/2024
Chồng sắp cưới của HyunA từng dính bê bối "phòng chat đồi trụy" của Seungri, tuyên bố rời nhóm nhưng vẫn bị tẩy chay
13:19:26 08/07/2024
Đã có câu trả lời về nghi vấn Băng Di chia tay bạn trai Việt kiều sau 8 năm yêu
10:39:55 08/07/2024
HOT: Vợ chồng Song Joong Ki lên chức bố mẹ lần 2!
14:37:07 08/07/2024
Duy Mạnh khẳng định một điều không bao giờ dám làm khi đứng trước khán giả
13:54:31 08/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Khám phá bãi biển Nhật Lệ với khung cảnh nên thơ, tuyệt đẹp

Du lịch

16:33:20 08/07/2024
Với bờ cát trắng mịn, nước biển trong xanh và không khí trong lành, Nhật Lệ không chỉ là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích biển mà còn là nơi mang đến nhiều trải nghiệm thú vị và đáng nhớ.

Chiếm đoạt t.iền tỷ từ lừa làm sổ đỏ và "chạy" biên chế, lĩnh 8 năm tù

Pháp luật

16:29:23 08/07/2024
Chiều 8/7, Hội đồng xét xử sơ thẩm TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Đỗ Hữu Tín (SN 1969, trú tại phường Phúc La, quận Hà Đông, Hà Nội) 8 năm tù về tội L.ừa đ.ảo chiếm đoạt tài sản , theo quy định tại Điều 174 BLHS.

Thủ tướng Hungary bất ngờ tới Bắc Kinh để tiếp nối sứ mệnh hoà bình

Thế giới

16:17:18 08/07/2024
Hôm nay (8/7), sau chuyến thăm Ukraine và Nga, Thủ tướng Hungary Viktor Orban bất ngờ đến Bắc Kinh để hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Phát hiện cành cây trong họng vì thói quen nhiều người Việt hay làm

Sức khỏe

16:09:20 08/07/2024
Bệnh nhân 54 t.uổi vào Trung tâm Y tế huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Bà cho biết các triệu chứng trên xuất hiện sau khi uống thuốc nam ở nhà để chữa bệnh xương khớp.

Ăn trái cây nào giúp giảm cân? Chị em muốn "đốt mỡ" nhanh, cứ ăn đúng những thời điểm này chẳng mấy mà đẹp

Làm đẹp

15:54:27 08/07/2024
Đối với nhiều cô gái, việc ngừng ăn để giảm cân thực sự là điều không thể chịu nổi, đặc biệt là các loại trái cây, món tráng miệng ngọt ngào, thơm ngon.

Tử vi con giáp tuần (8/7/2024 đến 14/7/2024), 3 con giáp đ.ánh mất vận may, tương lai lao dốc

Trắc nghiệm

15:42:44 08/07/2024
Tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết 3 con giáp nào sự nghiệp liên tục gặp khó khăn, cẩn trọng túi t.iền trong tuần (8/7/2024 đến 14/7/2024) này nhé!

Cặp đôi Hoa ngữ hôn nhau ngọt lịm ở hậu trường phim mới, "tình bể bình" làm netizen "quắn quéo"

Hậu trường phim

15:39:19 08/07/2024
Thời điểm hiện tại, bộ phim Em đẹp hơn cả ánh sao đang thu hút khá nhiều sự chú ý, nhất là với những khán giả yêu thích thể loại ngôn tình hiện đại.

Cảnh phim Việt đau lòng nhất tuần qua: Diễn xuất bùng nổ của nữ chính khiến khán giả khóc đến nghẹt thở

Phim việt

15:35:27 08/07/2024
Bộ phim 7 Năm Chưa Cưới Sẽ Chia Tay do Thúy Ngân, Jun Phạm, Võ Cảnh đóng chính liên tục lấy nước mắt người xem vì tình cảnh nghiệt ngã mà nữ chính Thiên Ân gặp phải.

Baifern Pimchanok lộ tâm trạng bất ổn, rơi nước mắt hậu chia tay Nine Naphat?

Sao châu á

15:18:48 08/07/2024
Sau khi Nine Naphat chính thức xác nhận chuyện chia tay là thật, cộng đồng mạng không khỏi xót xa cho Baifern Pimchanok.

Hồng Vân thích thú chuyện tình 'từ ghét thành thương' của cặp vợ chồng diễn viên

Tv show

15:12:08 08/07/2024
Tại chương trình Vợ chồng son , hai diễn viên Thủy Tiên và Thái Kim tiết lộ chuyện tình yêu từ ghét thành thương và cuộc sống hôn nhân ngọt ngào khiến Hồng Vân trầm trồ ngưỡng mộ.

Ốc Thanh Vân: Sang Úc nghèo hẳn, ở Việt Nam giàu hơn

Sao việt

15:03:09 08/07/2024
Nhân dịp đưa các con về thăm nhà, NSƯT Ốc Thanh Vân tranh thủ trở lại sân khấu kịch hội ngộ khán giả. Tại đây, cô dành thời gian chia sẻ về cuộc sống và những trải nghiệm khó quên nơi xứ người.