Làng nghề đánh bắt hải sản trên lưng ngựa
Hiện làng nghề đánh bắt ven bờ này chỉ còn 17 người nối nghiệp, mặc dù nó đã được Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.
Đó là làng nghề đánh bắt Oostduinkerke ở tỉnh Tây Flanders, nước Bỉ. Đúng như đã hẹn, nữ ngư dân 37 tuổi Nele Bekaert thúc con ngựa kéo Brabant nặng tới một tấn của mình tên là Axel rồi thắng chiếc yên gỗ kiểu cũ vào lưng ngựa và sau cột chặt vào cỗ xe có gắn bộ dụng cụ đánh bắt kiểu giã cào ở phía sau, cả hai chúng tôi tiến ra bãi biển.
Các ngư dân làng nghề truyền thống Oostduinkerke đang hành nghề đánh bắt hải sản ven bờ.
Đợi cho tới khi thủy triều rút xuống, chú ngựa Axel bắt đầu lê bước trên bãi cát cách bờ chừng 1km để chuẩn bị cho chuyến đánh bắt. Bekaert thì xỏ chân vào đôi ủng cao su chống nước cao tới đùi rồi bắt đầu mở chốt cỗ xe kéo để tấm lưới kéo hình phễu lớn buông xuống biển.
Mẻ đánh bắt chính thức bắt đầu, có lúc Bekaert phải hối con chiến mã 23 tuổi lội ra những đoạn sâu tới đùi giữa vùng nước lạnh giá của Biển Bắc- giống như những ngư dân Flemish trong cộng đồng nhỏ bé này đã từng hành nghề trong suốt hơn 500 năm qua.
Ngư dân làng Oostduinkerke đánh bắt hải sản bằng ngựa Brabant. Nguồn: BBC
Nghề đánh bắt hải sản ven bờ bằng giống ngựa Brabant bản địa như thế này từng được những ngư dân trên bờ Biển Bắc từ Pháp đến Đức và cả miền nam nước Anh coi là sinh kế sống còn. Tuy nhiên cho đến ngày nay nó đã mai một gần hết và chỉ còn lại đúng 17 người ở ngôi làng Oostduinkerke thuộc cộng đồng Flemish, gồm 8.500 người ở miền duyên hải phía tây bắc của nước Bỉ, tiếp tục nối nghề truyền thống này dù nó đã được Unesco công nhận là làng di sản.
Theo chức sắc địa phương, mặc dù việc phụ nữ tham gia nghề đánh bắt tôm bằng lưới kéo tay đã từng phổ biến ở khắp vùng duyên hải Biển Bắc, nhưng họ không được khuyến khích làm điều này trên lưng ngựa vì đó được coi là “công việc của cánh đàn ông”.
Ngư dân làng Oostduinkerke huấn luyện những con ngựa Brabant kéo xe đi đánh bắt.
Tuy nhiên kể từ khi nghề độc đáo này được Unesco vinh danh vào năm 2013 thì nhiều nỗ lực bảo tồn và phát triển đã được khơi dậy và phụ nữ cũng tham gia bởi vì Unesco cho rằng, bất kỳ hoạt động nào nằm trong danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đều phải mang lại cơ hội bình đẳng cho tất cả các giới.
Video đang HOT
Vì vậy vào năm 2015 sau khi Bekaert hoàn thành hai năm học nghề, bà mẹ ba con này đã gia nhập đội ngũ đánh bắt với tư cách là người phụ nữ đầu tiên trong số những ngư dân của làng Oostduinkerke. Và giờ đây, cô đã thành thục đánh bắt trên lưng ngựa cùng những người đàn ông ba mùa một năm, chưa kể còn tham gia các sự kiện diễu hành lê hội du lịch mùa hè để quảng bá nghề cổ xưa của làng.
Nỗ lực lưu giữ nghề truyền thống
Nguyên lý đánh bắt của nghề này là khi cỗ xe ngựa lội song song với đường bờ biển thì hai gọng lưới bị sức kéo mở buông ra và kéo lê trên cát để tạo ra “sóng xung kích”, khiến tôm cua nhảy vào sau đó áp lực nước đẩy dồn chúng xuống túi lưới phía sau.
Không chỉ đàn ông, ngày nay phụ nữ cũng được tham gia nghề đòi hỏi nhiều kỹ năng trên biển này.
Cứ sau mỗi mẻ chừng 30 phút, Bekaert lại thúc cỗ xe ngựa vào bờ thu hoạch và phân loại từng “chiến lợi phẩm” vừa đánh bắt được. Cô cẩn thận lặt riêng từng loại, loại nhỏ thì thả trở lại biển, con nào ngã yếu thì làm mồi cho hải âu và chỉ giữ lại những con đã trưởng thành sử dụng…
Bekaert cho biết, cô cũng đang truyền dạy lại nghề đánh bắt cổ này cho ông xã và cậu con trai 12 tuổi để “gia đình gắn kết hơn” và đang ấp ủ hy vọng sẽ trở thành gia đình đầu tiên có ba thành viên theo nghề truyền thống. Thậm chí khi hai cô con gái sinh đôi 9 tuổi của họ lớn hơn chút nữa, chúng cũng sẽ được huấn luyện theo nghề của gia đình.
Ruth Pirlet, nhà nghiên cứu tại Bảo tàng Thủy sản Quốc gia Navigo, nơi có hai tầng lầu lưu giữ về lịch sử nghề đánh bắt hải sản bằng ngựa truyền thống cho biết: Nghề này không chỉ đòi hỏi khả năng ngư dân cưỡi ngựa cừ khôi mà còn rành rõi cả kiến thức về biển cả, thủy triều lên xuống, bờ cát, dòng chảy, mô hình sóng và thậm chí là cả chế biến hải sản.
Theo bà Pirlet, từ thế kỷ 16 cho đến sau Thế chiến II, nghề đánh bắt tôm cua bằng ngựa đã được phổ biến trên khắp vùng Biển Bắc rộng lớn, nhưng từ khi nền kinh tế phát triển thì những nông dân- ngư dân ven biển này đã tự biến mất.
Lấy ví dụ ngay tại Bỉ, các cồn cát ven biển có nhiều hộ gia đình từng sinh sống và nuôi ngựa để kéo tôm cá như một nguồn thực phẩm và thu nhập phụ. Nhưng kể từ khi đường bờ biển phát triển, các trang trại bị dịch chuyển và ngựa cũng bị đẩy vào đất liền. Ngày nay, phương pháp đánh bắt cổ điển này đã được thay thế phần lớn bằng máy móc và tàu thuyền đánh bắt thương mại hiện đại với hiệu quả cao nhưng lại thiếu bền vững hơn.
Tuy nhiên, nếu xét về hiệu quả kinh tế thì không. Theo Bekaert, hầu hết những người đánh bắt bằng ngựa đều có những công việc “thực sự” khác để trang trải các sinh hoạt đời thường của gia đình. “Nó đơn giản chỉ là một sở thích đắt tiền và là tình yêu lao động”, cô nói.
Ở ngôi làng Oostduinkerke, hiện vẫn còn những bức tượng ngư dân cưỡi ngựa nằm rải rác trên bãi biển và đường phố để tôn vinh nghề truyền thống 500 năm tuổi. “Người dân sinh sống ở đây rất tự hào về nó. Những ngư dân đánh bắt bằng ngựa không những góp phần duy trì bản sắc của cộng đồng mà còn truyền cảm hứng cho các sự kiện văn hóa, lễ hội địa phương hay thu hút hàng chục ngàn du khách quốc tế thăm viếng hàng năm”, bà Pirlet nói.
Các bức tượng ngư dân đánh bắt hải sản bằng ngựa Brabant được trưng bày nhiều nơi để thu hút du khách.
Các hộ dân làng nghề Oostduinkerke ngoài sở thích chung là đánh bắt thì mỗi hộ gia đình đều phụ trách từng mảng miếng riêng, chẳng hạn như đan lưới hoặc huấn luyện ngựa…
Ngày nay cứ hai lần một tuần, trừ những tháng mùa đông, những con ngựa Brabant vẫn hiên ngang lội ngược sóng biển chở theo những ngư dân và những chiếc giỏ mây đã trở thành hình ảnh có sức hút lớn đối với làng nghề.
Những ngư dân theo nghề ngoài kiến thức tốt về biển cả còn đòi hỏi tình yêu nghề và đối đãi tử tế với loài ngựa bản địa Brabant. Nghề truyền thống của làng Oostduinkerke đã mang lại cho cộng đồng dân cư một ý thức mạnh mẽ về bản sắc tập thể và đóng một vai trò, ý nghĩa quan trọng trong các sự kiện văn hóa và xã hội của địa phương…
Bãi rêu xanh ở Nha Trang hút khách
Thềm rêu xanh mướt phủ kín kè chắn sóng dọc biển dọc đường Trần Phú, TP Nha Trang làm nhiều người thích thú đến ngắm và chụp ảnh.
Những ngày này, khi thủy triều rút, những thảm rêu xanh lộ ra phủ kín bờ kè chắn sóng trên biển Nha Trang, cách cầu Trần Phú chừng 50 m.
Vào mỗi sáng, lúc thủy triều rút những thảm rêu xanh bắt đầu lộ ra. Nhiều người lựa chọn nơi đây tập yoga đểể giúp tinh thần thư thái và nâng cao sức khỏe.
"Trong một năm chỉ vào thời gian này mới có rêu xanh nên mình tranh thủ lưu lại những khoảnh khắc này bằng những bài yoga", một cô gái tập yoga nói.
Thời gian thích hợp tham quan là 6h-9h sáng, mỗi ngày, lúc đó rêu vào thời điểm đẹp nhất. Những cọc đá chắn sóng phủ đầy rêu xanh. Sóng biển vỗ vào, bọt trắng xóa tạo nên cảnh đẹp, độc đáo.
Chị Phan Thị Hải, 28 tuổi, cho biết nghe nói về bãi rêu ở gần cầu Trần Phú, nhưng giờ mới có dịp ghé tới. Chị cùng thêm ba người thân trong gia đình đến tham quan, chụp ảnh kỷ niệm.
Để có những bức ảnh đẹp, nhiều người không ngại lội ra chỗ có nhiều tảng đá phủ rêu. Sóng biển vỗ mạnh, bắn vào người, ướt sũng.
Các tảng đá nhỏ bám đầy rêu. Lúc thủy triều rút, người dân thỏa sức tạo dáng bên những đám rêu ở biển để chụp ảnh. Nơi đây cũng thu hút nhiều nhiếp ảnh gia đến sáng tác.
Rêu xanh bám vào những tảng đá gần bờ. Người dân địa phương thường tìm hái rêu về để làm mồi cho cá.
Mùa lên rêu, nơi đây phủ một màu xanh quyện vào sương sớm mờ ảo. Quanh đó là những căn nhà cao ốc, hàng dừa dọc bãi biển trông như một bức tranh vẽ.
Nhiều người dân địa phương, du khách thường đến đây chụp ảnh và hoàn toàn không mất phí. "Mỗi lần sau Tết, mình cùng bạn bè đến đây tham quan, chụp ảnh để lưu lại kỷ niệm của năm mới", Nguyễn Thị Thúy An, 32 tuổi, cho hay.
Làng biển cuối trời Tây Nam của Tổ quốc Đảo Thổ Chu là một trong 8 đảo thuộc huyện đảo Thổ Châu, cách trung tâm TP Phú Quốc hơn 100 km và là đảo tiền tiêu trên vùng biển Tây Nam tổ quốc. Du khách đến đảo qua tàu Thổ Châu 09. Ở đây có Bãi Ngự, nơi này có chợ, quán ăn, tiệm cà phê, tạp hóa, cơ sở chế biến...