Lan tỏa triết lý giáo dục từ trái tim yêu thương
Quan tâm đặc biệt tới những nơi sự học còn khó khăn, Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng Lê Quốc Tiến đến từng trường, dành nhiều thời gian để trò chuyện động viên các thầy cô giáo.
Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng Lê Quốc Tiến (áo trắng, đứng giữa) tặng những cuốn sách quý cho cán bộ, giáo viên.
Từ những câu chuyện giản dị đời thường, đến những kinh nghiệm giáo dục tại Nhật Bản và những nước tiến tiến, bằng cách kể chuyện hài hước ông Lê Quốc Tiến đã truyền đi những năng lượng tích cực, triết lý giáo dục sâu sắc, thắp sáng ngọn lửa yêu nghề tới hàng ngàn giáo viên.
Trường học không phải là nơi “dạy cá leo cây”
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đến gần, các nhà trường đang khẩn trương hoàn thành chương trình năm học và bắt tay vào ôn tập cho học sinh. Đây cũng là thời điểm quan trọng, ngã rẽ quyết định đến tương lai của các em sau 12 năm đèn sách
Nhiệt huyết với nghề, PGS.TS Lê Quốc Tiến dành thời gian đến những trường phổ thông “vùng sâu, vùng xa” của thành phố Hải Phòng để tìm hiểu thực tế về quá trình giảng dạy đồng thời có những định hướng sắc nét cho công tác giáo dục của nhà trường, đặc biệt công tác tuyển sinh lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng trong cuộc nói chuyện với cán bộ, giáo viên Trường THPT Hải An ngày 22/4
Hành trang mà Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng mang đến các trường là “năng lượng tích cực của một người đam mê làm giáo dục”. Ông mong muốn rằng những bài học kinh nghiệm từ nền giáo dục tiên tiến, cùng tính ưu việt của Chương trình GDPT 2018 sẽ trao truyền cho giáo viên.
Sau khi đến thăm Trường THPT Cát Hải, THPT nội trú Đồ Sơn, THPT Nguyễn Đức Cảnh, THPT Thái Phiên, Trường THPT Hải An là điểm đến tiếp theo của Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng.
Nắm bắt được những khó khăn của các nhà trường, PGS.TS Lê Quốc Tiến đã chỉ ra và mong muốn nhà trường chọn hướng đi riêng, khác biệt, tạo bản sắc giáo dục của nhà trường phù hợp với điều kiện thực tế và năng lực của học sinh.
Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu TP Hải Phòng năm 2020
Muốn tạo nên “thương hiệu riêng” của từng trường thì công tác phân luồng, định hướng học sinh là vô cùng quan trọng. “Trường học không phải là nơi dạy cá leo cây”, mà phải tùy theo năng lực của từng học sinh để có cách giáo dục phù hợp, ông Tiến nhấn mạnh.
Video đang HOT
Thành tích của nhà trường không phải là tỷ lệ đỗ tốt nghiệp, tỷ lệ đỗ đại học mà phải là sự quan tâm, chăm sóc của thầy cô tới học sinh; các em cần một môi trường để có thể tự do sáng tạo, tự nhận thức về bản thân và được định hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực bản thân và tình hình phát triển kinh tế của địa phương trong tương lai.
Thế mạnh nhà trường sẽ gắn với sự phát triển kinh tế của địa phương. Chẳng hạn như quận Hải An có thế mạnh cảng biển, logistic…thì nhà trường định hướng cho các em chọn học những trường có ngành đó. Sau khi học xong, các em có thể làm ngay tại quê hương, trong cuộc trao đổi với giáo viên Trường THPT Hải An ông Tiến đã chỉ ra.
“Mỗi học sinh như một viên kim cương thô, ráp, chính nhờ công sức mài giũa của thầy cô mà trở thành những công dân có ích cho xã hội”.
“Mỗi học sinh như một viên kim cương thô, ráp, chính nhờ công sức mài giũa của thầy cô mà trở thành những công dân có ích cho xã hội, cho gia đình. Chính vì thế mỗi thày cô trong công tác phân luồng – hướng nghiệp là một nghệ nhân – kiến tạo tương lai cho học sinh”, Giám đốc Sở GD Hải Phòng nhấn mạnh.
Với những em không có khả năng theo đại học, thầy cô nên định hướng các em chọn học nghề phù hợp, học trung cấp, cao đẳng…. tìm học ngoại ngữ phù hợp, tập trung kỹ năng nghề.
Nhờ hệ thống Cơ sở dữ liệu ngành, nhà trường thống kê những học sinh thành đạt mời họ về chia sẻ về chặng đường phấn đấu, đó là cách truyền động lực tốt nhất, ông Tiến chia sẻ.
Dạy học sinh Tâm- Thể-Trí
Theo ông Lê Quốc Tiến, con thuyền giáo dục trên chặng đường tìm ra chân trời mới là quá trình gian nan, vất vả luôn tiềm ẩn sóng, gió mà nhiệm vụ của thầy cô là nỗ lực, vượt khó bằng tình yêu thương trao truyền tri thức cho học trò và lớn mạnh để đương đầu với sóng, gió.
Làm giáo dục chấp nhận là vất vả, là gian nan nhưng nếu biết được cái đạo làm giáo dục, nghệ thuật giáo dục thì vô cùng hạnh phúc và vinh quang.
NGƯT, PSG, TS Lê Quốc Tiến- Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng phát biểu trên diễn đàn về chuyển đổi công nghệ số trong giáo dục
Lấy quan điểm về nghệ thuật Bonsai của người Nhật, ông Tiến thể hiện một triết lý giáo dục: Tâm- Thể-Trí. Bản chất những cây Bonsai giá trị là những cây có thể từng bị coi là cây còi quặt, cây bỏ đi nhưng với bộ rễ tốt, sau đến thân chắc khỏe để nuôi dưỡng, được cắt tỉa, uốn nắn hàng ngày sẽ tạo thành những đường cong mĩ mãn và trở thành những cây cảnh giá trị làm đẹp cho đời. Làm giáo dục cái gốc là nhiệt huyết, đạo đức, rèn cho học sinh thân thể khỏe mạnh để tiếp thu trí tuệ tuyệt vời của nhân loại.
Ông Tiến nêu lên triết lý giáo dục từ nghệ thuật Bonsai của người Nhật Bản
Để có được những sản phẩm giáo dục hoàn hảo, thì thầy cô- những “nghệ nhân” chế tác phải kiên trì bền bỉ, dạy giỗ, giáo dục học trò.
Giám đốc Sở Giáo dục Hải Phòng đã tặng Trường THPT Hải An một cây cảnh mà chính tay ông đã chăm sóc 25 năm chăm sóc để truyền thông điệp rằng làm giáo dục là gian nan, vất vả, là mưa nắng nhưng kiên trì sẽ có thành quả tốt đẹp.
Hành trình theo đuổi học bổng quốc tế của nữ sinh 10X
Nguyễn Phương Anh, Quán quân học bổng 50% của BUV 2020, quyết tâm theo đuổi ước mơ và ngôi trường có triết lý giáo dục tập trung vào sinh viên.
Nguyễn Phương Anh tốt nghiệp trường THPT Chuyên Hưng Yên và từng tham gia đội tuyển học sinh giỏi Quốc gia môn tiếng Anh. Từ đó, nữ sinh nhận thấy bản thân mong muốn được tiếp tục trải nghiệm môi trường giáo dục lấy học sinh làm trung tâm (student-centred education), tức tập trung nguồn lực của nhà trường vào phát triển bản thân người học.
Tuy nhiên, do không đủ điều kiện tài chính vào thời điểm đó, Phương Anh quyết định học tại một trường đại học thuộc nhóm tốt nhất Việt Nam trong khi vẫn nung nấu kế hoạch theo đuổi một ngôi trường quốc tế - nơi có triết lý giáo dục mà cô mơ ước từ cấp 3, không chỉ ưu tiên nhóm đối tượng ưu tú hơn. Sau một năm học. Phương Anh dũng cảm lựa chọn từ bỏ ngôi trường đang học và ứng tuyển học bổng tại trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV).
Cuối cùng, năng lực, nỗ lực và cả may mắn đã đem lại cho Phương Anh suất học bổng Dean trị giá 50% cho ba năm học tại BUV.
Nguyễn Phương Anh nhận học bổng Dean - 50% học phí của BUV.
Nhận thức rõ bản thân muốn trở thanh doanh nhân, đam mê hoạt động cộng đồng, Phương Anh bắt đầu theo đuổi mục tiêu từ những năm học cấp 2. Nữ sinh đã tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa liên quan tới khởi nghiệp, kinh doanh, từ đó, xây dựng nền tảng kiến thức, kinh nghiệm và mạng lưới quan hệ vững vàng.
Khi thực tập tại Trung tâm khởi nghiệp của Đại học Kinh tế Quốc dân, Phương Anh được gặp nhiều doanh nghiệp để phỏng vấn, tổ chức sự kiện, cung cấp các kỹ năng khởi nghiệp cho sinh viên. Từ những hoạt động này, Phương Anh càng quyết tâm theo học chuyên ngành Quản trị kinh doanh hơn.
Nói về lý do chọn BUV, Phương Anh cho biết, ngoài triết lý giáo dục lấy học sinh làm trung tâm, nơi mà sinh viên được tạo điều kiện tìm hiểu học tập và nghiên cứu với sự hỗ trợ tối đa từ giáo viên, sinh viên khóa trên, từ hệ sinh thái của trường như hệ thống quản lý học tập, cơ sở vật chất phục vụ học tập... cô còn yêu thích chương trình học tinh gọn, chắt lọc của BUV.
Tại đây, Phương Anh được học những môn hữu ích cho sự nghiệp tương lai, như vậy, nữ sinh tập trung được vào việc học, tối ưu thời gian. Đây cũng là cách đào tạo của các chương trình giáo dục Anh quốc - đảm bảo đầu ra cho sinh viên, giúp họ đủ kỹ năng ứng tuyển và đứng vững trong thị trường lao động.
Phương Anh cũng chia sẻ, thời gian đầu khi muốn chuyển hướng sang học tại môi trường quốc tế, nữ sinh không được bố mẹ, giáo viên cấp 3 ủng hộ bởi không họ thực sự hiểu giáo dục tập trung là gì, bên cạnh những hoài nghi về chất lượng giảng dạy, đội ngũ giảng viên, kết quả đầu ra...
Tuy nhiên, yếu tố Phương Anh đặt lên hàng đầu không phải là thuyết phục bố mẹ qua lời nói. Nữ sinh khẳng định: "Yếu tố quan trọng nhất khi trao đổi với bố mẹ là mình hiểu được bản thân muốn gì và môi trường giáo dục như BUV cần thiết và phù hợp ra sao. Chỉ khi biết rõ mục tiêu và con đường mình lựa chọn thì mới thuyết phục được mọi người xung quanh".
Lan tỏa giá trị thiết thực
Nhận được học bổng danh giá, Phương Anh như được "tiếp sức" để thực hiện ước mơ tạo ra giá trị cho cộng đồng, trước mắt là thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp cho các sinh viên khác có cùng đam mê.
Ngay trong thời gian chờ nhập học, Phương Anh đã tìm hiểu về các câu lạc bộ trong trường. Nhận thấy câu lạc bộ kinh doanh tại trường chưa có nhiều hoạt động cho sinh viên năm nhất - những người luôn hừng hực khí thế, Phương Anh gấp rút lên kế hoạch mang cuộc thi Hult Prize nổi tiếng toàn cầu về trường. Đây là cuộc thi khởi nghiệp thường niên dành cho sinh viên trên toàn thế giới, do Liên Hiệp Quốc và cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton bảo trợ cùng với trường Kinh doanh Quốc tế Hult (Hult International Business School).
Phương Anh chia sẻ: "Nếu sinh viên không được truyền cảm hứng ngay từ đầu, dần dần nhiệt huyết của họ sẽ giảm. Vì thế, mình muốn có thể kịp thời cứu vãn điều đó".
Bên cạnh đam mê kinh doanh, nữ sinh 10x còn mong muốn lan tỏa các giá trị thiết thực cho cộng đồng.
Tận dụng lợi ích của giáo dục tập trung
Hult Prize cần tổ chức vào đầu năm học, tức khoảng tháng 9 để kịp Chung kết vào tháng 12. Do đó, Phương Anh quyết định đẩy nhanh tiến độ bằng cách đăng ký làm Campus Director (Giám đốc cơ sở) trước khi chính thức nhập học vào tháng 7/2020. Hồ sơ của Phương Anh đã được duyệt ngay sau 3 ngày. Với vai trò Campus Director, Phương Anh lãnh đạo 20 thành viên thuộc các nhóm Phát triển Nội dung, Marketing, Đối ngoại kết nối các đối tác, trong đó có diễn giả và các đơn vị cố vấn với từng đội thi để tổ chức chương trình ươm tạo khởi nghiệp chủ đề thực phẩm cho 1.200 sinh viên trong trường.
Với vai trò trưởng dự án Hult Prize, Phương Anh lãnh đạo hơn 20 thành viên tổ chức thành công cuộc thi năm 2020.
Tổ chức và vận hành cuộc thi ở thời điểm Phương Anh chưa quen biết ai trong trường là một trong những khó khăn của cô tân sinh viên ngành Quản trị kinh doanh. Nữ sinh quyết định đăng thông báo nhận học bổng của BUV trên LinkedIn (nền tảng kết nối công việc) với hy vọng có thể tìm kiếm nhân lực và nhận được sự chia sẻ rộng rãi từ các sinh viên trong trường.
Sau đó, thầy Francesco Meca (Quản lý chương trình Quản trị Du lịch và Tổ chức sự kiện) trong trường đã chú ý tới bài viết và quyết định hỗ trợ, đưa ra những lời khuyên hữu ích giúp Phương Anh quản lý dự án tốt hơn, sử dụng phương pháp SCRUM để giảm thiểu rủi ro khi vận hành cuộc thi.
Nhận xét về Phương Anh, ông Francesco cho biết bản thân chứng kiến sự tiến bộ vượt bậc của Phương Anh từ những ngày đầu quản lý cuộc thi và dẫn dắt chương trình tới thành công. Không chỉ mong muốn nhận được sự hỗ trợ về mặt lý thuyết cho việc tổ chức sự kiện, dần dần Phương Anh đã chuyển sang những cách tiếp cận thực tế và có tác động hiệu quả hơn. "Với sự chăm chỉ, nhiệt huyết và luôn sẵn sàng đưa ra ý tưởng, Phương Anh chắc chắn sẽ còn tạo ra nhiều giá trị ý nghĩa cho cộng đồng trong tương lai", ông nói thêm.
Phương Anh cũng nhận được sự hỗ trợ từ thầy Aiman Abousher (Quản lý chương trình Quản trị Marketing, BUV), dù không trực tiếp dạy Phương Anh nhưng đã giúp nữ sinh chuẩn bị bài diễn thuyết trong đêm Chung kết. Thời gian tổ chức cuộc thi này là lúc cô nữ sinh tự mình trải nghiệm triết lý giáo dục tập trung tại BUV.
Phương Anh chia sẻ, BUV không phân biệt sinh viên, dù học lực ra sao, mọi người vẫn sẽ được hỗ trợ giống nhau. Cũng chính nhờ tài trợ của nhà trường về địa điểm tổ chức và chi phí in ấn, Campus Director của Hult Prize BUV có thể nhanh chóng nắm bắt cơ hội, tận dụng số tiền tài trợ từ các doanh nghiệp bên ngoài vào các hoạt động khác như khuyến học, nâng cao giá trị lợi ích cho thí sinh, giúp họ được trang bị nhiều kỹ năng cần thiết cho cuộc thi.
Nữ sinh 10X khẳng định triết lý giáo dục lấy học sinh là trung tâm cần phải có trải nghiệm thực tế để có được cảm nhận theo từng cá nhân. BUV luôn chú trọng trao cho sinh viên nguồn lực, mạng lưới quan hệ, hỗ trợ cơ sở vật chất, tư vấn cách vận hành câu lạc bộ... để mỗi người có thể phát triển bản thân và từ đó đóng góp giá trị ngược lại cho nhà trường, cộng đồng. Đó là biểu hiện thiết thực nhất của giáo dục tập trung.
"Nếu mỗi cá nhân biết cách chủ động theo đuổi ước mơ và kiến tạo tương lai cho chính mình, đồng thời kiên trì thực hiện mục tiêu đó, những giá trị cốt lõi của giáo dục tập trung đem lại sẽ là bệ phóng lớn cho sinh viên", nữ sinh nói thêm.
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Hải Phòng: Phổ biến quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2021 và tuyển sinh vào 10 Chiều 22/4, Sở GD&ĐT Hải Phòng đã tổ chức Hội nghị phổ biến quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2021 và kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022. Quang cảnh Hội nghị Tại Hội nghị, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hải Phòng đã đánh giá về công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, kỳ thi...