Lan tỏa mô hình ‘Trường học xanh’
Năm học 2022-2023 là năm thứ 5 ngành giáo dục và đào tạo TPHCM đẩy mạnh mô hình ‘ Trường học xanh’ nhằm tạo môi trường học tập thân thiện, qua đó nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh.
Bằng sự sáng tạo, linh hoạt áp dụng nhiều cách làm hay, nhiều trường học đã tạo ra môi trường xanh – sạch – đẹp, lồng ghép giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường, góp phần đổi mới giáo dục theo yêu cầu của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Học sinh Trường Tiểu học Lê Văn Việt (TP Thủ Đức, TPHCM) tận dụng nước rửa tay để tưới cây
Mỗi ngày đến trường là một ngày vui
Cuối tuần qua, có mặt tại Trường THPT Bình Phú (quận 6), phóng viên Báo SGGP ghi nhận sự “thay da đổi thịt” của ngôi trường từng bị tốc mái, cơ sở vật chất hư hỏng nặng do sự cố lốc xoáy xảy ra cách đây 2 năm. Thầy Trần Nghĩa Nhân, Hiệu trưởng Trường THPT Bình Phú, cho biết, nhà trường nỗ lực xây dựng trường học xanh – sạch – đẹp, nhà vệ sinh thân thiện nhằm tạo ra môi trường học tập thân thiện, giúp học sinh cảm nhận “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Với mục tiêu đó, nhà trường đã phủ xanh phần lớn diện tích sân trường, trồng thêm cây xanh dọc theo các hành lang, khuôn viên lớp học, tăng số lượng nhà vệ sinh, đảm bảo mỗi dãy 5 phòng học có một hệ thống nhà vệ sinh riêng cho học sinh và giáo viên. Đoàn Tường Uyên, học sinh lớp 10 của trường, bày tỏ: “Em vui vì được góp một phần sức mình trang trí thư viện và nhà vệ sinh của trường thông qua các bức tranh làm từ vỏ sò. Ngoài ra, tụi em còn thỏa sức sáng tạo làm bình hoa từ vỏ chai nhựa tái chế để tăng thêm cây xanh trong nhà vệ sinh, giúp không gian trở nên thân thiện”.
Tương tự, tại Trường THCS-THPT Đinh Thiện Lý (quận 7), nhằm tăng cường mảng xanh, đồng thời giáo dục học sinh ý thức trách nhiệm đối với môi trường, mô hình vườn trường được xây dựng. Ngoài việc tạo không gian cho học sinh thực hành môn Sinh học, triển khai các dự án học tập, nghiên cứu khoa học, mô hình này còn tạo điều kiện để các em tự mình chăm sóc vườn rau, qua đó tăng thêm niềm vui và trách nhiệm của học sinh đối với việc chăm sóc mảng xanh trong trường.
Riêng tại Trường Tiểu học Lê Văn Việt (TP Thủ Đức), với khuôn viên rộng hơn 11.000m2, nhà trường đã tăng cường mảng xanh bằng hệ thống cây xanh cho bóng mát, phù hợp trường học như cây bàng, phượng, hoàng nam, sa kê. Hiệu trưởng nhà trường Phạm Ngọc Lan cho biết, việc chăm sóc cây xanh như tỉa cành, hạ bớt ngọn cây để giảm chiều cao, đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão được duy trì thường xuyên, qua đó giúp cây cối luôn xanh tươi, tăng tỷ lệ bao phủ mảng xanh trong trường học. Ngoài ra, việc cây đơm hoa, kết trái giúp cảnh quan trường học thêm đẹp, tạo niềm vui đến trường cho học sinh.
Song song đó, trường kết hợp hệ thống trồng rau thủy canh với khu vực nuôi cá, giúp mở rộng không gian lớp học, tạo điều kiện cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa. Thông qua đó, học sinh được giáo dục về giá trị của sức lao động, nuôi dưỡng niềm yêu thích với cây trồng. Đặc biệt, hệ thống vòi nước sạch kết hợp việc rửa tay với tưới cây được tổ chức ở khu vực các bồn cây xanh giúp giáo dục học sinh ý thức tiết kiệm nước bằng cách sử dụng lượng nước vừa đủ dùng, nước sau khi rửa tay có thể tận dụng tưới cây. Dọc theo các hành lang, hoa và cây xanh bao phủ tạo thành “bức tường cây” giúp cản ánh nắng trực tiếp từ bên ngoài vào phòng học, tạo không gian lớp học thoáng mát, tiết kiệm điện cho việc sử dụng quạt và máy lạnh. Trong các lớp học, đồ dùng dạy học làm từ vật liệu tái chế (như vỏ chai nước suối, chai nhựa đựng xà phòng, nước xả vải, vỏ lốp xe hơi cũ) qua bàn tay sáng tạo của các thầy, cô giáo trở thành đồ dùng dạy học hoặc vui chơi cho học sinh.
Tăng cường truyền thông
Video đang HOT
Theo cô Hoàng Thị Diễm Trang, Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Đinh Thiện Lý, nhà trường thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên cho học sinh và giáo viên thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ; lồng ghép bài học về tái chế rác thải nhựa, tiết kiệm điện, giảm thiểu sử dụng đồ nhựa, sử dụng nguyên liệu thân thiện… theo nhiều hình thức như trò chơi, thử thách trong các hoạt động, sự kiện diễn ra trong năm học. Ngoài ra, giáo viên cũng được khuyến khích thực hiện các dự án học tập ở nhiều bộ môn, khai thác tối đa hiệu quả học tập của vườn trường. Đặc biệt, nhà trường luôn tạo điều kiện cho học sinh tham gia các hoạt động giao lưu với bạn bè quốc tế để cùng chia sẻ suy nghĩ, kinh nghiệm và thảo luận cách thức giúp môi trường sống ngày càng xanh – sạch – đẹp, qua đó giúp học sinh nâng cao nhận thức và trách nhiệm, ý thức với cộng đồng.
Đồng quan điểm, cô Phạm Ngọc Lan, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Văn Việt, bày tỏ, thông qua các hoạt động trong trường học, học sinh sẽ góp phần lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường đến gia đình và cộng đồng, đưa thói quen “sống xanh” trở thành nếp nghĩ, nếp sống của tất cả thành viên trong và ngoài nhà trường.
Thầy Trần Nghĩa Nhân, Hiệu trưởng Trường THPT Bình Phú, cho rằng, các trường cần phân công bộ phận chuyên trách theo dõi, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc công tác xây dựng trường học xanh, đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích học sinh tham gia hoạt động và chịu trách nhiệm giám sát ý thức bảo vệ môi trường lẫn nhau. Thêm vào đó, nhằm huy động tốt hơn các nguồn lực tài chính, trường học phát huy vai trò xã hội hóa, tận dụng các nguồn hỗ trợ từ chính quyền địa phương, học sinh và phụ huynh toàn trường. Ông Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD-ĐT TPHCM, cho biết, trong năm học này, các trường học sẽ tăng cường công tác truyền thông, lan tỏa các mô hình hay, cách làm tốt để nâng cao hiệu quả thực hiện trong toàn ngành.
Nhiều giáo viên cho biết, việc đổi mới không gian dạy học giúp mang lại cảm xúc tích cực cho cả thầy lẫn trò, qua đó tiếp thêm nguồn năng lượng, giúp giáo viên mạnh dạn áp dụng phương pháp dạy học mới, đem lại hiệu quả giáo dục tốt hơn cho học sinh.
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội định hướng xây dựng trường học số
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội xác định, trong thời gian tới sẽ tăng cường quá trình chuyển đổi số, định hướng xây dựng trường học số thông minh.
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên (phải) tặng hoa chúc mừng khai giảng năm học mới 2022-2023 cho Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội.
Sáng 6/11, Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội tổ chức Lễ khai giảng năm học 2022- 2023 và chào đón hơn 8.000 tân học viên, sinh viên khóa mới.
Tăng cường chuyển đổi số
Tham dự buổi lễ có ông Nguyễn Hồng Diên - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công thương cùng; lãnh đạo một số vụ cục trực thuộc Bộ GD&ĐT và Bộ Công thương. Về phía tỉnh Hà Nam có bà Đinh Thị Lụa - Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy cùng đại diện một số ban ngành của TP Phủ Lý.
Phát biểu tại chương trình, PGS.TS Trần Đức Quý - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội nhấn mạnh, năm học 2021-2022 được đánh giá là một năm học rất đặc biệt do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, với sự nỗ lực, đoàn kết của tập thể nhà trường cùng sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, nhà trường đã giành được một số thành tựu đáng tự hào.
Lễ diễu hành của tân sinh viên các khoa tại cơ sở Hà Nam của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội.
Công tác đào tạo có nhiều đổi mới, bứt phá. Nhà trường mở mới 6 ngành đào tạo trình độ đại học đón đầu nhu cầu của thị trường lao động. Đề án ứng dụng CDIO trong đào tạo trình độ đại học tiếp tục được triển khai mạnh mẽ và hiệu quả; triển khai cập nhật, chỉnh sửa các chương trình đào tạo đảm bảo kiểm định chuẩn quốc gia.
Cơ sở vật chất của trường được đầu tư khang trang, hiện đại, từ giảng đường, phòng thí nghiệm, thực hành, trang thiết bị phục vụ đào tạo đáp ứng yêu cầu và phục vụ tốt nhất cho công tác quản lý, đào tạo của nhà trường. Đội ngũ viên chức quản lý, giảng viên được nâng cao về năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nâng cao về lý luận, kỹ năng, trình độ ngoại ngữ, đáp ứng yêu cầu phát triển hội nhập.
Các hoạt động tư vấn và hỗ trợ sinh viên được triển khai đồng bộ, nhà trường đã kết nối với trên 3.000 doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tiếp nhận sinh viên thực tập, tài trợ học bổng và tuyển dụng việc làm sau khi tốt nghiệp. Tỉ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp đạt trên 92-98%...
Năm 2022, nhà trường đón hơn 8.000 tân sinh viên, học viên vào nhập học.
PGS.TS Trần Đức Quý cũng cho biết, để thực hiện Đề án "Chuyển đổi số đại học", nhà trường sẽ tăng cường chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động; đảm bảo về hạ tầng kỹ thuật và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy - học và trong công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục. Tiếp tục xây dựng hạ tầng số về học tập, kho học liệu số, kết nối liên thông với các cơ sở dữ liệu quốc gia và hội nhập quốc tế.
Đồng thời, chủ động mở rộng hợp tác song phương, đa phương, tăng cường hợp tác, thu hút đầu tư nước ngoài; phát triển hợp tác, trao đổi sinh viên, giảng viên, NCKH; nâng cao chất lượng công bố quốc tế, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ; tăng cường hoạt động tư vấn, dịch vụ KHCN, gắn NCKH với thực tiễn sản xuất; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ trong hoạt động KHCN.
PGS.TS Trần Đức Quý đánh trống khai giảng năm học mới 2022-2023.
"Nhà trường sẽ triển khai hiệu quả công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp, việc làm cho sinh viên; cung cấp, bồi dưỡng các kỹ năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, kinh tế số cho sinh viên. Tăng cường công tác dự báo nhu cầu nhân lực; gắn đào tạo với nhu cầu của thị trường để nâng cao tỷ lệ có việc làm của sinh viên đạt 95% - 98% sau tốt nghiệp từ 6 tháng đến 1 năm" - PGS.TS Trần Đức Quý nhấn mạnh.
Những nhiệm vụ trọng tâm
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của nhà trường.
Ghi nhận và đánh giá cao những thành tựu mà thầy trò nhà trường giành được trong thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho hay, Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội luôn đoàn kết, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu, triển khai tốt mô hình quản trị đại học mới; chú trọng chuyển đổi chương trình, phương pháp đào tạo, quản lý theo hướng ứng dụng, chuẩn hóa, tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới.
Mở rộng ngành nghề đào tạo và tăng cường liên kết, hợp tác với doanh nghiệp, gắn đào tạo với nhu cầu của xã hội; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế; tiên phong trong thực hiện chuyển đổi số, phát huy thế mạnh về đại học điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng toàn diện...
Cũng tại khuôn khổ chương trình, đại diện nhà trường đã tổ chức trao tặng học bổng cho một số tân sinh viên có kết quả đầu vào xuất sắc với giá trị hơn 1,3 tỷ đồng.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng yêu cầu, Trường ĐH Công nghiệp cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tự chủ đại học; tiếp tục mở rộng các loại hình và ngành nghề đào tạo, gắn với nhu cầu thực tiễn của xã hội; chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên gia và các giảng viên có trình độ, năng lực chuyên môn cao.
"Đặc biệt, nhà trường cần đẩy mạnh chuyển đổi số, thực hiện có hiệu quả mô hình đại học số, đại học thông minh, đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao trình độ quản lý và chất lượng đào tạo trong tình hình mới", ông Nguyễn Hồng Diên cho hay.
"Nhà trường cần quan tâm giáo dục, bồi dưỡng về chính trị, tư tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống cho sinh viên, giúp các em hiểu biết sâu sắc và trân trọng các giá trị truyền thống lịch sử của Nhà trường. Từ đó nuôi dưỡng ước mơ, khát vọng vươn lên, phát triển toàn diện, hài hòa cả về trí tuệ, thể chất và phẩm chất đạo đức, tạo nền tảng vững chắc để khi ra trường, các em trở thành người vừa có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao để công tác, làm việc hiệu quả" - Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh thêm.
Lùi giờ vào học: Các trường triển khai ra sao? Đa số các trường học trên địa bàn TP.HCM đều bắt đầu lùi giờ học từ ngày 7-11 (thứ Hai tuần sau). Sau văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT TP.HCM về việc điều chỉnh giờ vào học, các trường đã có kế hoạch gửi đến phụ huynh, học sinh (HS) về vấn đề trên. Cụ thể, Trường THCS Lý Tự Trọng (quận...