Văn hóa đọc lan tỏa từ trạm đọc sách 0 đồng
Dành dụm từng đồng tiề.n lẻ từ những ly cà phê vỉa hè, bà Nguyễn Thị Lan (63 tuổ.i, trú tại phường Yên Thế, TP Pleiku, Gia Lai) đã mở trạm đọc sách 0 đồng nhằm lan tỏa văn hóa đọc.
Bà Nguyễn Thị Lan đã mở trạm đọc sách 0 đồng nhằm lan tỏa văn hóa đọc.
Ngay từ nhỏ, bà Lan đã rất ham học và đam mê đọc sách, thế nhưng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên bà phải dừng hẳn việc học khi vừa bước vào cấp 3. Thời gian thấm thoát trôi cuốn bà vào vòng xoáy gánh nặng cơm áo gạo tiề.n. Dù vậy bà chưa một lần quên đi đam mê của mình.
Ngay khi cuộc sống dần ổn định, bà Lan đã mở một quán cà phê vỉa hè nho nhỏ, dành dụm tiề.n mở trạm đọc sách miễn phí cho các em. Phần nhỏ vì đam mê đọc sách của bản thân, phần lớn bà muốn lan tỏa văn hóa đọc đến các em nhỏ hiện nay thay vì tiếp cận quá sớm với máy tính, điện thoại, ipad.
Chia sẻ với PV, bà Nguyễn Thị Lan trải lòng: “Sau nhiều năm dành dụm những đồng tiề.n lẻ từ những ly cà phê bán được, tháng 5 tôi quyết định cải tạo mảnh đất có sẵn hơn 1.000 m2 gần nhà để mở trạm đọc sách. Khi đã có không gian đọc tôi bắt đầu mua sách với đủ thể loại. Ngày mới khai trương, lũ trẻ ở phường tôi kéo đến rất đông để đọc sách và vui chơi. Tôi cũng khuyến khích cho các con mượn sách về đọc, nhưng đa phần các con đều thích tới trạm để đọc vì không gian rộng rãi, thoáng mát lại có bạn bè để vui chơi. Nhìn những đứ.a tr.ẻ say sưa đọc những cuốn sách ở trạm thật sự tôi rất vui và hạnh phúc”.
Video đang HOT
Từ vài chục cuốn sách, đến nay sau hơn 4 tháng trạm đọc sách miễn phí có địa chỉ tại phường Yên Thế đã tăng lên hơn 1.000 cuốn sách với đầy đủ thể loại. Theo đó, trạm đọc của bà Lan mở 4 buổi/tuần. Tất cả ngày này đều có hàng chục đứ.a tr.ẻ tới trạm để đọc sách và vui chơi.
Niềm vui của bà Lan đơn giản là được nhìn thấy các con say sưa đọc những cuốn sách hay, ý nghĩa.
Không chỉ là trạm đọc sách miễn phí, nơi đây còn có không gian để các em vẽ tranh, tô tượng… Đây được xem là sân chơi bổ ích cho các em sau những giờ học tập khá căng thẳng trên lớp. Đặc biệt, ở trạm đọc miễn phí này bà Lan còn mở lớp học dạy tiếng Anh miễn phí cho các em nhỏ.
Em Nguyễn Ngọc Thanh Thư (11 tuổ.i, trú phường Yên Thế, TP Pleiku, Gia Lai) cho hay: “Những ngày bác Lan mở cửa em không bỏ sót buổi nào, mỗi ngày em đều tranh thủ tới trạm đọc sách của bác Lan. Ở đây em được bác ấy giới thiệu những cuốn sách hay, bổ ích. Đọc sách ở trạm em thấy rất thoải mái, sau giờ đọc, em còn được vui chơi cùng các bạn như là vẽ tranh, tô tượng, chăm sóc hoa”.
Hiện tại, đều đặn ngày nào cũng vậy, bà Lan dậy sớm từ 4h sáng chuẩn bị cà phê để bán cho khách. Tuy tuổ.i đã lớn, nhưng bà vẫn miệt mài thức khuya, dậy sớm để dành dụm tiề.n mua thêm những cuốn sách hay, ý nghĩa và làm từ thiện giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
Không chỉ mở trạm đọc miễn phí, suốt 12 năm qua bà Lan còn tích cực tham gia tham gia rất nhiều hoạt động từ thiện, đặc biệt là những hoạt động tại CLB từ thiện “Quán yên vui”. Hầu hết thời gian của bà Lan đều tập trung cho trạm sách và hoạt động giúp người. Từ việc bán cà phê, bà Lan đã dành dụm trao tặng học bổng cho các học sinh vượt khó học giỏi của Trường THPT chuyên Hùng Vương (TP Pleiku, Gia Lai).
Hai năm trước, những ngày dịch Covid-19 bùng phát mạnh, bà lại miệt mài làm “người vận chuyển” nhu yếu phẩm hỗ trợ lực lượng tuyến đầu và người dân ở vùng tâm dịch. Nghe tin ở đâu có người cần giúp đỡ, bà Lan lại tìm đến thăm hỏi, động viên và kết nối sự trợ giúp của mọi người.
“Tôi đã học hỏi được nhiều điều ý nghĩa từ những trang sách quý. Tôi đã biết nhìn vào điều tích cực nhất để thấy cuộc sống này đáng sống, đáng để cống hiến giá trị của bản thân. Cũng bởi vậy khi mua sách tôi thường chọn lựa được những cuốn sách hay, ý nghĩa để các con cảm nhận được giá trị và những bài học ý nghĩa của cuộc sống. Thời gian tới tôi sẽ tiếp tục dành dụm tiề.n, duy trì và mở rộng trạm đọc sách này để lan tỏa văn hóa đọc đến với nhiều thế hệ”, bà Lan cho hay.
Để thu hút thiếu nhi đến với văn hóa đọc
Những năm qua, môi trường đọc cho thiếu nhi ở các địa phương còn thiếu, chưa thực sự phù hợp và thuận lợi trong tiếp cận thông tin; tỷ lệ thiếu nhi đọc sách thường xuyên chưa cao.
Ảnh minh họa.
Ngày 1/11, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về đẩy mạnh đổi mới hoạt động của thư viện trong xây dựng, phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi.
Theo Chỉ thị, những năm qua, môi trường đọc cho thiếu nhi ở nhiều địa phương còn thiếu, chưa thực sự phù hợp và thuận lợi trong tiếp cận thông tin; tỷ lệ thiếu nhi đọc sách thường xuyên chưa cao và bền vững, hoạt động khuyến đọc nhiều nơi còn mang tính phong trào; chưa thực sự chú trọng việc hình thành thói quen, xây dựng và phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi; có sự chênh lệch về điều kiện tiếp cận thông tin và các tiện ích, dịch vụ, sản phẩm thông tin thư viện giữa thành thị và nông thôn, miền núi, khu vực biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
Nguyên nhân chủ yếu là do các cấp, các ngành chưa quan tâm, đầu tư đúng mức, nhất là trong việc bố trí đủ quỹ đất, nhân lực, tài nguyên thông tin và các điều kiện cần thiết khác để thư viện triển khai hiệu quả các hoạt động phục vụ thiếu nhi...
Chương trình "Phố sách tháng 10" với chủ đề "Ngôn ngữ và nguồn cội" được tổ chức tại Phố sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) với nhiều hoạt động khuyến đọc hấp dẫn.
Để kịp thời khắc phục những hạn chế nêu trên, hình thành thói quen đọc sách và phát triển văn hóa đọc, đặc biệt là việc phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi, góp phần thúc đẩy xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tiếp tục tập trung tổ chức thực hiện hiệu quả Luật Thư viện và các văn bản hướng dẫn; chủ trì hoặc phối hợp triển khai các văn bản liên quan đến phát triển văn hóa đọc, xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời, trong đó đặc biệt chú trọng đến đối tượng thiếu nhi.
Tiếp tục rà soát, nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật để khuyến khích, thúc đẩy các hoạt động, phong trào đọc chủ động, thường xuyên, cũng như hình thành xu hướng đọc trong thiếu nhi, trọng tâm là nâng cao kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin.
Trường ĐH Kiên Giang thúc đẩy, lan tỏa tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Hơn 200 sinh viên Trường ĐH Kiên Giang tham dự Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp năm 2022. Trường ĐH Kiên Giang vừa khai mạc Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp năm 2022, với sự tham dự của hơn 200 sinh viên, giảng viên, viên chức. Theo TS Nguyễn Văn Thành, Phó Hiệu trưởng, Trường ĐH Kiên...