Lan tỏa hạnh phúc từ cô đến trò
Trường Mầm non Hà Tu thuộc khu vực vùng sâu xa nhất của TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Ở đây giáo viên cảm thấy hạnh phúc khi lên lớp, lan tỏa tình yêu thương và hạnh phúc đến với học sinh.
Trẻ đã có ý thức tốt về việc tự phục vụ bản thân
Cô giáo Vũ Thị Hồng Hạnh (Trường Mầm non Hà Tu) đã đưa ra các giải pháp, các bước/quy trình, trình tự, các giải pháp được triển khai rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo lớn. Đó là: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ; Tạo môi trường giáo dục cho trẻ; Tạo cơ hội cho trẻ tự phục vụ ở mọi lúc mọi nơi; Động viên, khen ngợi trẻ kịp thời; Sưu tầm câu chuyện thơ ca, bài hát dễ thuộc dễ nhớ có nội dung giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ; Phối hợp với phụ huynh để rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.
Kết quả, sau khi áp dụng các giải pháp cho thấy kỹ năng tự phục vụ của trẻ có những tiến bộ rõ rệt. Tỷ lệ trẻ có kỹ năng tự phục vụ ở mức khá và tốt rất cao, số trẻ có tỷ lệ trung bình ít.
Video đang HOT
Còn cô giáo Nguyễn Thị Thanh Liên lại đưa ra một số biện pháp phát huy tính tự lực cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi trong hoạt động vui chơi (tổ chức dưới hình thức góc) ở trường mầm non. Hiệu quả đem lại là trẻ thích thú chơi, tự lựa chọn góc chơi, vai chơi, chủ động lựa chọn đồ chơi, nội dung chơi, rủ bạn cùng chơi, cùng vẽ, cùng múa hát. Trong quá trình chơi trẻ tự bàn bạc, phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm chơi.
Các cháu học ý thức chấp hành luật lệ giao thông
Lan tỏa tình yêu thương
Sau khi nhà trường triển khai thực hiện rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ đạt hiệu quả, các phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng của phát huy tính tự lực của trẻ trong các hoạt động. Phụ huynh đã kết hợp chặt chẽ với nhà trường, tạo các hoạt động trải nghiệm hữu ích cho trẻ phát huy tính tự lực; tích cực phối hợp cùng giáo viên thu thập vật liệu phế thải, tái sử dụng để làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho trẻ hoạt động ở trường, ở lớp.
Đặc biệt các giáo viên đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ trong trường mầm non. Từ những kết quả tích cực thu nhận được, các cô giáo nỗ lực nhiều hơn trong học tập, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ để ứng dụng nhiều hơn những kiến thức về cách rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ trong công tác giảng dạy của mình.
Cô Lê Thị Hà Anh – Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Hà Tu vui vẻ cho biết: Cách thức tổ chức hướng dẫn một cách khoa học, gần gũi đã góp phần cho giáo viên tích luỹ thêm những thủ thuật, những biện pháp cụ thể để rèn kỹ năng tự phục vụ tốt hơn cho trẻ. Phụ huynh đã có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ ở nhà cũng như ở trường.
“Trường hiện có 17 lớp với 519 học sinh, là con em công nhân, người lao động tự do ở khu vực mỏ Hà Tu. Do đặc thù của người lao động nên giờ đưa đón các cháu cũng hết sức đặc thù là gửi sớm, đón muộn. Thế nên 35 giáo viên của trường cũng phải chia nhau theo lịch làm việc của công nhân lao động. Nhiều giáo viên nhà trường đã có sáng kiến đem lại hạnh phúc trong những giờ học của các em”. – Cô Hiệu trưởng Phạm Thị Minh Hảo
Hà An
Theo giaoducthoidai
Quảng Ninh: Nhiều trường tiểu học quá tải học sinh
Bà Vi Thị Hạnh - Trưởng phòng GD&ĐT TP Hạ Long (Quảng Ninh) cho biết: Hiện nay, giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn thành phố đều sẵn sàng tâm thế tốt nhất để chuẩn bị triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới (CTGDPT mới).
Giờ học tại Trường TH&THCS xã Hải Sơn, TP Móng Cái, Quảng Ninh
Thành phố tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ, đáp ứng đủ về chất và lượng cho Chương trình mới, đảm bảo việc dạy - học đạt được những yêu cầu đề ra. Về phía Phòng GD&ĐT, đến nay đã tổ chức các cuộc tập huấn, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng giáo viên, đảm bảo sao cho việc dạy học đáp ứng đúng theo yêu cầu chất lượng đổi mới của chương trình.
Cho dù có tâm thế rất tốt cho việc chuẩn bị triển khai CTGDPT mới, nhưng không phải Quảng Ninh không có những khó khăn. Theo bà Vũ Thị Thuý Hà - Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD&ĐT Quảng Ninh, bên cạnh các cơ sở đáp ứng được yêu cầu đặt ra cũng còn những trường chưa đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới. Những trường này tập trung ở khu vực miền núi và nơi có đông dân cư.
Cụ thể, các địa phương như thành phố Uông Bí, Cẩm Phả và Móng Cái vẫn còn thiếu phòng học. Hiện nay, các trường phải trưng dụng các phòng chức năng, giáo dục nghệ thuật, âm nhạc, mỹ thuật hoặc dồn ghép học sinh. Cho dù các cấp chính quyền tại các địa phương này rất cố gắng, nhưng do điều kiện khách quan nên vẫn còn nhiều cơ sở giáo dục quá tải học sinh; tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày của tỉnh chưa cao. Đặc biệt là các địa phương như huyện Ba Chẽ và TP Móng Cái thiếu nguồn tuyển giáo viên Tin học, Ngoại ngữ, Thể dục.
Đến thời điểm này, việc triển khai CT GDPT mới đã cận kề. Giải pháp được tỉnh Quảng Ninh đưa ra là: Đối với đội ngũ GV, phải đảm bảo tuyển đúng, tuyển đủ. Các địa phương sẽ tiếp tục chỉ đạo các trường tiểu học xây dựng bổ sung vị trí việc làm tương ứng với từng cơ sở để có kế hoạch tham mưu tuyển bổ sung biên chế theo lộ trình, đảm bảo đủ số lượng giáo viên theo quy định; tập trung bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên dạy môn chung, Âm nhạc và Mỹ thuật.
Liên quan đến việc đảm bảo cơ sở vật chất, Sở GD&ĐT cũng đề nghị các địa phương quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, sắp xếp mạng lưới trường lớp, dồn dịch điểm trường đối với cấp tiểu học, đảm bảo quy định của CT GDPT mới.
Ngọc Dư
Theo giaoducthoidai
Vĩnh Long: Kết quả giáo dục là 1 trong 10 sự kiện nổi bật năm 2019 UBND tỉnh Vĩnh Long công nhận 10 sự kiện nổi bật năm 2019 của tỉnh. Một trong 10 sự kiện này có ghi nhận kết quả của ngành Giáo dục. Ảnh minh họa/internet Những kết quả giáo dục nổi bật được ghi nhận trong công bố này cụ thể như sau: Chương trình Sữa học đường theo Đề án "Sữa học đường cho...