Lan tỏa “Điều ước cho em”: Lắng nghe để chia sẻ
Chương trình “Điều ước cho em” nhằm kết nối giữa các nhà trường, cá nhân có điều kiện tốt hơn với những trường, điểm trường và những nơi thầy cô, học sinh còn nhiều khó khăn.
Thứ trưởng Ngô Thị Minh trao quà cho HS Trường Mầm non Cẩm thạch, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh). Ảnh: Hồ Lài
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh chia sẻ với Báo Giáo dục và Thời đại về chương trình ý nghĩa này.
- Vừa qua, Bộ GD&ĐT phối hợp các Bộ, ngành liên quan triển khai chương trình “Điều ước cho em”. Thứ trưởng đánh giá thế nào về những thành công bước đầu của chương trình?
- Ngày 23/12/2020, Bộ GD&ĐT ban hành kế hoạch 1665 triển khai chương trình “Điều ước cho em” với mục đích hỗ trợ học sinh và cơ sở GD ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, các tỉnh miền Trung bị thiệt hại do lũ, lụt gây ra để tổ chức bữa ăn trưa bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, cung cấp nhu cầu thiết yếu cho học sinh; khắc phục tình trạng thiếu thốn về trang thiết bị học tập, cơ sở vật chất… phục vụ công tác giảng dạy của GV, hoạt động của nhà trường.
Trong đó, Bộ yêu cầu triển khai chương trình lan tỏa đến các cơ sở GD, nhất là nơi khó khăn, ảnh hưởng bão lũ, lụt và các tầng lớp nhân dân trong cả nước. Các hoạt động của chương trình bảo đảm thiết thực, hiệu quả; nguồn lực vận động hỗ trợ bảo đảm đúng mục đích; huy động nguồn lực xã hội hóa, sự chung tay của cộng đồng xã hội để hỗ trợ, chia sẻ giúp cơ sở GD vượt qua khó khăn, nâng cao chất lượng hoạt động GD.
Trong hơn 1 tháng triển khai, chương trình đạt được những thành công bước đầu. Ngày 24/12/2020, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ tới thăm và tặng quà một số trường học khó khăn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, khởi động chương trình “Điều ước cho em”. Sau đó, chương trình tiếp tục được triển khai tại các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Nghệ An, Hà Tĩnh. Những phần quà của chương trình góp phần giúp thầy trò vùng khó thêm động lực vượt qua khó khăn, bám trường, bám lớp.
- Mới đây, Bộ GD&ĐT tổ chức gặp mặt, tri ân và ký thoả thuận hợp tác với hơn 20 đơn vị nhằm triển khai kế hoạch “Kết nối nguồn lực – xây dựng trường học an toàn, thân thiện giai đoạn 2021 – 2025″. Xin Thứ trưởng cho biết nội dung của kế hoạch này?
- Kế hoạch số 29 về việc “Kết nối nguồn lực xã hội xây dựng trường học an toàn, thân thiện giai đoạn 2021 – 2025″ được Bộ GD&ĐT ban hành ngày 11/1/2021, để thực hiện Nghị quyết số 35 ngày 4/6/2019 của Chính phủ về tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển GD-ĐT giai đoạn 2019 – 2025 và hưởng ứng chương trình “Điều ước cho em”.
Video đang HOT
Giữ vai trò kết nối, Bộ GD&ĐT đã thành lập Ban điều phối để đôn đốc triển khai kế hoạch và các văn bản ký kết; ghi nhận những cá nhân, tổ chức có nhiều đóng góp nguồn lực cho sự nghiệp GD-ĐT. Kế hoạch đề ra mục tiêu phấn đấu hết năm 2021, huy động nguồn lực xã hội để xây dựng trường học an toàn, thân thiện tối thiểu tại 10 tỉnh. Giai đoạn 2021 – 2025, phấn đấu xây dựng trường học tối thiểu tại 30 tỉnh, bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, tạo dựng mô hình và nhân rộng, phát triển, lan tỏa cộng đồng giai đoạn 2025 – 2030.
Tại mỗi tỉnh, UBND lựa chọn một huyện khó khăn để đầu tư, mỗi huyện chọn 20 trường, trong đó, có 10 trường mầm non, 5 trường tiểu học, 5 trường THCS. Mỗi trường chọn 1 giáo viên, 1 cán bộ quản lý cơ sở GD và 10 trẻ em, học sinh thuộc gia đình có hoàn cảnh khó khăn vượt khó để tặng quà theo mức quy định trước khi khảo sát hoặc đầu tư cơ sở vật chất, nguồn lực.
Triển khai kế hoạch này, ngành GD hướng tới đẩy mạnh kết nối nguồn lực xã hội, giúp các địa phương, cơ sở GD xây dựng, tu bổ trường lớp theo tiêu chí quy định; bảo đảm điều kiện và môi trường học tập an toàn, thân thiện cho trẻ em, học sinh. Sự tham gia của các nguồn lực xã hội được kỳ vọng góp phần tăng cường cơ sở vật chất, hỗ trợ GV nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, giúp trẻ em và HS dân tộc thiểu số, HS có hoàn cảnh đặc biệt được học hòa nhập.
Đồng thời, các nguồn lực xã hội sẽ hỗ trợ triển khai áp dụng số hóa để quản lý GD, tạo điều kiện cho các cơ sở GD giải quyết khó khăn về cơ chế, chính sách, thủ tục đầu tư trường lớp, thiết bị dạy học, bữa ăn bán trú, hệ thống nước sạch và công trình vệ sinh, học liệu phần mềm hỗ trợ việc dạy và học.
- Thưa Thứ trưởng, nguồn lực xã hội có ý nghĩa thế nào với ngành Giáo dục?
- Giai đoạn 2015 – 2020, Bộ GD&ĐT ban hành và ký kết các văn bản hợp tác với nhiều cơ quan tổ chức, triển khai hoạt động hỗ trợ GD-ĐT. Các đơn vị của Bộ GD&ĐT đã kết nối nguồn lực, tiếp nhận kinh phí, trang thiết bị hỗ trợ cơ sở GD; đề xuất hỗ trợ bữa ăn học đường, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh; đề xuất xây dựng, duy tu công trình nước sạch, vệ sinh trường học…
Tuy nhiên, hiện các trường học trên cả nước còn gặp nhiều khó khăn: 33,6% số trường trên cả nước thiếu phòng học; tỉ lệ phòng học thiếu kiên cố còn 24,6%; tỉ lệ nhà vệ sinh không đạt chuẩn là 30,6%; tỉ lệ thiết bị tại các cơ sở GD chỉ đáp ứng được khoảng 56,5% nhu cầu dạy học. Môi trường học đường tiềm ẩn nguy cơ thiếu an toàn, phổ biến tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, địa bàn có nhiều khu công nghiệp, miền núi, biên giới, hải đảo.
Trong bối cảnh ngân sách Nhà nước có hạn, cùng ảnh hưởng không nhỏ của thiên tai, dịch bệnh, Bộ GD&ĐT xác định, huy động, kết nối nguồn nhân lực để xây dựng trường học an toàn, thân thiện là giải pháp quan trọng. Bộ GD&ĐT mong muốn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ, đầu tư của các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp, tập đoàn, cá nhân trong và ngoài nước đồng hành với ngành GD. Đây chính là nguồn động viên thiết thực, to lớn giúp các trường, điểm trường, giáo viên, học sinh vùng khó khăn có điều kiện dạy, học tốt hơn.
- Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!
Theo thống kê, nhiều trường học tại các vùng miền núi, biên giới còn khó khăn về việc tổ chức bữa ăn trưa tại trường; chế độ dinh dưỡng, điều kiện sân chơi, bãi tập luyện thể thao để thực hiện chương trình giáo dục thể chất còn hạn chế. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng HS bỏ học, thể vóc thấp bé; quá trình tiếp thu kiến thức, rèn luyện phát triển toàn diện đức – trí – thể – mỹ gặp nhiều khó khăn. – Thứ trưởng Ngô Thị Minh
Nhiều chính sách hỗ trợ để học sinh nghèo có cơ hội học đại học
Bản chất học phí là giá dịch vụ giáo dục và thực hiện theo lộ trình tính đủ chi phí theo quy định của Chính phủ.
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu đặt vấn đề với Bộ Giáo dục và Đào tạo rằng, hiện nay, hướng nghiệp để phân loại cho học sinh là chủ trương rất tốt nhưng học phí tại các trường tư thục thì quá cao. Học phí trường đại học quá cao, học sinh nghèo sẽ không có cơ hội học đại học.
Trả lời nội dung này, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng: Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về vấn đề học phí tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật số 08/2012/QH13 Luật Giáo dục Đại học tại khoản 4 Điều 65 quy định các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập được tự chủ quyết định mức thu học phí trên cơ sở đảm bảo các điều kiện chất lượng đào tạo.
Đồng thời, các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập phải công bố công khai chi phí đào tạo, mức thu học phí, mức thu dịch vụ tuyển sinh và khoản thu dịch vụ khác cho lộ trình cả khóa học, từng năm học cùng với thông báo tuyển sinh và trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập theo quy định tại Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT; có trách nhiệm trích một phần nguồn thu học phí để hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng ban hành Thông tư số 14/2019/TT-BGĐT ngày 30/8/2019 hướng dẫn xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật và phương pháp xây dựng giá dịch vụ giáo dục đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục đào tạo để các cơ sở giáo dục căn cứ xác định mức thu học phí, đồng thời có trách nhiệm công khai minh bạch và giải trình với xã hội, cam kết chất lượng.
Ảnh minh họa: Kim Chi
Về phản ảnh của đại biểu quốc hội về vấn học phí trường đại học quá cao, học sinh nghèo sẽ không có cơ hội học đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo như sau:
Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, cũng như quy định tại Luật Giá năm 2012, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2018 và Luật Giáo dục năm 2019 thì bản chất học phí là giá dịch vụ giáo dục và thực hiện theo lộ trình tính đủ chi phí theo quy định của Chính phủ.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 65 Luật Giáo dục Đại học thì các cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên đồng thời đáp ứng điều kiện tự chủ theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật giáo dục đại học được tự chủ xác định mức thu học phí trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật và lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo theo Thông tư số 14/2019/TT-BGĐT ngày 30/8/2019 hướng dẫn xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật và phương pháp xây dựng giá dịch vụ giáo dục đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và có trách nhiệm công khai minh bạch và giải trình với xã hội, cam kết chất lượng.
Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021 đã quy định rõ khung, mức trần học phí đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư ( gồm cả các cơ sở giáo dục đại học được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động ) và các cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư.
Đối với cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 65 của Luật giáo dục đại học các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập được tự chủ quyết định mức thu học phí trên cơ sở đảm bảo các điều kiện chất lượng đào tạo, không quy định khung, mức trần học phí.
Các cơ sở giáo dục đại học phải công bố công khai chi phí đào tạo, mức thu học phí và khoản thu dịch vụ khác cho lộ trình cả khóa học, từng năm học cùng với thông báo tuyển sinh và trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học công lập theo quy định tại Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy chế thực hiện công khai đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Song song với việc ban hành các quy định về cơ chế thu và quản lý học phí tại các cơ sở giáo dục và đào tạo, sinh viên thuộc đối tượng chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn; sinh viên theo học các ngành đặc thù; sinh viên bị tàn tật, khuyết tật thuộc hộ nghèo, cận nghèo, sinh viên thuộc dân tộc thiểu số, dân tộc rất ít người sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên sẽ được miễn hoặc giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP.
Sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi theo học; được nhà nước hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường theo quy định tại Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.
Tại Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục còn quy định chính sách học bổng khuyến khích học tập, học bổng chính sách cho học sinh, sinh viên theo lộ trình tăng của học phí và mức lương cơ sở.
Đồng thời, theo quy định tại Thông tư số 31/2013/TT-BGDĐT ngày 01/08/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 2 Quyết định 44/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/08/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về học bổng khuyến khích học tập đối với học sinh, sinh viên, quy định các cơ sở giáo dục đại học trích quỹ học bổng khuyến khích học tập tối thiểu bằng 8% nguồn thu học phí hệ giáo dục chính quy đối với các trường công lập và tối thiểu bằng 2% nguồn thu học phí hệ giáo dục chính quy đối với các trường ngoài công lập.
Đối với các trường sư phạm và các ngành nghề đào tạo không thu học phí thì quỹ học bổng được trích tối thiểu bằng 8% nguồn ngân sách Nhà nước cấp bù học phí.
Ngoài ra, sinh viên thuộc gia đình có điều kiện khó khăn có thể vay tín dụng sinh viên. Theo quy định tại Quyết định số 1656/QĐ-TTg ngày 19/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh mức cho vay quy định tại Khoản 1 Điều 5 Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Mức cho vay tối đa là 2.500.000 đồng/tháng/học sinh, sinh viên.
Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng quy định chính sách ưu tiên trong tuyển sinh cho sinh viên thuộc đối tượng chính sách, sinh viên có hộ khẩu tại các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn (tại Điều 7, Thông tư số 09/2020/TT-BGDĐT ngày 7/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Lan tỏa "Điều ước cho em": Mong ước đầu xuân Với sự chung tay góp sức và phát huy nguồn lực xã hội, chương trình "Điều ước cho em" chắc chắn sẽ góp phần thay đổi diện mạo giáo dục vùng khó và mang lại những giá trị tích cực đối với HS vùng dân tộc thiểu số. Chương trình "Điều ước cho em" được triển khai tại tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: Thế...