Lan tỏa cảm xúc tích cực
“Nếu được hỏi chỉ chọn cho con mình thành công hoặc hạnh phúc, là một người mẹ, tôi sẽ chọn cho con tôi hạnh phúc. Vì thế, tôi ủng hộ mục tiêu mang đến cho học sinh cảm giác hạnh phúc”, đó là chia sẻ của cô Nguyễn Thị Hiền, giáo viên môn Hóa học, Trường THPT Hoàng Cầu (Đống Đa – Hà Nội).
Cô Nguyễn Thị Hiền cùng học sinh Trường THPT Hoàng Cầu. Ảnh nhân vật cung cấp
Hiểu nhau để gần nhau hơn…
Cô Hiền tâm sự: Trong bốn năm trở lại đây, cô liên tục được nhận lớp 12 để làm chủ nhiệm. Những lớp cô được nhận là lớp chọn của nhà trường, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là cô không gặp phải khó khăn…
Học sinh của lớp tự nhiên, phần lớn thông minh, nhanh nhẹn nhưng cũng không kém phần cá tính, cứng đầu. Cô cũng nhận khá nhiều lời cảnh báo của đồng nghiệp khi chuẩn bị đón lớp: “Chị ơi, năm ngoái chủ nhiệm lớp này em thấy rất căng thẳng, mệt mỏi. Năm nay, em nhẹ hẳn người vì không chủ nhiệm lớp ấy nữa”, “Em ơi, lớp ấy có bạn học sinh đặc biệt đấy…”.
Tiết học đầu tiên, cô Hiền không ôn tập kiến thức mà dành trọn thời gian để làm quen với các em. Cô phát cho mỗi em 1 tờ phiếu với nội dung: Con hiểu gì về bạn bên cạnh? Và con biết gì về cô? Trong đó có những thông tin gợi ý (các bạn sẽ lên bốc thăm, vào tên của bạn nào thì cung cấp thông tin về bạn đó, việc bốc thăm vào tên của bạn nào phải được bí mật)…Vậy là ngay sau tiết học đó, cô Hiền có lượng thông tin khá lớn về HS của lớp mình chủ nhiệm.
Cô đặc biệt quan tâm đến những học sinh cứng đầu, những học sinh có tính cách đặc biệt. Cô tìm hiểu về các em nhiều hơn những bạn khác, qua bạn bè cùng lớp, qua giáo viên đã dạy các em và qua chính những lần cô trò ngồi nói chuyện trực tiếp ….
Điều cô nhận ra rằng, tất cả đều có lý do, có em thì xuất phát từ hoàn cảnh gia đình, từ việc thay đổi môi trường, điều kiện sống, có em xuất phát từ những mối quan hệ bạn bè… và quan trọng đằng sau sự cứng đầu khó bảo kia, đằng sau ánh mắt bất cần kia là những trái tim ấm để cảm nhận tình yêu thương từ những người xung quanh..
Giúp học trò thay đổi
Video đang HOT
Theo cô Hiền, mâu thuẫn lớn trong hành trình đi tìm “Tiết học hạnh phúc”, “ Lớp học hạnh phúc” có lẽ là: Nếu nhân nhượng sẽ bị lấn tới, nếu dễ dãi, học sinh vui thích và quý thầy cô đấy nhưng sẽ không “nể sợ” và buông luôn trách nhiệm học tập.
Hơn 10 năm làm giáo viên chủ nhiệm, bản thân cô không ít lần gặp những “ca” khó của học sinh. Phạt học sinh thì dễ, nhưng làm thế nào để giúp học sinh đó thay đổi mới khó.
Cô Hiền kể lại câu chuyện xảy ra cũng chưa lâu, liên quan đến học sinh N.V.L. của lớp 12A1 do cô làm chủ nhiệm. “Trong một giờ kiểm tra, do không thuộc bài, L. cầm bài kiểm tra vò lại và vứt xuống ngay trước mặt tôi và miệng lẩm bẩm gì đó. Vẻ mặt của em tỏ rõ sự tức giận, khó chịu.
Trước hành động đó, tôi rất sốc. Ánh mắt tôi dừng lại nơi em, thái độ không đồng ý. Trong lòng vô cùng tức giận nhưng tôi cố gắng kiềm chế vì lúc đó em L. cũng đang rất tức giận, thiếu sự kiềm chế bản thân. Tôi không trách mắng và tiếp tục kiểm tra đến hết tiết học”.
Buổi chiều hôm đó, cô Hiền chia sẻ lên trang Facebook của lớp bài viết “Những mẩu chuyện nhỏ về sự kiềm chế khiến bạn phải giật mình”. Cô yêu cầu tất cả các thành viên của lớp 12A1 nên đọc. Cả tập thể lớp 12A1 cũng như em N.V.L. đều biết vì sao. Tối hôm đó, em L. đã nhắn tin xin lỗi cô giáo… Hiện tại, N.V.L. trở thành sinh viên ưu tú của Học viện Ngân hàng, và em không ngừng khoe với cô những kết quả mà em đã đạt được.
Sai sót của học trò giống như “làm bài trắc nghiệm”
Cô Hiền tâm sự: “Nếu được hỏi chỉ chọn cho con mình thành công hoặc hạnh phúc, là một người mẹ, tôi sẽ chọn cho con tôi hạnh phúc. Vì thế, tôi ủng hộ mục tiêu mang đến cho học sinh cảm giác hạnh phúc. Nhưng thực tế, đó là điều rất khó khăn nếu như bản thân mỗi thầy, cô giáo khi đến trường cũng đều mang theo bao nỗi niềm, sự mệt mỏi, lo âu chán nản…”.
Theo cô Hiền, chúng ta cần có cái nhìn bao quát lớp, tìm hiểu hoàn cảnh học trò, có hành vi nhân ái, thương yêu, sẻ chia và phải cho học sinh cảm nhận được sự yêu thương của thầy cô. Với cô, sai sót của học trò giống như “làm bài trắc nghiệm”, tô bằng bút chì, sai thì sửa.
“Bản thân người thầy phải tự rèn mình, rèn tâm tính mình để làm sao có thể lan tỏa đến học sinh một trạng thái bình an. Lan tỏa nụ cười, đó là điều cần thiết nhất. GV chủ nhiệm vui vẻ, hòa đồng, tạo tâm lý thoải mái, tin cậy, dân chủ; thái độ vui vẻ của GV sẽ lan tỏa đến học sinh tâm lý “lớp mình sẽ có môi trường hạnh phúc”", cô Hiền chia sẻ.
Lê Đăng
Theo GDTĐ
Nữ giáo viên không ngừng đổi mới phương pháp dạy học
Với quan niệm "Người thầy trung bình chỉ biết nói, người thầy giỏi biết giải thích, người thầy xuất chúng biết minh họa, người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng", những năm qua, cô giáo Khuất Thị Kim Liên (Trường Trung học phổ thông Hoàng Cầu, quận Đống Đa) luôn nô lưc trong đôi mơi phương phap day hoc, kiêm tra, đanh gia.
Nhờ vậy, những bài giảng của cô đã góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy và phat huy tôt năng lưc chu đông sang tao cua ngươi hoc.
Đứng trước yêu cầu đổi mới của thời đại và của ngành giáo dục, cô giáo Khuất Thị Kim Liên nhận thức được rằng, bản thân mình phải không ngừng thay đổi về chuyên môn, năng lực và phẩm chất để góp một phần công sức nhỏ bé trong những thành tích của nhà trường nói riêng và nền giáo dục Thủ đô nói chung.
Lâu nay, Công nghệ luôn được coi là môn phụ, lý thuyết khó, học sinh chưa có hứng thú học. Đứng trước những khó khăn này, cô Liên luôn trăn trở tìm tòi phương phap mơi, lông ghep thưc hanh vao bai giang. Từ đó truyền lửa tình yêu vào môn học đến với học sinh.
Cô giáo Khuất Thị Kim Liên trong một tiết học.
Cụ thể, cô Liên đã hướng dẫn học sinh tự làm đồ dùng học tâp từ các vật liệu dễ kiếm, an toàn, chi phí ít để tăng hiêu qua cho bài hoc. Đồng thời nhiêt tinh hướng dẫn giúp học sinh thực hành sử dụng đồ dùng dạy học tự làm và tham gia tích cực vào các dự án học tập.
Chẳng hạn, trong bai 8 (Công nghệ lớp 11) "Thiêt kê va ban ve ki thuât", cô Liên đã hướng dẫn hoc sinh chê tao hôp đưng đô dung hoc tâp băng nhiêu vât liệu khac nhau như bia cưng, que kem, bằng gỗ sử dụng bàn ghế hỏng ở trường.
Trong bai 23 (Công nghê lớp 12) "Mach điên xoay chiêu ba pha", cô Liên đã hương dân học sinh thiêt kê đô dung hoc tâp tư lam bao gôm nguôn, tai ba pha đê ưng dung vao hoc phân cach nôi nguôn điên va tai ba pha, sơ đô mach điên ba pha... Nhờ vậy, các em học sinh đã băt đâu yêu thích môn Công nghệ và nhận thức rõ những giá trị tri thức mà môn học mang lại.
Bên cạnh việc dạy học hướng học sinh vào ứng dụng thực tế, được trải nghiệm sáng tạo; để học sinh thực sự yêu thích, hứng thú khi học Công nghệ, cô Liên còn ứng dụng tiếng Anh giao tiếp vào trong các yêu cầu đơn giản với học sinh. Ngoài ra, cô Liên cũng có thể sử dụng tiếng Anh để tra cứu tài liệu đáp ứng yêu cầu đổi mới sáng tạo và hướng tới hội nhập quốc tế trong dạy học 4.0.
Trong các giờ dạy, cô giáo Khuất Thị Kim Liên không ngừng đổi mới phương pháp dạy học
Được biết, vốn tiếng Anh của cô Liên có được là thông qua con đường tự học, theo học các khóa tiếng Anh ngắn ngày tại Philippines và học online 1:1 trên mạng. "Điều đó không chỉ giúp học sinh tiếp thu kiến thức môn Công nghệ một cách hứng thú hơn mà còn giúp các em rèn luyện được kỹ năng nghe, nói, phản xạ bằng tiếng Anh - một yêu cầu cần thiết của tương lai" - cô Liên chia sẻ.
Đặc biệt, xuất phát từ đặc thù học sinh của trường đầu vào còn thấp, cô Liên luôn chủ động, sáng tạo trong việc vận dụng những sáng kiến kinh nghiệm, khoa học giáo dục tiên tiến vào thực tiễn giảng dạy như cùng với tổ nhóm chuyên môn thưc hiên các hoạt động chuyên đề: Khoa học tự nhiên và ứng dụng; Khoa học tự nhiên, thực hành và sáng tạo; công tác chủ nhiệm lớp... tạo nên những thành tích cao trong phong trào "Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học".
Để có được những thành tích này, cô Liên luôn nhận được sự quan tâm của Ban Giám hiệu nhà trường; sự đồng hành, ủng hộ của học sinh, phụ huynh học sinh và đồng nghiệp.
Cô Liên không chỉ là người trao truyền kiến thức mà còn đóng vai trò là người ươm mầm ngọn lửa, nhiệt huyết trong mỗi học trò. Con đường cô đi không hề đơn giản, nhưng với niềm đam mê, tâm huyết và khát khao thay đổi, chắc chắn cô Liên sẽ thành công.
Theo laodongthudo
Thay đổi để tạo môi trường hạnh phúc Để tạo ra môi trường trường học hạnh phúc, trước tiên giáo viên phải là những người hạnh phúc, sau đó tạo ra hạnh phúc cho học trò, để tạo ra vòng tròn lan tỏa theo "vết dầu loang". Ngành Giáo dục có nhiều thầy cô, lớp học hạnh phúc, xã hội sẽ hạnh phúc. Cô Lê Thị Thanh Nga và học sinh...