Lan tỏa ánh sáng trong lớp học đặc biệt
Có một lớp học tình nguyện diễn ra buổi tối tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Đà Nẵng. Tại đó, thầy, cô giáo là các bạn sinh viên và học trò là những em không may bị khiếm thính đang sinh hoạt tại Trung tâm.
Lớp học diễn ra mỗi tối thứ 2, 3 và thứ 5
Đã bảy năm nay, đều đặn ba buổi mỗi tuần, các bạn trẻ tại đội công tác xã hội (CTXH) Trường đại học Bách khoa (Đại học Đà Nẵng) lại đến Trung tâm để giúp đỡ cho các em nhỏ học tập. Lớp học sẽ diễn ra từ 19 giờ, các ngày thứ 2, 3 và thứ 5 cho các em từ lớp một đến lớp 12. Học sinh trong lớp thường là những bạn học nội trú, phần lớn là trẻ khiếm thính.
Khi đến lớp học, chúng tôi thấy được không khí vui tươi và gắn kết giữa người dạy và người học. Các em học sinh rất chăm chỉ học bài, còn những bạn sinh viên cũng kiên nhẫn chỉ dạy. Trước những bài học cần hỗ trợ, các sinh viên sẽ đọc kỹ nội dung bài học trên sách giao khoa bình thường để giảng lại. Các em sẽ sử dụng bảng chữ nổi để ghi chép bài và làm bài tập.
Mỗi em sẽ được một đến hai bạn sinh viên hỗ trợ.
Bạn Trần Vĩnh Trụ (sinh viên năm 3, ngành Công nghệ thực phẩm) đã tham gia dạy các em nhỏ gần 2,5 năm. Mỗi buổi học Trụ cùng một bạn khác sẽ cùng hướng dẫn một em khác nhau. Vĩnh Trụ chia sẻ: “Việc giảng dạy cho các em không giống như dạy trên lớp học như mình nghĩ ban đầu, mà việc đầu tiên là trò chuyện để các bé xóa đi khoảng cách vì nhiều em rất nhút nhát. Sau đó mình sẽ hỏi các em cần giúp đỡ những gì, phần lớn các bé sẽ nhờ giảng bài hoặc hỗ trợ làm bài tập mỗi ngày”.
Mỗi buổi sẽ có từ 12 đến 15 em đến học, ôn tập bài vở, và mỗi em sẽ có một đến hai sinh viên hỗ trợ. Những em cần ôn tập chung bài thì sẽ được ghép thành nhóm để học chung, tạo tinh thần chia sẻ với nhau.
Video đang HOT
Tại lớp học, em Trần Thành Nhân (20 tuổi), đang học lớp 12, Nhân là một cô bé rất lạc quan và hay cười. Em rất ít khi vắng mặt tại các buổi học, và thường rất nghiêm túc, luôn tranh thủ hỏi bài các anh, chị. Thành Nhân tâm sự: “Một số bài học trên lớp em không kịp theo thì tối sẽ được các anh giảng lại. Năm nay là năm cuối nên em càng phải cố gắng hơn để học tập cho những kỳ thi của mình, trước mắt là để em có thể tốt nghiệp. Nhờ có sự động viên và chính tấm gương của các anh, chị sinh viên làm động lực hơn cho em học”.
Học sinh đa số là trẻ khiếm thị.
Ở lớp, các bạn sinh viên cũng dần nhớ hết mỗi em và hiểu được hoàn cảnh của từng người. Nhất là chứng kiến được sự tiến bộ của các em là động lực hơn của mỗi bạn trẻ. Vì vậy, mỗi buổi tới Trung tâm không phải là một buổi học, mà là một lần để chia sẻ và đồng cảm, giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp. Nhờ tạo không khí cởi mở giữa hai bên mà nhiều em cũng đã thoải mái hơn, luôn hỏi những điều mình muốn biết, kể cả những câu chuyện ngoài bài tập.
“Thời gian đầu em còn bỡ ngỡ khi tham gia dạy, nhất là việc xoá đi khoảng cách giữa hai bên. Nhưng dần dần em lại học được điều tự bản thân mình chia sẻ thì chính các em cũng sẽ mở lòng ra với mình. Lúc đầu em nghĩ rằng mình đến để giúp đỡ, nhưng thật sự em học được nhiều điều hơn từ chính ở lớp này”, Lê Công Vinh, sinh viên ngành Điện tự động hóa bộc bạch.
Trong những tiết học, những bạn trẻ cũng mong muốn tạo cảm hứng, chia sẻ những câu chuyện đẹp về cuộc sống bên ngoài, về những tấm gương và tạo động lực cho những ước mơ của các em, để tự bản thân các em nỗ lực hơn trong học tập.
Như lời chia sẻ của cô bé Trần Thành Nhân: “Em có nhiều ước mơ lắm, hồi nhỏ em ước làm từ ca sĩ đến giáo viên giống mẹ em, nhưng lớn dần thì mong muốn được làm giáo viên càng được khẳng định hơn. Bởi, em có thể mang tri thức đến cho các bạn nhỏ không may bị khuyết tật như mình, vì em biết rằng, học tập đây là nguồn ánh sáng giúp chúng em đến được những nơi tốt đẹp nhất”.
Kiểm định chương trình đào tạo bởi các tổ chức quốc tế: "Chìa khóa" hội nhập
ĐH Đà Nẵng có 24 chương trình đào tạo kiểm định đạt chuẩn quốc tế và khu vực. Kiểm định CTĐT bởi các tổ chức quốc tế nằm trong lộ trình để ĐH Đà Nẵng xếp hạng trong nhóm 50 ĐH hàng đầu khu vực Đông Nam Á.
Lãnh đạo ĐH Đà Nẵng và các trường thành viên và đoàn đánh giá ngoài lần thứ 162 của AUN - QA tiến hành kiểm định 5 CTĐT của ĐH Đà Nẵng.
Xây dựng văn hóa đảm bảo chất lượng
Trong 5 năm, từ 2016 - 2020, ĐH Đà Nẵng có 24 chương trình đào tạo (CTĐT) kiểm định đạt chuẩn quốc tế và khu vực, xếp thứ 3 trong cả nước. Đại hội Đảng bộ ĐH Đà Nẵng vào năm 2015 đã đưa ra các chỉ tiêu cụ thể về việc phải kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục đại học thành viên và các CTĐT để đảm bảo uy tín, chất lượng và học hiệu.
Trong chiến lược phát triển của mình, ĐH Đà Nẵng đã đặt ra tầm nhìn sẽ là một trong ba trung tâm ĐH lớn nhất của cả nước; một trong ba ĐH trọng điểm quốc gia; trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, đạt chuẩn quốc gia; ngang tầm khu vực và quốc tế; được xếp hạng trong nhóm 50 ĐH hàng đầu khu vực Đông Nam Á với nhiều ngành mũi nhọn trong các lĩnh vực kỹ thuật, kinh tế, khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn, y học; là trung tâm hợp tác nghiên cứu và triển khai ứng dụng mang tầm vóc quốc gia và quốc tế.
Để đạt được tầm nhìn đó, nhiều CTĐT của ĐH Đà Nẵng tương ứng phải được công nhận có uy tín và chất lượng ở khu vực Đông Nam Á và quốc tế. Đến nay ĐH Đà Nẵng cũng đã có tên trong top 450 trường đại học tốt nhất Châu Á theo bảng xếp hạng quốc tế QS.
Bế mạc đánh giá ngoài 4 CTĐT theo tiêu chuẩn AUN-QA tại trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng qua zoom do ảnh hưởng bởi dịch Coivd - 19
PGS.TS Đinh Thành Việt - Trưởng ban Đảm bảo chất lượng giáo dục, ĐH Đà Nẵng chia sẻ: "ĐH Đà Nẵng đã không ngừng nâng cấp cơ sở vật chất, hiện đại hóa các phòng thí nghiệm, không ngừng cải tiến nội dung đào tạo lẫn các điều kiện học tập cho sinh viên.
Các CTĐT được định kỳ rà soát hằng năm, liên tục cập nhật những nội dung, yêu cầu mới mà doanh nghiệp và nhà tuyển dụng lao động cần đáp ứng, thực hiện đúng nguyên tắc là đào tạo theo những gì xã hội cần. ĐH Đà Nẵng cũng đã tổ chức bồi dưỡng tập huấn kỹ lưỡng về nghiệp vụ đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục cho nhiều cán bộ giảng viên nên đã xây dựng được một đội ngũ gồm nhiều cán bộ am hiểu về lĩnh vực này".
Trường ĐH Bách khoa là cơ sở giáo dục đại học thành viên đầu tiên của ĐH Đà Nẵng thực hiện kiểm định bởi các tổ chức kiểm định quốc tế và khu vực. Để chuẩn bị cho công tác kiểm định CTĐT, Nhà trường đã xây dựng lộ trình tiếp cận với các tiêu chuẩn tiêu chuẩn của các tổ chức kiểm định quốc tế như ABET, AUN - QA... với những bước đi khả thi nhất. Khi nhận thấy hội đủ các điều kiện về tài chính và chất lượng, nhà trường mới bắt đầu mời chuyên gia đánh giá.
PGS.TS Phạm Văn Tuấn - Trưởng phòng Khảo thi và Đảm bảo chất lượng giáo dục, trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng cho biết: "Nhà trường đẩy mạnh việc bồi dưỡng chuyên môn công tác đảm bảo chất lượng như cử CBQL và giảng viên ra nước ngoài tham gia tập huấn AUN-QA, CDIO, đổi mới chính sách...; tham gia các Dự án quốc tế trong nước như Dự án Chương trình tiên tiến, PFIEV của Bộ GD&ĐT; Dự án HEEAP, VULII, BUILD-IT của ASU và USAID... Nhà trường thường xuyên tổ chức tập huấn nội bộ tại Trường về kỹ năng Tự đánh giá cách cải tiến và công tác tổ chức Đánh giá ngoài".
Cơ hội thu hút hợp tác quốc tế
PGS.TS Đoàn Quang Vinh - Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng chia sẻ: "Khi tham gia kiểm định bởi tổ chức quốc tế thì các trường dễ dàng công nhận CTĐT lẫn nhau, có niềm tin trong hợp tác, cùng coi trọng các giá trị của nhau. Tuy nhiên, đây chỉ là niềm tin ban đầu thôi, trong quá trình hợp tác, các bên phải tích cực và nỗ lực thì mới có thể duy trì và phát triển được".
Ngoài rà soát, cập nhật chương trình đào tạo, để đảm bảo các tiêu chí trong kiểm định, ĐH Đà Nẵng liên tục nâng cấp cơ sở vật chất, hiện đại hóa các phòng thí nghiệm, cải thiện các điều kiện học tập của SV.
Việc đạt được tiêu chuẩn chất lượng trong mỗi đợt đánh giá chỉ là bước khởi đầu, không phải là đích đến cuối cùng vì hoạt động đảm bảo chất lượng là một quá trình cải tiến liên tục. Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng đã thiết kế lại chương trình dạy học cũng như tổ chức lại các hoạt động dạy học.
Với chương trình dạy học phải có tính tích hợp, đáp ứng Tiêu chuẩn 3 CDIO, trong đó các học phần có sự hỗ trợ lẫn nhau, với một kế hoạch rõ ràng để kết hợp việc học kiến thức và đồng thời rèn luyện các kỹ năng, thái độ cho SV. Chương trình dạy học có học phần Nhập môn ngành kỹ thuật (đáp ứng Tiêu chuẩn 4 CDIO); Khung chương trình dạy học được đối sánh với tiêu chuẩn kiểm định chất lượng (Tiêu chuẩn 5 ABET) và các CTĐT quốc tế tiên tiến. Các chuẩn đầu ra của CTĐT được chuyển tải một cách có hệ thống thành các chuẩn đầu ra trong từng học phần (course), từng hoạt động học tập (learing activity) để đảm bảo SV khi tốt nghiệp đạt được các chuẩn đầu ra của cả CTĐT.
Với hoạt động dạy - học, nhà trường triển khai các mô hình học tập dựa trên dự án thông qua: các dự án liên môn (PBL) tại mỗi học kỳ, bắt đầu từ học kỳ 3 đến học kỳ 7. Riêng với thực tập Tốt nghiệp, trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng tổ chức khóa luận tốt nghiệp qua mô hình Capstone Project. Khuyến khích áp dụng các mô hình dự án liên ngành, phục vụ cộng đồng như EPICS, WEPICS, eProjects, ... cho Đồ án tốt nghiệp.
Kết quả kiểm định khẳng định vị thế, uy tín của nhà trường không chỉ trong nước mà trên quốc tế. Qua đó thu hút nhiều hơn nữa các hợp tác quốc tế về đào tạo và NCKH với các đại học đối tác. Đó là lợi ích cho trường, cho sinh viên và cho cả ngành giáo dục. CTĐT nào đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cấp quốc tế hoặc khu vực thì có thêm sự công nhận về chất lượng ở tầm quốc tế hoặc khu vực. Việc trao đổi SV trong đào tạo vì vậy sẽ rất thuận lợi.
Công nhận tín chỉ, chương trình đào tạo của nhau: Được nhiều hơn mất! Đại học sẻ chia không còn là khái niệm xa lạ với hệ thống GDĐH hiện nay. 2 năm trở lại đây, nhiều trường đại học cùng nhau ký thỏa thuận hợp tác và đào tạo, công nhận tín chỉ của nhau. Sinh viên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM trong giờ thực hành. Điều đó cho thấy rất rõ xu hướng...