Lần đầu tiên trong 18 năm, Tổng thống Putin hoãn đối thoại thường niên với người dân
Chương trình thường niên Đường dây Trực tiếp của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ không được tổ chức vào tháng 6 này. Đây là lần đầu tiên chương trình bị hoãn sau 18 năm.
Tổng thống Putin trong chương trình Đường dây Trực tiếp ngày 30/6/2021. Ảnh: MoscowTimes
Theo tờ Moscow Times, Đường dây Trực tiếp là chương trình cho phép các công dân bình thường nói chuyện trực tiếp với nhà lãnh đạo Nga về các vấn đề hàng ngày. Chương trình này được tổ chức lần đầu năm 2004.
Trong một tuyên bố, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov trấn an các phóng viên rằng sự kiện này sẽ diễn ra vào một ngày nào đó sau này.
Tuần trước, chính phủ đã thông báo rằng Tổng thống Putin có thể tổ chức chương trình đối thoại với người dân trong Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St.Petersburg từ ngày 15 đến 18/6.
Một sự kiện thông thường khác của Tổng thống Nga là đọc thông điệp liên bang tại Quốc hội cũng đã bị hoãn hồi tháng 4 và chưa có ngày tổ chức lại.
Tổng thống Nga khẳng định tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu lương thực tới châu Phi
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Phi (AU) Macky Sall ngày 3/6 cho biết ông "yên tâm" sau cuộc hội đàm tại Nga với Tổng thống Vladimir Putin về tình trạng thiếu lương thực do chiến sự ở Ukraine.
Xuất khẩu lương thực của cả Nga và Ukraine bị ảnh hưởng do xung đột. Ảnh: TASS
Tổng thống Putin đã tiếp Tổng thống Senegal, Macky Sall, người đang giữ chức Chủ tịch luân phiên AU, tại dinh thự bên bờ Biển Đen của ông ở Sochi. Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về tình trạng thiếu lương thực toàn cầu và việc nguồn cung cấp ngũ cốc bị kẹt ở các cảng của Ukraine.
Sau cuộc hội đàm kéo dài 3 giờ đồng hồ, ông Sall nói: "Tôi nhận thấy Tổng thống Vladimir Putin đã nhận thức được cuộc khủng hoảng và các lệnh trừng phạt tạo ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho các nền kinh tế yếu kém, chẳng hạn như các nền kinh tế châu Phi". Ông cho biết "rất yên tâm và rất vui về các cuộc trao đổi" với Tổng thống Nga. Theo ông, Tổng thống Putin khẳng định "có một số cách để tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hoặc thông qua cảng Odessa ở Biển Đen, điều rất khó khăn vì Ukraine phải rà phá thủy lôi" hoặc qua cảng Mariupol do Nga kiểm soát trên Biển Azov.
Mỹ và Liên minh châu Âu đã áp đặt các biện pháp trừng phạt chưa từng có đối với Moskva vì cuộc xung đột ở Ukraine, điều thúc đẩy Nga tìm kiếm thị trường mới và tăng cường quan hệ với các nước châu Á và châu Phi.
Tổng thống Putin cho biết Moskva sẵn sàng tìm cách vận chuyển ngũ cốc bị mắc kẹt tại các cảng của Ukraine song yêu cầu phương Tây dỡ bỏ các lệnh trừng phạt. LHQ từng cảnh báo châu Phi sẽ đối mặt với cuộc khủng hoảng "chưa từng có" do cuộc xung đột trên gây ra.
Mỹ trừng phạt 'người giữ tiền' của Tổng thống Putin Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục đưa vào danh sách trừng phạt 16 người thuộc nhóm tinh hoa Nga, trong đó có ông Sergei Roldugin - nhân vật được mệnh danh như 'người trung gian' hay 'người giữ tiền' của Tổng thống Putin. Ông Sergei Roldugin (trái) trong bức ảnh chụp chung với Tổng thống Putin năm 2009 - Ảnh: AFP Theo các...