Lần đầu tiên trên thế giới drone được dùng để chuyển nội tạng đi hơn 4km cứu người
Mới đây, cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) và các kỹ sư vận hành thiết bị không người lái ( drone) đã giúp tạo ra bước đột phá đầu tiên trong hoạt động vận chuyển nội tạng cần cấy ghép.
Theo báo cáo của Trung tâm Y tế Đại học Maryland (UMMC), Mỹ, thiết bị bay điều khiển từ xa (drone) được chế tạo đặc biệt đã vận chuyển thành công một quả thận đến UMMC vào ngày 19/4. Thiết bị bay này đã chở quả thận vượt qua quãng đường 2,6 dặm (hơn 4 km) trong vòng 10 phút với tốc độ khoảng 10 m/s. Quả thận chuẩn bị được cấy ghép này vẫn được duy trì ở điều kiện nhiệt độ tốt suốt thời gian bay và không bị tổn hại.
Video thiết bị drone vận chuyển tạng.
Người nhận thận là một phụ nữ 44 tuổi từ Baltimore, đã có 8 năm chạy thận trước khi tiến hành ghép. Bệnh nhân hồi phục tốt sau cuộc phẫu thuật và đã xuất viện ngày 23/4.
“Nhờ sự hợp tác hiệu quả giữa các bác sĩ phẫu thuật, các kỹ sư, Cục Hàng không Liên bang (FAA), các chuyên gia nội tạng, các phi công, y tá và bệnh nhân, chúng tôi đã có thể tạo ra bước đột phá tiên phong trong quy trình cấy ghép nội tạng”, ông Joseph Scalea, trưởng dự án chuyển tạng bằng drone, cũng là một trong những bác sĩ thực hiện ca cấy ghép tại UMMC cho biết.
Di chuyển các cơ quan nội tạng là một công việc cực kỳ nhạy cảm về mặt thời gian, bởi chúng chỉ có thể được vận chuyển trong một khoảng thời gian ngắn mà thôi. Sử dụng drone về lý thuyết cho phép các bác sỹ có thể vượt qua những trở ngại về giao thông và các tình huống tiềm tàng khác.
Bản thân con drone không chỉ là một phương tiện vận chuyển. Nó còn có thể giám sát và duy trì các thông số tối quan trọng như nhiệt độ của quả thận trong thời gian thực. Nó được trang bị những cánh quạt dự phòng, một bộ pin kép, và một chiếc dù để bảo vệ món hàng quý giá đang vận chuyển.
Đại học Maryland sử dụng một drone không người lái để vận chuyển quả thận đến cho bệnh nhân cấy ghép.
Ông Joseph Scalea cho biết thêm công nghệ này sẽ cho phép các bệnh nhân được cấy ghép với các cơ quan “cận biên” hơn – tức các cơ quan thông thường không thể được sử dụng nếu gặp bất kỳ vấn đề trì hoãn thời gian nào – và có thể giúp bổ sung đến 2.500 quả thận mỗi năm vào nguồn quyên góp nội tạng.
“Nó giống như Uber cho các cơ quan nội tạng vậy” – ông Joseph Scalea nói, đồng thời cho biết con drone đã thực hiện 44 cuộc bay thử nghiệm trong hơn 700 giờ chuẩn bị.
Theo Đời sống & Pháp luật
Apple Watch Series 4 đã cứu sống 1 người dùng tại Đức
Không chỉ tại Mỹ mà tại châu Âu, mới đây, Apple Watch Series 4 đã cứu sống 1 người dùng tại Đức.
Tính năng ECG của Apple Watch Series 4 đã được mở rộng sang châu Âu vào tuần trước và nó đã được ghi nhận là đã cứu sống một người. Theo The Sun, một người dùng Apple Watch ở Đức đã phát hiện ra rằng anh ta bị bệnh rung tâm nhĩ thông qua Apple Watch.
Người dùng Apple Watch giấu tên ở Đức đã gửi email đến Tiến sĩ Michael Spher của FAZ Đức. Trong email, người dùng giải thích anh ta đã không bao giờ nhận thấy bất cứ điều gì khác thường cho đến khi quyết định dùng thử tính năng ECG trên Apple Watch để giải trí.
Khi dùng thử ứng dụng ECG, người đàn ông nhận thấy rằng có những cảnh báo liên tục, gợi ý rằng anh ta bị rung tâm nhĩ. Sau đó, anh ta đã hỏi ý kiến một người bạn tình cờ là một bác sĩ, anh ta nói với anh ta rằng đó có lẽ chỉ là một lỗi đo lường.
Từ đó, người dùng Apple Watch rất hoài nghi và đã đến gặp bác sĩ của mình, bác sĩ cho biết, kết quả từ đồng hồ đeo tay là đúng. Sau đó người dùng Apple Watch đã được kê đơn thuốc để điều trị bệnh rung tâm nhĩ của mình.
"Nói một cách chính xác thì chiếc đồng hồ đã góp phần kéo dài cuộc sống của tôi", bệnh nhân nói.
Nguồn: 9to5mac
iPhone hứng trọn mũi tên, cứu sống người đàn ông thoát khỏi tử thần Chúng ta cũng đã biết được những câu chuyện về smartphone cứu người bằng cách đỡ viên đạn hay gọi đội cứu hộ trong trường hợp khẩn cấp. Thêm một câu chuyện mới khác được chia sẻ từ Úc, một người đàn ông đến từ tiểu bang New South Wales đã thoát khỏi thần chết khi chiếc iPhone của anh ta hứng trọn...