Lần đầu tiên tán sỏi mật trong gan bằng laser qua đường miệng ở miền Trung – Tây Nguyên
Bệnh viện Trung ương Huế là bệnh viện đầu tiên ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên thực hiện thành công phương pháp tán sỏi mật trong gan bằng laser qua đường miệng.
Các bác sĩ ở Bệnh viện Trung ương Huế tán sỏi mật bằng laser qua đường miệng – Ảnh: THƯỢNG HIỂN
Ngày 8-10, tin từ Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, các y bác sĩ đã triển khai thành công kỹ thuật tán sỏi đường mật trong gan bằng laser qua hệ thống nội soi đường miệng (Spyglass) cho một bệnh nhân.
Theo đó, bệnh nhân Phan Thị T. (74 tuổi, quê ở Thừa Thiên Huế) được chẩn đoán bị sỏi mật trong gan với các triệu chứng như đau hạ sườn phải, sốt, vàng da. Đây là một trường hợp sỏi khó mà phương pháp nội soi mật tụy ngược dòng thông thường và mổ mở khó có khả năng lấy hết sỏi.
Video đang HOT
Qua hội chẩn, các y bác sĩ khoa nội soi của bệnh viện đã phối hợp với Liên chi hội Nội soi tiêu hóa Việt Nam (VFDE), với sự hỗ trợ của Công ty Boston Scientific triển khai phương pháp nội soi phức tạp nói trên.
Sau 2 giờ thực hiện, bệnh nhân đã được lấy hết sỏi trong gan.
GS.TS Phạm Như Hiệp – giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế – cho biết đây là kỹ thuật hiện đại được triển khai lần đầu tiên tại miền Trung và Tây Nguyên.
“Thủ thuật này xâm nhập tối thiểu, ít mang lại di chứng cho bệnh nhân, không để lại sẹo trên cơ thể, lấy hết sỏi và thời gian phục hồi nhanh. Sau 12 giờ bệnh nhân đã ngồi dậy và ăn uống nhẹ, dự kiến sẽ sớm xuất viện”, ông Hiệp nói.
Một phạm nhân tự cắt lìa dương vật của mình
Phạm nhân đang chấp hành án tại trại giam Đắk Tân do buồn bực đã tự cắt lìa của quý nhưng may mắn được nối thành công.
Các bác sĩ nối thành công dương vật cho phạm nhân T. - Ảnh: TÂM AN
Sáng 13-7, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật nối dương vật bị cắt rời cho một bệnh nhân.
Trước đó, lúc 15h30 chiều 8-7, bệnh viện tiếp nhận trường hợp bệnh nhân T.M.T. (32 tuổi, đang là phạm nhân tại trạm giam Đắk Tân, huyện M'Đrắk, tỉnh Đắk Lắk) nhập viện trong tình trạng huyết áp tụt 70, mất máu nhiều, dương vật đứt lìa.
Ngay lập tức, các bác sĩ khoa cấp cứu phối hợp khoa ngoại thận - tiết niệu Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên chuyển bệnh nhân lên phòng mổ. Đến 18h cùng ngày, sau 2 tiếng phẫu thuật, các bác sĩ nối thành công dương vật bị cắt rời của bệnh nhân.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Hoàng, trưởng khoa ngoại thận - tiết niệu Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, cho biết quá trình phẫu thuật cho bệnh nhân gặp nhiều khó khăn. Thời gian từ khi dương vật bị cắt rời đến khi nhập viện cấp cứu rất dài, tới 6 giờ đồng hồ.
Trong khoảng thời gian đó, dương vật bị cắt rời được bảo quản không đúng cách. Dương vật bị cắt rời lấm lem đất, được bỏ trực tiếp vào trong thùng đá gây bỏng lạnh khiến quá trình nối liền dương vật rất khó khăn.
Quá trình phẫu thuật, các bác sĩ phải xử lý máu đông, nối từng mạch máu nhỏ li ti, nối thể hang, thể sớt, niệu đạo. Do bị mất máu nhiều, nên quá trình phẫu thuật, bệnh viện đã truyền cho bệnh nhân 700ml máu.
"Thông thường, tỉ lệ nối thành công dương vật phụ thuộc vào thời gian bệnh nhân nhập viện sớm hay trễ, thời gian vàng để tiến hành phẫu thuật là trước 6 tiếng đồng hồ bị cắt rời. Đến nay, sau 5 ngày phẫu thuật, dương vật đã nối liền trở lại", bác sĩ Hoàng thông tin.
Được biết, đây là trường hợp bệnh nhân đầu tiên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk được nối liền dương vật thành công.
Phải làm gì khi bị viêm tụy cấp? Tuyến tụy là cơ quan rất quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là chức năng tiết insulin để tế bào hấp thụ đường trong máu. Khi tuyến tụy bị viêm, cơ thể sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng bất ổn. Tuyến tụy có chiều dài từ 15 đến 25 cm, nằm ở vùng bụng trên và phía sau dạ dày. Không...