Lần đầu tiên Ireland có người bị rắn độc cắn
Bệnh nhân 22 tuổi bị chính thú cưng của mình, loài rắn phì kịch độc ở châu Phi cắn. Đây là ca rắn cắn đầu tiên tại Ireland.
Bệnh nhân đầu tiên được ghi nhận bị rắn độc cắn ở Cộng hòa Ireland là nam thanh niên 22 tuổi sống ở thủ đô Dublin. Nạn nhân bị chính chú rắn thú cưng của mình cắn. Thủ phạm là một con rắn phì châu Phi (puff adder, một loài rắn trong họ Rắn lục), chỉ vài tuần trước khi thế giới kỷ niệm Ngày Thánh Patrick.
Theo Washington Post, người này đã được điều trị tại bệnh viện Connolly ở Dublin. Giám đốc Vườn Bò sát Quốc gia Ireland, ông James Hennessy, cho hay đây là ca bị rắn độc cắn đầu tiên ghi nhận tại nước này.
Puff adder (rắn phì châu Phi) bị cho là kẻ gây ra số ca tử vong nhiều hơn bất kỳ loài rắn độc nào ở châu Phi. Ảnh: FoxNews.
Irish Post đưa tin, truyền thuyết Ireland kể rằng Thánh Patrick (thánh Patriciô) sử dụng sức mạnh của đức tin để điều khiển tất cả rắn độc ở đây xuống biển. Do đó, nơi này trước đây chưa hề ghi nhận trường hợp người nào bị rắn độc cắn. Tuy nhiên, giới khoa học cho biết, hiện tượng xảy ra tại Cộng hòa Ireland là do Kỷ băng hà ngăn cản các loài bò sát định cư trên đảo.
Trên thực tế, một nhà sử học tại Viện bảo tàng quốc gia Ireland ở Dublin từng khẳng định trên National Geogrphy: “Chưa bao giờ có bất kỳ thông tin nào nhắc đến rắn sống ở Ireland”. Dù vậy, các truyền thuyết hay cơ sở khoa học cũng không thể ngăn cư dân Cộng hòa Ireland sở hữu rắn như một loài thú cưng.
Được coi là một trong những loài rắn độc hung dữ và nguy hiểm nhất, rắn phì châu Phi tạo ra vết cắn kịch độc. Chúng thường được tìm thấy ở Morocco và Tây Ả Rập.
Đây là loài rắn gây tử vong nhiều hơn bất kỳ loài rắn độc ở châu Phi nào. Chỉ cần một vết cắn nhỏ có thể dẫn tới hoại tử da, thậm chí tử vong nếu không được điều trị.
Video đang HOT
Trả lời Newstalk, James Hennessy cho biết nọc độc của rắn phì sẽ tan trong máu, gây hoại tử các vùng da xung quanh vết cắn và lan rộng ra các chi. Sau đó, nó gây tổn thương lớn khắp cơ thể nếu không chữa trị kịp thời.
Hiện, tình trạng sức khỏe của nam thanh niên bị rắn độc cắn tại Ireland không được đề cập đến.
Theo news.zing.vn
Vì sao có hẳn một câu lạc bộ những người sinh 29/2
Ngoài ra, tỷ lệ người sinh vào ngày 29/2 là 1/1.461. Thậm chí tỷ lệ này còn thấp hơn so với việc sinh ra với 11 ngón tay hoặc ngón chân.
1. Ngày bổ sung: Cứ mỗi 4 năm, trên bảng lịch tháng 2 lại xuất hiện thêm một ngày: 29/2, còn được gọi là ngày nhuận (Leap Day). 24 giờ này là khoảng thời gian được thêm vào để đảm bảo phù hợp với chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
Cụ thể, một năm có 365 ngày song thời gian thực tế để Trái Đất quay quanh Mặt Trời dài hơn một chút; khoảng 365,2421 ngày hoặc 365 ngày, 5 giờ, 48 phút và 45 giây.
Nếu không thêm một ngày vào 29/2 thì gần như cứ sau 4 năm, chúng ta sẽ mất gần 6 giờ/năm. Sau 100 năm, lịch của chúng ta sẽ mất khoảng 24 ngày.
29/2 được gọi là ngày nhuận, 4 năm có một lần. Ảnh Shutterstocks.
2. Ở các loại lịch Do Thái, Trung Quốc và Phật giáo hay còn gọi là Âm lịch, dựa trên các chu kỳ của tuần trăng, mỗi năm có đến một tháng nhuận.
Có một khoảng lệch 11 ngày giữa năm đo bằng chu kỳ mặt trăng so với năm đo bằng quỹ đạo Trái Đất quanh Mặt Trời, nên các lịch này định kỳ thêm các tháng nhuận để theo dõi.
3. Những người sinh vào ngày nhuận thường tự gọi mình là Leaping, Leapers, Leapsters hay L eap Day babies. Một câu lạc bộ dành cho những người sinh vào 29/2 có tới 10.000 thành viên trên toàn thế giới.
4. Tỷ lệ người sinh vào ngày 29/2 là 1/1.461. Thậm chí tỷ lệ này còn thấp hơn so với việc sinh ra với 11 ngón tay hoặc ngón chân. Trên thế giới chỉ có khoảng 5 triệu người sinh vào ngày nhuận.
Tỷ lệ được sinh ra vào ngày 29/2 còn thấp hơn so với có 11 ngón chân hay ngón tay. Ảnh: St. Clair Hospital.
5. Cứ 5 cặp vợ chồng ở Hy Lạp thì một cặp k hông có ý định kết hôn vào năm nhuận. Họ tin rằng đó là điều xui xẻo.
6. Các nhà chiêm tinh học tin rằng những người sinh vào ngày nhuận sẽ sở hữu tài năng đặc biệt, thường là về nghệ thuật.
7. Karin Henriksen người Na Uy đã sinh ba đứa con vào ngày 29/2 liên tiếp - một cô con gái vào năm 1960 và hai con trai vào năm 1964 và 1968.
8. Tại Hong Kong, sinh nhật hợp pháp của những người sinh vào ngày nhuận là 1/3 trong khi tại New Zealand là 28/2. Nếu canh đúng thời gian, người sinh ngày nhuận có thể bay từ nước này qua nước kia và đón sinh nhật dài nhất thế giới.
9. Ở Đài Loan, nhiều người tin rằng con gái có chồng trở về nhà trong tháng nhuận âm lịch không tốt cho sức khỏe cha mẹ . Con gái được khuyên nên mang mì về để chúc cha mẹ mình sức khỏe và may mắn.
Nhiều cô gái chọn ngày 29/2 để ngỏ lời với chàng trai mình thích. Ảnh: bridesblush.
10. Theo truyền thuyết ở Ireland, Thánh Patrick đã chỉ định ngày xảy ra 4 năm một lần - ngày 29/2 - là ngày phụ nữ chủ động cầu hôn đàn ông. Tại một số nơi, Leap Day được gọi là "Ngày của người chưa vợ".
Năm 1288, Scotland thậm chí còn thông qua đạo luật cho phép phái yếu chủ động cầu hôn nam giới vào năm nhuận.
Vào ngày này, nếu được một cô gái cầu hôn, phái nam nếu không đồng ý sẽ tặng lại một chiếc khăn lụa (hoặc áo khoác lông, tiền) thay vì từ chối thẳng thừng. Tại một số nước châu Âu, lời từ chối sẽ là 12 cặp găng tay.
Theo news.zing.vn
Rắn nâu vua cực độc bất lực trước thằn lằn lưỡi xanh Đoạn video ghi lại cảnh một con rắn độc Mulga đang tấn công con thằn lằn lưỡi xanh. Tuy nhiên, dù cố gắng cắn và tiêm nọc độc vào đối thủ nhưng con rắn cũng không làm gì được con thằn lằn này. Rắn Mulga còn gọi là rắn nâu vua, là loài rắn độc sở hữu những đặc điểm đáng sợ nhất...