Lần đầu tiên diễn ra hội thảo quốc tế về Giáo dục Công dân toàn cầu
Từ ngày 29 – 30/7/2022, hội thảo ‘Khám phá ranh giới của Công dân toàn cầu’ (Exploring Boundaries of Global Citizenship – EBGC) sẽ diễn ra với sự tham gia…
Định nghĩa về giáo dục Công dân toàn cầu (GDCDTC) trong bối cảnh rộng lớn
GDCDTC là quan trọng đối với tất cả mọi người, đặc biệt là những người trẻ tuổi để xây dựng kiến thức, kỹ năng và giá trị làm việc trong một bối cảnh rộng lớn hơn.
GDCDTC là chủ đề nhận được sự quan tâm của nhiều chuyên gia, phụ huynh và sinh viên quốc tế
Theo TS. Marisha McAuliffe – Giám đốc Dịch vụ sinh viên Swinburne Việt Nam, đại diện BTC hội thảo EBGC, kể từ năm 2015 khi UNESCO lần đầu tiên đưa ra định nghĩa về GDCDTC đến nay, thế giới đã có nhiều thay đổi.
“Với sự phức tạp của những biến đổi, thế giới ngày nay không còn giới hạn trong thành phố hay quốc gia bạn đang làm việc mà được mở rộng theo nhiều bối cảnh khác nhau. Ở Việt Nam, có thể ngay chính các sinh viên, thanh niên và các nhà giáo dục đang tiếp cận các chương trình kỹ năng Công dân toàn cầu cũng chưa nhận ra bối cảnh toàn cầu đang được định hình như thế nào” – bà nói.
Với ý nghĩa đó, hội nghị “Khám phá ranh giới của Công dân toàn cầu” (EBGC) được mở ra nhằm tập trung vào vai trò của các trường đại học trong việc giúp sinh viên sẵn sàng đáp ứng những thách thức và đòi hòi của một thế giới luôn thay đổi – nơi sẽ cần đến những kỹ năng vượt xa những kiến thức mà họ đang có.
Diễn đàn kết nối các nhà giáo dục, hoạch định chính sách và sinh viên quốc tế
Diễn ra trong 2 ngày với các phiên trình bày và thảo luận, hội thảo là nơi chia sẻ kinh nghiệm, đóng góp những quan điểm, nghiên cứu mới của các học giả, chuyên gia giáo dục, nhà hoạch định chính sách, những người đang tiếp cận và thực hành các chương trình GDCDTC.
Nhiều chuyên gia giáo dục sẽ tham gia trình bày tại hội thảo
Video đang HOT
Hội thảo đón nhận sự quan tâm tham gia của đại diện các tổ chức quốc tế như UNESCO Việt Nam, UN Women, World Bank, Đại sứ quán New Zealand, Đại sứ quán Australia, Ngân hàng ANZ; đại diện Bộ GD&ĐT cũng như các trường đại học trong nước và quốc tế.
Các sinh viên đang quan tâm đến việc phát triển và thích ứng trong một bối cảnh rộng lớn cũng sẽ tham gia hội nghị này. Sinh viên được tham gia miễn phí vào các phiên trình bày và thảo luận để cùng trao đổi cởi mở về vấn đề này. Đặc biệt một phiên toàn thể sẽ do chính các sinh viên Swinburne Việt Nam điều hành.
Các phiên nội dung nhằm xoay quanh nhằm giải quyết các câu hỏi công dân toàn cầu là gì, tại sao việc giáo dục công dân toàn cầu là quan trọng, các vấn đề hiện tại trong việc đào tạo và làm thế nào để các trường học có thể trang bị các kỹ năng này tốt hơn cho sinh viên.
Những góc nhìn đến từ phụ huynh, sinh viên cũng sẽ giúp các chuyên gia giáo dục xem xét các phương pháp và chương trình đào tạo công dân toàn cầu hiện có, nhằm đảm bảo người học sẽ được hưởng lợi một cách tốt hơn từ các chương trình này.
Là một trong những hội thảo đầu tiên vượt ra khỏi các thực tiễn hiện tại liên quan đến GDCDTC, EBGC được dẫn dắt bởi các chuyên gia (keynote speaker) như bà Tredene Dobson – Đại sứ New Zealand tại Việt Nam, TS. Andrew Kong – Phó hiệu trưởng kiêm Giám đốc điều hành Giáo dục nghề nghiệp Đại học Công nghệ Swinburne, GS. Kim Wilkins – Phó Trưởng khoa Nghiên cứu Khoa KHXH&NV Đại học Queensland, GS. Ly Trần – Thành viên Hội đồng nghiên cứu Đại học Deakin, bà Sophia Li – Giám đốc Khu vực Trung Quốc đại lục của Times Higher Education.
Thông qua các chủ đề như vai trò của công nghệ kỹ thuật số, khả năng phục hồi, khả năng thích ứng, sự hiểu biết giữa các nền văn hóa, sự đa dạng và khoan dung, sáng tạo, tư duy phản biện, ngoại giao quốc tế…, người tham dự sẽ được cung cấp những góc nhìn, nghiên cứu chuyên sâu liên quan đến lĩnh vực này trong một bối cảnh rộng lớn.
Mở cổng đăng ký từ ngày 6-5-2022, hội thảo vẫn đang thu hút sự quan tâm của những khách mời – những người quan tâm và đang thực hành các chương trình Công dân toàn cầu. Các chuyên gia, học giả, phụ huynh và sinh viên quan tâm đăng ký tham dự hội thảo tại đây.
Mô hình giáo dục không áp lực tại Phần Lan khiến nhiều trẻ em ao ước
Sự thành công của hệ thống giáo dục đã giúp Phần Lan nổi lên như một nhà lãnh đạo toàn cầu về giáo dục.
Vậy điều gì đã khiến nền giáo dục của quốc gia này vượt trội hơn so với nhiều nước khác? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến nhiều người ngạc nhiên.
Vào một buổi chiều tháng 9 ấm áp tại sân chơi của trung tâm chăm sóc trẻ em Franzenia ở quận Kallio của Helsinki, một nhóm trẻ khoảng 4 và 5 tuổi đang chơi trò chơi đầy thích thú. "Bạn có muốn một cây kem không", một bé gái hỏi bạn sau khi dựng xong quầy hàng đồ chơi đầy công phu trên bãi cát. Nhân viên mẫu giáo di chuyển xung quanh, trò chuyện, quan sát và ghi chép bằng văn bản.
Ảnh minh họa: Indiatoday
Với sỹ số 200 trẻ, Franzenia là trung tâm chăm sóc trẻ em lớn nhất tại Helsinki. Trung tâm này được cải tạo từ một tòa nhà cũ của trường đại học được xây dựng vào những năm 1930. Nhìn bề ngoài nó không có gì đặc biệt. Nhưng chính ở nơi này "phép màu" giáo dục của Phần Lan bắt đầu được hình thành. Franzenia có rất nhiều đồ chơi cho trẻ em và các bức tường xung quanh từ lâu đã trở thành những bức tranh ngộ nghĩnh do các em tô vẽ.
Phần Lan là quốc gia có hệ thống giáo dục đứng top đầu của châu Âu trong suốt nhiều năm qua. Người dân Phần Lan dù công nhận trường học sẽ là nơi giúp trẻ em thành công trong học tập, nhưng họ cũng cho rằng những năm đầu đời của trẻ cũng có vai trò quan trọng không kém trong việc thúc đẩy quá trình học tập tốt từ giai đoạn sớm hơn.
Nhập học muộn
Việc học hành của trẻ em trong những năm đầu đời tại Phần Lan bắt đầu khá muộn. Tại Franzenia cũng như nhiều trường mẫu giáo hay các trung tâm chăm sóc trẻ em ban ngày khác, trọng tâm không phải là toán, đọc hoặc viết (trẻ em không được hướng dẫn chính thức về những môn học này cho đến khi lên 7 tuổi và bắt đầu học tiểu học) mà là vui chơi sáng tạo. Điều này có thể gây ngạc nhiên cho các bậc cha mẹ ở những quốc gia khác vốn quan niệm giáo dục là một cuộc tranh đua. Ở Phần Lan, người dân thường có tư tưởng thoải mái hơn. Tiina Marjoniemi, người đứng đầu trung tâm Franzenia cho biết: "Chúng tôi tin rằng trẻ em dưới 7 tuổi chưa sẵn sàng đi học. Các em cần thời gian để chơi và hoạt động thể chất. Đó là thời gian cho sự sáng tạo".
Mục tiêu chính của những năm đầu đời là nâng cao sức khỏe về tinh thần và thể chất của trẻ em. Nhà trẻ là nơi để giúp trẻ phát triển các thói quen xã hội tốt: chẳng hạn như học cách kết bạn và tôn trọng người khác, hoặc có thói quen ăn mặc gọn gàng và đẹp.
Chuyên gia giáo dục Phần Lan Pasi Sahlberg cho biết: "Trường mẫu giáo ở Phần Lan không tập trung vào việc chuẩn bị cho trẻ em đến trường về mặt học thuật. Thay vì đó, mục tiêu chính là đảm bảo trẻ em sẽ trở thành những công dân hạnh phúc và có trách nhiệm".
Cho trẻ vui chơi là một công việc nghiêm túc, đặc biệt là với giáo viên vì điều đó giúp trẻ rèn luyện những kỹ năng quan trọng. Bà Marjoniemi nói: "Đó không chỉ là chơi một cách ngẫu nhiên, mà là chơi để học".
David Whitebread, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Chơi trong Giáo dục, Phát triển & Học tập tại Đại học Cambridge nhận xét rằng, việc chơi trong giai đoạn này có thể giúp trẻ thành công trong quá trình học tập về sau. Sau khi tham gia vào một nhiệm vụ mà chúng yêu thích, cho dù là kể một câu chuyện hay xây dựng một tòa nhà, trẻ em sẽ có động lực để không ngừng hoàn thiện mình, cải thiện nhiệm vụ cũng như tăng cường thử thách. Chơi có tổ chức giúp trẻ phát triển khả năng chú ý, tính kiên trì, sự tập trung và khả năng giải quyết vấn đề.
"Chất lượng giáo dục mầm non càng tốt thì kết quả về sau của các em càng tốt, cả về mặt tình cảm, xã hội và thành tích học tập", ông Whitebread nhấn mạnh.
Trẻ em tại Phần Lan có rất nhiều thời gian vui chơi, giải trí. Ảnh minh họa: Riitta Supperi
Không có trường chuyên, lớp chọn
Sự thành công của hệ thống giáo dục đã giúp Phần Lan nổi lên như một nhà lãnh đạo toàn cầu về giáo dục. Các bài kiểm tra của Pisa cho thấy, học sinh Phần Lan đạt được điểm trong các môn toán, khoa học và đọc hiểu cao nhất thế giới.
Thành công này đến từ một hệ thống được xây dựng khác biệt với xu hướng giao dục phổ biến ở các nước phát triển từng được áp dụng trong nhũng năm 1980 và 1990. Được thúc đẩy bởi cam kết bình đẳng (cả về mặt đạo đức lẫn kinh tế), Phần Lan cấm việc chọn trường và chỉ áp dụng các kỳ thi chính thức khi trẻ được 18 tuổi, cũng như cấm phân biệt học sinh dựa trên năng lực. Sự cạnh tranh, việc lựa chọn, tư nhân hóa giáo dục và bảng thành tích không tồn tại. Phần Lan cũng cung cấp những bữa ăn miễn phí cho học sinh, trong khi điều này chỉ được áp dụng cho những học sinh nhỏ tuổi ở Anh.
Giảm tải căng thẳng cho phụ huynh
Những yếu tố khiến phụ huynh lo lắng nhất như: con cái có được vào "trường tốt" không, có nằm trong top đầu hay đạt được điểm SATS cao hay không, hầu như không có ở Phần Lan. Sự khác biệt về kết quả giáo dục giữa các trường tại các khu vực là tương đối nhỏ, vì thế phụ huynh hiếm khi gửi con cái đi học ở những trường nằm xa nhà. Với phương pháp tiếp cận chú trọng chất lượng hơn số lượng, học sinh tại Phần Lan có giờ học ngắn hơn và bài tập về nhà cũng ít hơn. Việc dạy thêm và học thêm rất ít khi xảy ra. Trẻ em Phần Lan nhìn chung hạnh phúc và ít căng thẳng hơn so với các trẻ em ở những quốc gia khác.
Trao quyền nhiều hơn cho giáo viên và học sinh
Phần Lan trao quyền nhiều hơn cho giáo viên và học sinh để thiết kế việc học và dạy. Giáo viên được trả lương cao, được đào tạo bài bản. Để có thể tham gia giảng dạy, giáo viên phải hoàn thành khóa đào tạo chuyên viên trong 5 năm. Họ được phụ huynh tôn trọng và được các chính trị gia quý trọng và tin tưởng. Chương trình giảng dạy được các trường chuyên nghiệp chọn lọc với tiêu chuẩn khắt khe. Nếu một giáo viên không thực hiện tốt, hiệu trưởng phải có trách nhiệm thực hiện biện pháp nào đó để khắc phục điều này.
Có rất ít giáo viên và học sinh trong các trường học ở Phần Lan. Bên cạnh đó, học sinh thường gắn bó cùng một giáo viên trong thời gian tối đa 6 năm. Điều này giúp giáo viên có thể đảm nhận vai trò của một người cố vấn, thậm chí là một thành viên trong gia đình, giúp xây dựng sự tin tưởng, gắn kết và tôn trọng lẫn nhau giữa cả hai phía.
Nhu cầu và phong cách học tập của mỗi cá nhân thường khác nhau. Với thời gian gắn bó lâu như vậy, một giáo viên có thể xác định được nhu cầu riêng của mỗi học sinh và lập thời khóa biểu cũng như quan tâm đến sự tiến họ giúp các em đạt được mục tiêu. Không có sự truyền đạt lại cho giáo viên kế tiếp bởi vì không có bất cứ một khuôn mẫu nào.
Học sinh đến lớp muộn và tan học sớm
Thức dậy sớm, bắt xe buýt hoặc sử dụng phương tiện cá nhân, tham gia các buổi học ngoại khóa vào sáng sớm và sau giờ học là nỗi ám ảnh đối với một học sinh. Chưa kể, ở nhiều nơi, học sinh phải bắt đầu vào học trong khoảng thời gian 6 đến 8h sáng khi các em vẫn còn ngái ngủ.
Học sinh ở Phần Lan thường bắt đầu đi học từ 9h đến 9h45 sáng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thời gian vào học quá sớm có thể có hại đối với thể chất, sức khỏe và sự trưởng thành của học sinh. Các trường học ở Phần Lan bắt đầu một ngày mới muộn hơn và thường kết thúc vào lúc 14h đến 14h45 chiều. Hệ thống giáo dục tại quốc gia này không nhằm truyền tải và nhồi nhét thông tin cho học sinh mà là tạo ra một môi trường học tập phù hợp và ít áp lực. Học sinh có nhiều thời gian để ăn uống, tận hưởng các hoạt động vui chơi và thư giãn.
Môi trường này cũng rất cần thiết với giao viên. Tại các trường học ở Phần Lan có những phòng dành riêng cho giáo viên - nơi họ có thể nằm nghỉ và thư giãn, chuẩn bị cho một ngày mới hoặc chỉ đơn giản là giao lưu với đồng nghiệp.
Hợp tác không cạnh tranh
Trong khi Mỹ và nhiều quốc gia khác coi hệ thống giáo dục là một cuộc cạnh tranh lớn, thì người Phần Lan lại nhìn nhận điều đó theo cách khác. Nhà văn Samuli Paronen từng nói rằng: "Những người chiến thắng thực sự không cạnh tranh". Và có lẽ chính thái độ này đã khiến Phần Lan đứng top về giáo dục trên thế giới. Nền giáo dục của Phần Lan không bị ảnh hưởng bởi bệnh thành tích. Không có danh sách các trường học hoặc giáo viên có thành tích tốt nhất. Đó không phải là một môi trường cạnh tranh mà trái lại lấy hợp tác làm tiêu chuẩn./.
3 dấu hiệu của một đứa trẻ hư Cách hành xử của con phụ thuộc phần nhiều ở phương pháp giáo dục từ cha mẹ. Komatsu (Nhật Bản) năm nay lên 6 tuổi, sống trong một gia đình có kinh tế khá giả. Từ nhỏ, cậu đã được cha mẹ nuông chiều. Chính vì vậy, cậu nảy sinh tính cách khó gần, độc đoán, luôn bắt mọi người chiều theo ý...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

(Review) 'Nhà gia tiên': Thông điệp vừa vặn về tình thân gia đình
Phim việt
20:05:33 21/02/2025
Nga vượt biên tấn công dồn dập, cắt đứt đường tiếp viện của Ukraine
Thế giới
20:04:00 21/02/2025
Dàn sao tiếng tăm của 'Ma cà rồng Nosferatu': Quy tụ từ ác nhân siêu anh hùng tới chú hề Pennywise
Phim âu mỹ
20:01:55 21/02/2025
Axios: Thoả thuận khoáng sản Mỹ-Ukraine đã xuất hiện thay đổi đáng kể
Uncat
19:51:57 21/02/2025
Vợ cũ sao Vbiz gây phẫn nộ vì nghi móc mỉa Hoa hậu Khánh Vân, Vũ Cát Tường và vợ "ngồi không cũng dính đạn"
Sao việt
19:47:17 21/02/2025
Cô dâu bỏ trốn cùng bạn trai ngay trong ngày cưới
Lạ vui
19:25:34 21/02/2025
Hoa hậu Thùy Tiên mở đầu cho hành trình nhân ái mới của "Vì bạn xứng đáng"
Tv show
19:24:43 21/02/2025
Bị đuổi khỏi nhà chồng chỉ vì... một miếng thịt kho tàu!
Góc tâm tình
18:12:13 21/02/2025
Mbappe bỏ xa Haaland trong cuộc chiến trở thành số 9 xuất sắc nhất thế giới
Sao thể thao
17:21:20 21/02/2025