Lần đầu tiên có SGK thể dục cho học sinh: Đến chuyên gia cũng… bất ngờ
Trong Chương trình giáo dục phổ thông mới, môn Giáo dục thể chất (còn gọi là môn Thể dục) có sách giáo khoa dành cho học sinh khiến giáo viên và nhiều chuyên gia bất ngờ.
Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, giáo dục thể chất trở thành môn học bắt buộc từ lớp 1
Chưa từng có trong lịch sử
Thông tin đến báo Tiền Phong, một cựu Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết, trong lịch sử giáo dục Việt Nam từ trước đến nay, môn Thể dục chưa từng có SGK dành cho học sinh. Từng quản lý ngành, trong một lần đổi mới chương trình SGK, vị cựu thứ trưởng này cho rằng với môn Giáo dục thể chất chỉ cần sách giáo viên là đủ. Vì đây là môn học đặc thù, chủ yếu là dạy học sinh vận động.
Còn theo nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Vương, tại Nhật Bản, có SGK môn học Giáo dục thể chất và sức khỏe vì ở Nhật Bản, môn học này không chỉ là thể dục mà còn là khoa học sức khỏe. Do đó, phải có phần lý thuyết, lý luận, có hình vẽ, có số liệu phân tích, chứ không phải chỉ có ra sân vận động.
Để chứng minh quan điểm của mình, ông Nguyễn Quốc Vương gửi đường link cuốn Giáo dục thể chất và sức khỏe đối với bậc THCS của học sinh Nhật Bản. Qua tìm hiểu cho thấy, cuốn sách này có nội dung và hình ảnh giới thiệu về các môn thể thao mà người Nhật tham gia thế vận hội Olympic, nội dung nói về lợi ích của việc tham gia thể dục thể thao để có một cơ thể khỏe mạnh; nội dung giới thiệu các môn thể thao, các hoạt động thể dục mà người Nhật có thể tập hàng ngày.
Tuy nhiên, chiếu vào chương trình giáo dục thể chất theo chương trình giáo dục phổ thông mới của Việt Nam, đối với lớp 1, học sinh học 70 tiết với 4 nội dung cần đạt: đội hình đội ngũ, vận động cơ bản, bài tập thể dục, thể thao tự chọn. 3/4 nội dung đều có 1 yêu cầu là quan sát tranh ảnh và làm mẫu của giáo viên để tập luyện.
Khi nhận được thông tin học sinh lớp 1 năm học tới có SGK môn Thể dục, thầy N.H.H , giáo viên thể dục dạy tại một trường tiểu học của Hà Nội cho biết, từ ngày đi dạy đến nay đã 20 năm thầy không hình dung ra SGK môn thể dục thế nào. Môn này chủ yếu dạy động tác cho học sinh, với học sinh lớp 1, riêng việc đưa các em ra sân, ổn định được đội hình, đội ngũ cho quen giáo viên thể dục có khi cũng mất đến cả kỳ học chứ đừng nói gì đến việc bắt học sinh nhìn vào SGK. “Có hôm, đưa các em ra sân trường xếp hàng, ổn định được em cuối hàng, quay lại nhìn em đầu hàng đã thấy em ấy đi chỗ khác chơi rồi” – thầy N.H.H chia sẻ.
Theo thầy N.H.H, việc dạy học thể dục chỉ cần có tài liệu hướng dẫn giáo viên chứ không cần SGK. Điều làm cho học sinh Việt Nam chán và sợ học thể dục là do điều kiện dạy học. “Để dạy, học tốt môn thể dục không phải có sách hay không mà là phải có sân chơi bãi tập, dành thời gian, tạo điều kiện cho học sinh lựa chọn các bộ môn thể dục thể thao phù hợp với sở thích và sức khỏe” – thầy N.H.H khẳng định.
ể bình đẳng với các môn khác
Video đang HOT
Trong khi đó, TS. Bùi Quang Hiển, đang công tác tại Canada cho biết, ông có ba con đang theo học ở Canada. TS. Hiển nhận thấy học sinh ở đây chơi thể thao rất nhiều, đều được hướng dẫn bởi các giáo viên. “Tôi nghĩ, có thể các giáo viên có giáo trình, có phương pháp đào tạo sao cho đúng chuẩn, nhưng học sinh thì không có SGK về môn học này” – TS. Bùi Quang Hiển thông tin.
Qua điện thoại, em Nguyễn Hào Hiệp, học sinh lớp 5 trường tiểu học Ironside, Brisbane, Queensland, Australia đã có cuộc chia sẻ với phóng viên về SGK của em ở trường. Hiệp học hết lớp 2 tại Việt Nam, sau đó theo bố mẹ sang Australia học. Trường của Hiệp học không có bất kỳ cuốn SGK nào.
Đầu năm học, nhà trường yêu cầu phụ huynh mua một cuốn sách Toán, nhưng đó không phải là SGK, giáo viên cũng không dựa hoàn toàn vào sách để giảng dạy. Theo Hiệp, môn Toán, học sinh cùng khối sẽ được chia thành nhóm theo học lực tương đương, không học theo lớp cố định.
Với môn thể dục, em học ở trường rất nhiều, nhưng không có bất kỳ cuốn SGK hay sách tham khảo nào. Tất cả theo giáo viên hướng dẫn. Chị Hoàng Thị Thu Thủy, mẹ của em Nguyễn Hào Hiệp cũng khẳng định, học sinh ở Australia hầu như không có SGK.
Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT) cho rằng, thực hiện theo Thông tư 32, các môn học có chương trình thì phải có SGK. Vì vậy, chương trình mới sẽ buộc phải có SGK môn Thể dục theo đúng quy định và bình đẳng với các môn học khác. Còn việc học sinh phụ huynh có mua SGK môn này hay không sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của người học.
Theo thông tin từ Bộ GD&ĐT, 3/4 bản thảo sách giáo khoa môn giáo dục thể chất qua 2 vòng thẩm định bị đánh giá là không đạt. Đây là môn học có số bản thảo sách giáo khoa bị loại nhiều nhất trong 9 môn học của lớp 1. Còn theo tìm hiểu của phóng viên Tiền Phong thì bản thảo duy nhất đạt do chính chủ biên chương trình môn giáo dục thể chất là tác giả.
Theo Tiền phong
Vì sao đọc sách là con đường gian nan vạn dặm?
Vơi ngươi chưa quen, đoc ban đâu la viêc nham chan, buôn ngu, kho tac đông vao suy nghi, cam xuc. Nguyên Quôc Vương đưa ra phương phap đoc trong sach mơi.
Tác giả Nguyễn Quốc Vương sinh năm 1982 tại Bắc Giang, tốt nghiệp ngành Sư phạm Lịch sử tại Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2004. Anh có thời gian 8 năm học tập, nghiên cứu tại Nhật Bản trước khi trở về Việt Nam năm 2017.
Cho đến nay, Nguyễn Quốc Vương đã có hàng chục cuốn sách được xuất bản cả viết và dịch thuật từ tiếng Nhật, hàng trăm bài trả lời phỏng vấn báo chí về chủ đề đọc sách, giáo dục.
Hiện tại, anh làm tổng biên tập một thương hiệu sách giáo dục gia đình. Bên cạnh đó, anh không ngừng nỗ lực trong việc lan tỏa niềm đam mê đọc sách, giúp nâng cao nhận thức cho người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về tầm quan trọng của việc đọc sách, hình thành ý chí tự lập, lẽ sống nhân văn.
Cuốn sách Đọc sách và con đường gian nan vạn dặm là những trải nghiệm, suy tư của anh về vấn đề này.
Vai trò của đọc sách đối với khởi nghiệp và giáo dục gia đình
Nhà văn Chu Quang Tiềm, một học giả nổi tiếng Trung Quốc, trong tác phẩm Bàn về đọc sách từng viết: "Học vấn không chỉ là việc đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn". Không ai có thể phủ nhận tính đúng đắn của nhận định này. Đồng thời, qua thực tiễn cũng cho thấy học vấn, kiến thức chính là hạt giống nảy mầm thành hạnh phúc.
Trong cuốn sách Đọc sách và con đường gian nan vạn dặm, tác giả Nguyễn Quốc Vương đưa ra nhiều luận điểm quan trọng về vai trò của việc đọc sách đối với nhiều khía cạnh của đời sống con người.
Sách Đọc sách và con đường gian nan vạn dặm.
Theo tác giả, trong cuộc đời con người, "đọc sách là một hình thức học tập mở, có vai trò to lớn và diễn tiến suốt cả đời người". Như thực tế chứng minh, tỉ lệ những người giàu nhờ vào năng lực, học thức nhiều hơn những người thành công nhờ may mắn hay làm ăn bất chính.
Chúng ta cũng dễ dàng biết đến những tỉ phú thế giới như Bill Gates, Warren Buffett, Elon Musk, Matsushita Konosuke, Jack Ma... giàu có và thành công một phần nhờ ham mê đọc sách, có trí tuệ vượt trội. Đồng thời, những câu chuyện thật được tác giả kể lại trong cuốn sách là minh chứng thuyết phục cho thấy đọc sách là cách thức giúp người ta trở nên giàu có, không chỉ về vật chất mà còn về tâm hồn.
Vì vậy, theo tác giả Nguyễn Quốc Vương "để khởi nghiệp cần phải học và khi khởi nghiệp, thậm chí ngay cả khi khởi nghiệp đã thành công vẫn cần tiếp tục học không ngừng". Trong đó, đọc sách là một cách tự học hiệu quả. "Khởi nghiệp và đọc sách - tự học bởi thế không phải là việc tách rời hay mâu thuẫn mà bản thân chúng là hai việc gắn bó với nhau một cách mật thiết đầy tự nhiên".
Đối với giáo dục hay làm cha mẹ cũng vậy. Không có một trường học nào dạy mọi người trở thành cha mẹ tốt, vì vậy để con trưởng thành tích cực, cha mẹ cần không ngừng tự học, tự thay đổi để hoàn thiện hơn. "Muốn con trung thực, cha mẹ phải nỗ lực trở thành người trung thực hay ít nhất cũng tán thành giá trị trung thực". Theo tác giả Nguyễn Quốc Vương, dù đó là chân lý đơn giản nhưng cũng rất khó khăn để hiện thực hóa trong nhận thức và hành động. Hơn hết, nó cần đến sức mạnh nội tâm từ chính những trải nghiệm hàng ngày của cha mẹ.
Và tác giả cuốn sách kết luận: "Có sức mạnh nội tâm con người sẽ không sợ hãi trước các thách thức từ thực tế. Vai trò của đọc sách đối với giáo dục gia đình chính là ở chỗ ấy".
"Đọc sách để sống trọn vẹn đời sống con người"
Bên cạnh mang lại tri thức, trí tuệ, việc đọc sách còn mang đến cho con người sự tinh tế, lòng trắc ẩn, cảm xúc phong phú. Theo tác giả Nguyễn Quốc Vương, "không phải ngẫu nhiên mà một trong những mục tiêu cơ bản của nhiều nền giáo dục là hình thành nên "tâm hồn phong phú ở trẻ em. Để có tâm hồn phong phú, con người phải được giáo dục. Đọc sách là một phương thức nằm trong đó".
Những tác phẩm văn chương sẽ giúp trẻ hình thành những rung cảm nhân văn khi đồng cảm với các nhận vật, buồn, vui, hạnh phúc với những câu chuyện trong sách. Vì vậy, "ngôn ngữ, sách, tình cảm sâu xa và cảm xúc tinh tế dường như có mối quan hệ rất khó tách rời".
Tác giả Nguyễn Quốc Vương - một người nhiệt huyết trong phong trào khuyến đọc.
Tác giả cuốn sách cũng chỉ ra rằng, việc đọc sách giúp con người luôn đào sâu suy nghĩ bởi sách luôn ẩn chứa những điều mới lạ, luôn đặt ra những câu hỏi cần sự suy ngẫm, kiến giải từ người đọc. Thói quen này sẽ giúp "các mạch thần kinh trong não tiến bộ nhiều lên, giúp con người trở nên thông minh hơn, nhanh nhạy hơn và quen với thao tác sáng tạo...".
Tuy nhiên, theo tác giả Nguyễn Quốc Vương: "Đọc, ban đầu sẽ là việc nhàm chán với những người chưa quen. Họ có thể mỏi tay, mỏi cổ, mỏi lưng, buồn ngủ hay những gì đang đọc chỉ lướt qua bề ngoài mà không tác động được vào suy nghĩ, cảm xúc của họ". Vì vậy, trong cuốn sách, ông đưa ra nhiều phương pháp đọc sách giúp người đọc dần trở nên hào hứng với việc đọc.
Ngoài ra, cũng trong cuốn sách này, lần đầu tiên tác giả công bố bản dịch hoàn chỉnh các văn bản luật, quy định của Nhật Bản liên quan tới tổ chức thư viện, khuyến đọc và phục hưng văn hóa đọc. Cùng với hai bài khảo sát thực trạng đọc sách tại Nhật Bản, hệ thống văn bản này cung cấp một tham chiếu độc đáo đối với Việt Nam hiện nay trong nỗ lực cải thiện và nâng cao dân trí nói chung thông qua khuyến đọc.
Vì vậy, bên cạnh việc truyền cảm hứng đọc sách, cuốn sách còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho quá trình phát triển văn hóa đọc tại Việt Nam.
Theo Zing
'Đăng ký tín chỉ ở Ngoại thương như cuộc chiến sinh tồn của sinh viên' Thức trắng đêm đăng kí tín chỉ, xoay xở vài bài thuyết trình một tuần, nơm nớp lo sợ trượt Thể dục hơn các môn còn lại là những cảm xúc ai cũng từng trải qua vào thời đại học. Mới ra trường chưa được 3 tháng, Hoàng Oanh (22 tuổi, Hà Nội) thừa nhận nhiều lúc cô vẫn chưa tin được mình...