Làn da vào mùa thu cách chăm sóc làm giảm khô da hữu hiệu
Mùa thu còn được gọi là mùa hanh khô, độ ẩm không khí bắt đầu hạ xuống. Do thời tiết khá mát mẻ nên da không bị mất nước nhanh và đổ nhiều dầu như mùa hạ.
Da gặp tình trạng thoát hơi nước từ từ, cộng với sự chủ quan trong việc chăm sóc da mùa thu của phái đẹp khiến làn da mất ẩm, trở nên khô và dễ tróc vảy. Làn da mùa thu cũng cần sự chăm sóc, quan tâm không kém gì mùa hè.
Hiểu đúng về làn da của bản thân là cốt lõi quyết định tới 80% thành công việc chăm sóc da.
Hiểu đúng về làn da của bản thân
Hiểu làn da mình là cốt lõi quyết định tới 80% thành công việc chăm sóc da. Có một thực tế: làn da thay đổi theo từng chu kì của cơ thể, mỗi một thời kỳ da sẽ có những nhu cầu khác nhau. Tuy nhiên phái đẹp thường chỉ nắm bắt sơ bộ về những thông tin cơ bản như loại da, cách chăm sóc phổ biến… mà chưa thực sự hiểu tường tận về làn da của riêng mình.
Lựa chọn mỹ phẩm: chiến thuật “Tăng- Giảm” theo mùa
Một sai lầm khác của những người chăm sóc da là sử dụng trường kỳ một số sản phẩm, hoặc thậm chí là một chu trình chăm sóc da từ năm này qua năm khác. Làn da của bạn thay đổi theo môi trường, độ tuổi… Do đó, bạn cũng cần một quy trình chăm sóc da thích hợp để chăm sóc, nuôi dưỡng da thích hợp.
Thời tiết mùa thu không quá khắc nghiệt như mùa hè, do đó việc kiểm soát bã nhờn và bụi bẩn, cũng như các vấn đề về mụn không quá nghiêm trọng. Bạn có thể sử dụng các loại sản phẩm có công dụng làm sạch (như sữa rửa mặt, tẩy da chết, toner…) giảm tính kiềm, giảm độ pH thấp hơn, khả năng tẩy nhẹ nhàng hơn. Ưu tiên các sản phẩm dược mỹ phẩm lành tính, hoặc chế phẩm thiên nhiên để làm sạch nhẹ nhàng, không gây tổn thương da.
Với các sản phẩm dưỡng da, điều bạn cần là tăng cường các thành phẩm dưỡng ẩm nặng đô hơn. Vitamin C, Hyaluronic Acid, Arbutin,…là một số thành phần tăng cường độ ẩm hiệu quả cần được tăng cường nồng độ trong chu trình chăm sóc da. Kết cấu mỹ phẩm có thể tăng cường về độ đậm đặc (ưu tiên dạng gel, sữa..) thay vì kết cấu dễ thẩm thấu vào mùa hè để giúp da hấp thụ tốt hơn.
Các loại dầu tẩy trang bạn cần nhũ hóa thật kĩ để không bị dư lại trên da, gây bí tắc lỗ chân lông. Ảnh minh họa
Ưu tiên các sản phẩm làm sạch da gốc dầu
Những cô nàng có làn da dầu, hỗn hợp thiên dầu sẽ cho rằng bí quyết này không dành cho mình, nhưng đây là suy nghĩ sai lầm. Các loại mỹ phẩm gốc dầu mang lại hiệu quả làm sạch da tuyệt vời, lại cực kì dịu nhẹ cho da. Điều bạn cần lưu ý là với các loại dầu tẩy trang bạn cần nhũ hóa thật kĩ để không bị dư lại trên da, gây bí tắc lỗ chân lông.
Các loại tẩy trang, tẩy da chết gốc dầu phù hợp với mọi loại da, đặc biệt là làn da khô, nhạy cảm. Với các cô nàng da dầu có thể tìm đến các dòng sản phẩm dạng sữa, dạng dung dịch gốc dầu hoặc gel. Kết cấu mỹ phẩm rất quan trọng để giúp da hấp thụ các sản phẩm chăm sóc da tốt hơn.
Kem chống nắng – sản phẩm không thể thiếu cho làn da
Video đang HOT
Kem chống nắng là sản phẩm bạn nên sử dụng quanh năm, bất cứ lúc nào và bất cứ đâu.
Đối với kem chống nắng mùa thu, hãy ưu tiên các loại không chứa cồn, tăng cường thành phần lotion dưỡng ẩm và chỉ số chống nắng SPF phù hợp (SPF 50 là con số hợp lý). Tuy nhiên, nếu bạn đi biển hãy sử dụng loại có chỉ số SPF 80 để đảm bảo bảo vệ da. Nếu bạn có làn da nhạy cảm, có thể giảm chỉ số chống nắng thông thường dao động từ 35-50 để giúp da làm quen và thích ứng tốt hơn.
Uống nước nhiều giúp cơ thể đào thải độc tố, tăng cường trao đổi chất và tuần hoàn máu, khiến da bớt khô và bong tróc hơn. Ảnh minh họa
Uống nhiều nước
Mùa thu hanh khô cùng độ ẩm không khí xuống thấp khiến da mất hơi nước rất nhanh. Tuy nhiên do tiết trời dễ chịu nên bạn chỉ cảm thấy da hơi khô căng chứ không cảm nhận được da đã mất độ ẩm nhiều như mùa hè. Chỉ những người có làn da khô, da nhạy cảm mới cảm thấy rõ làn da trở nên bong tróc, làm lộ tế bào da chết rõ rệt.
Bạn nên đảm bảo bổ sung cho cơ thể ít nhất 2 lít nước/ ngày để làn da được cấp ẩm hiệu quả. Uống nước nhiều giúp cơ thể đào thải độc tố, tăng cường trao đổi chất và tuần hoàn máu. Hãy ưu tiên uống đủ 8 cốc nước lọc, ngoài ra có thể bổ sung thêm trà xanh, nước hoa quả… và hạn chế các loại nước có đường.
Rửa mặt đúng cách
Rửa mặt là một bước quan trọng để làm sạch da và loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn. Tuy nhiên, không nên sử dụng nước quá nóng khi rửa mặt, vì nước nóng có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da khiến da bị khô, mất độ ẩm. Ngoài ra, hãy chọn sữa rửa mặt nhẹ nhàng, không gây khô da, và sau đó dưỡng da ngay sau khi rửa mặt để cung cấp độ ẩm cho da.
Vào mùa thu, bạn nên sử dụng các loại sản phẩm xịt khoáng có thành phần dưỡng cao hơn, mang lại nhiều hiệu quả dưỡng da hơn. Ảnh minh họa
Sử dụng xịt khoáng sau bước làm sạch da với sữa rửa mặt
Mùa hè là thời điểm xịt khoáng lên ngôi, giúp da cấp ẩm hiệu quả. Đến mùa thu, xịt khoáng vẫn nên là “vật bất ly thân” của phái đẹp. Tuy nhiên, khi thời tiết có sự thay đổi thì bạn cũng nên điều chỉnh loại xịt khoáng mình sử dụng.
Vào mùa hè, các loại xịt khoáng được sử dụng thường có tỷ lệ khoáng chất vừa phải và hàm lượng nước tinh khiết cao hơn. Kết cấu xịt khoáng này giúp thẩm thấu nhanh vào da, đồng thời giúp da hạn chế bí rít. Vào mùa thu, bạn nên sử dụng các loại sản phẩm thành phần dưỡng cao hơn, mang lại nhiều hiệu quả dưỡng da hơn.
Xông hơi: đào thải độc tốc và giảm kích ứng da trong thời tiết giao mùa
Trước khi đắp mặt nạ, hãy dành cho da thời gian thải độc và phục hồi bằng cách xông hơi với nước nóng. Hơi nước sẽ giúp lỗ chân lông được thư giãn và mở đường cho các dưỡng chất được hấp thụ tốt hơn. Thêm tinh dầu bạn ưa thích hoặc các loại nguyên liệu tự nhiên như sả, chanh, gừng… để tăng hiệu quả thải độc, thanh lọc cho da.
Chăm sóc cho môi
Môi cũng cần được chăm sóc đặc biệt vào mùa thu. Sử dụng một thỏi son dưỡng môi chứa thành phần dưỡng ẩm như bơ hạt mỡ, vitamin E, hoặc dầu jojoba để giữ cho môi luôn mềm mịn và tránh khô nẻ.
Bổ sung dinh dưỡng cho da từ bên trong
Cách chăm sóc da mùa thu hiệu quả không chỉ là dưỡng da từ bên ngoài mà còn cần bổ sung dinh dưỡng từ bên trong. Bạn nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, vitamin E, omega-3 và các chất chống oxy hóa khác như trái cây tươi, rau xanh, hạt chia, cá hồi… để giúp da săn chắc và sáng mịn hơn.
Sự khác biệt giữa cấp ẩm và khóa ẩm trong quy trình chăm sóc da
Cấp ẩm và khóa ẩm cùng có tác dụng giúp cho làn da trở nên căng mọng nên nhiều người nhầm lẫn đều là dưỡng ẩm, tuy nhiên đây là hai bước chăm sóc da riêng biệt và cần thiết trong quy trình skincare.
Cấp ẩm và khóa ẩm đều cần thiết cho mọi loại da. (Ảnh: iStock)
Nếu bạn nghĩ rằng cấp ẩm và khóa ẩm trong quy trình chăm sóc da là như nhau thì bạn không phải là người duy nhất nhầm lẫn.
Cấp ẩm (hydrating) và khóa ẩm (moisturizing) đều có tác dụng giúp cho làn da trở nên căng mọng và mềm mượt nên nhiều người đồng nhất đó chỉ là một bước dưỡng ẩm. Tuy nhiên, thực tế đây là hai bước chăm sóc da riêng biệt và cần thiết trong mọi quy trình skincare bất kỳ.
Chính vì sự nhầm lẫn này mà đôi khi việc chăm sóc da không mang lại hiệu quả như ý muốn khi làn da không được dưỡng ẩm đủ do thiếu một trong hai bước trên.
Vậy sự khác biệt giữa cấp ẩm và khóa ẩm cụ thể là như thế nào? Hãy đọc tiếp để hiểu rõ và giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt về nhu cầu của làn da.
Làn da cần độ ẩm như thế nào?
Da chứa 64% là nước nên các tế bào da của bạn cần đủ lượng H2O để hoạt động bình thường. Thiếu nước, làn da của bạn sẽ khô và xỉn màu, các lỗ chân lông nở to và các nếp nhăn trở nên rõ ràng hơn.
Thiếu độ ẩm trong một thời gian dài sẽ khiến da mất đi khả năng đàn hồi và đẩy nhanh quá trình lão hóa da.
Việc uống 2 lít nước hằng ngày không đủ để duy trì độ ẩm cho làn da bởi chỉ một phần nhỏ trong số đó được chuyển hóa đến làn da của bạn và thực sự không thể giải quyết tình trạng da khô. Do đó, để giữ được làn da tươi trẻ, ngoài việc uống đủ nước, bạn cần cấp ẩm và giữ ẩm cho da bằng các sản phẩm bôi thoa.
Sự khác biệt giữa cấp ẩm và khóa ẩm
Những sản phẩm cung cấp nước cho da được gọi là cấp ẩm, trong khi khóa ẩm dùng để chỉ những sản phẩm có tác dụng tạo thành lớp màng chắn bảo vệ và giữ ẩm cho da để độ ẩm trên da không bị mất đi.
Cấp ẩm (Hydrating)
Chất cấp ẩm thường là các thành phần gốc nước, có dạng lỏng như xịt khoáng hay sữa dưỡng (emulsion), thẩm thấu nhanh và không gây nhờn rít trên da.
Chất cấp ẩm thường là thành phần gốc nước có dạng lỏng. (Ảnh: iStock)
Các sản phẩm này thường chứa những thành phần hút ẩm từ môi trường bên ngoài, như Butylene glycol, Hydrolyzed glycosaminoglycan, Glycerin, Hyaluronic acid, Propylene glycol, Sorbitol, Sodium hyaluronate, Lactic acid ... để cung cấp thêm độ ẩm cho da của bạn, khiến làn da căng mọng tức thì.
Tuy nhiên, kể cả sau khi cấp ẩm, làn da sẽ vẫn tiếp tục bị mất nước, vì vậy phải có bước tiếp theo là khóa ẩm, giúp củng cố hàng rào lipid của da để hạn chế nước thoát ra khỏi da.
Khóa ẩm (Moisturizing)
Khóa ẩm là việc bạn dùng các sản phẩm có dạng kem đặc hơn, có chứa các thành phần hút ẩm từ môi trường bên ngoài kết hợp với các chất làm mềm da như Ceramides, Fatty acids, Alpha tocopherol, Tocotrienols, Tocopheryl acetate, Tocopheryl linoleate, Tocopherol, Tocopheryl succinate (các chất thuộc nhóm vitamin E)... và các chất khóa ẩm như lanolin, petrolatum, dimethicone...
Cơ chế hoạt động của chất khóa ẩm dựa trên việc tạo ra một lớp rào cản giữa da và không khí, mang lại hai ưu điểm quan trọng. Đầu tiên, chúng giữ nước bên trong da, và thứ hai, ngăn chặn sự xâm nhập của các chất gây kích ứng, dị ứng và tác nhân có hại vào da.
Cách kết hợp hai bước cấp ẩm và khóa ẩm hiệu quả
Sự cân bằng giữa hai bước cấp ẩm và khóa ẩm quan trọng đối với mọi loại da, nhưng tùy từng vào loại da và tình trạng da sẽ có cách dưỡng khác nhau.
Với da khô, không chỉ luôn thiếu ẩm mà khả năng giữ nước cũng rất kém, vì vậy, sau bước cấp nước thì rất nhất thiết phải có một lớp khóa ẩm dày.
Với da khô nên khóa ẩm bằng một lớp kem dày. (Ảnh: iStock)
Hãy sử dụng các loại dưỡng ẩm dạng kem hoặc dầu dưỡng như dầu quả bơ, dầu argan, dầu nụ tầm xuân...
Đối với da dầu, tuy có thể duy trì lượng nước trên da lâu hơn nhưng không có nghĩa là da không bị mất nước. Bạn có thể sử dụng những sản phẩm cấp ẩm dạng lỏng như serum, ampoule, sau đó khóa ẩm bằng một lớp gel dưỡng mỏng có các thành phần giữ ẩm như trên./.
Nên làm gì trước và sau khi bôi kem chống nắng? Nếu thiếu kem chống nắng mỗi ngày, việc chăm sóc và bảo vệ làn da sẽ không đạt hiệu quả như mong đợi. Tia UV chính là nguyên nhân hàng đầu khiến làn da xỉn màu, kém mịn màng và nhanh xuất hiện các dấu hiệu tuổi tác. Muốn da đẹp lên, bạn cần bôi kem chống nắng hàng ngày. Bên cạnh đó,...