Làm việc 25 năm, thu nhập chưa tới 10 triệu đồng/tháng
Một giảng viên làm việc 25 năm tại trường ĐH cũng chỉ nhận chưa tới 10 triệu đồng/tháng thu nhập cứng, dù là PGS-TS.
Ảnh minh họa
Trao đổi với báo chí vào tháng 9 năm ngoái, Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH-NV TP.HCM lúc bấy giờ là PGS-TS Võ Văn Sen cho biết thời điểm đó trường có hơn 900 giảng viên, trong đó 300 người có trình độ tiến sĩ trở lên. Nhưng trong số này có khoảng 70 người có thu nhập dưới 4 triệu đồng/tháng. Một giảng viên làm việc 25 năm tại trường ĐH cũng chỉ nhận chưa tới 10 triệu đồng/tháng thu nhập cứng, dù là PGS-TS.
Trường ĐH Y Dược TP.HCM, giảng viên cũng có mức thu nhập bình quân khoảng 7 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên theo đại diện trường này, tình trạng di chuyển sang trường khác làm việc gần như không có do nhiều người có làm thêm khám chữa bệnh tại Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM hoặc tại các phòng khám riêng.
Đề cập đến vấn đề này, ông Đỗ Minh Hoàng, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, nói: “Chắc hẳn khi chọn nghề sư phạm và bước chân vào nghề này không một ai nghĩ đến làm giàu. Nhưng cũng như những người làm trong các ngành nghề khác, ai cũng mong có thu nhập trung bình khá, có môi trường làm việc thuận lợi để phát huy hết năng lực sáng tạo, có điều kiện để thăng hoa trong nghề nghiệp… Như vậy cần phải có một chế độ để yên tâm công tác nâng cao trình độ, toàn tâm toàn ý làm việc mà không cần phải “lăn tăn”. Ở môi trường làm việc ngoài công lập, giáo viên phải thực hiện theo đúng những quy định về thời gian làm việc, ngoài thời gian đứng lớp họ dành thời gian còn lại để nghiên cứu tài liệu, tìm tòi phương pháp giảng dạy hiện đại… Như vậy khi không còn phải lo về thu nhập thì họ có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn”.
Cũng theo ông Hoàng, thành phố đang tiến hành những thủ tục theo quy định để chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức theo Nghị quyết 03 của HĐND TP.HCM. Việc chi trả sẽ tiến hành theo lộ trình từ năm 2018 – 2020 với lần lượt mức chi tối đa từ 0,6 – 1,8 so với mức lương công chức, viên chức đang thực hưởng. Hy vọng với sự hỗ trợ tối đa từ ngân sách của thành phố, giáo viên trường công sẽ có nguồn thu nhập tăng thêm so với mặt bằng chung của cả nước.
Theo thanhnien
Điều kiện tuyển sinh sau đại học vào ĐH Y dược TP.HCM?
Trường ĐH Y dược TP.HCM thông báo tổ chức thi tuyển sinh sau đại học năm 2018. Điều kiện dự thi là gì? (Nhiều bạn đọc)
Video đang HOT
Các học viên trong lễ tốt nghiệp sau đại học Trường ĐH Y dược TP.HCM đợt tháng 3-2018 - Ảnh: TRẦN HUỲNH
- Trường ĐH Y dược TP.HCM sẽ tổ chức thi tuyển chuyên khoa cấp I (CKI), chuyên khoa cấp II (CKII), trình độ thạc sĩ (cao học) và trình độ tiến sĩ (NCS) năm 2018 thuộc 28 ngành/chuyên ngành.
Điều kiện dự thi tuyển sinh CK1: thí sinh phải có bằng bác sĩ y đa khoa, bác sĩ răng hàm mặt, bác sĩ y học cổ truyền, dược sĩ đăng ký dự thi chuyên ngành tương ứng với ngành được đào tạo ở trình độ đại học và có chứng chỉ hành nghề; hiện đang công tác trong chuyên ngành đăng ký dự thi và được cơ quan chủ quản cử đi dự thi.
Có bằng bác sĩ y học dự phòng tốt nghiệp từ năm 2016 trở về trước và có thâm niên công tác 12 tháng liên tục (sau khi tốt nghiệp đại học) tính đến ngày nộp hồ sơ dự thi, hiện đang công tác trong chuyên ngành đăng ký dự thi và được cơ quan chủ quản cử đi dự thi chuyên ngành y tế công cộng hoặc y học dự phòng.
Riêng đối với bác sĩ làm việc liên tục từ trước ngày 1-1-2012 cho đến ngày đăng ký dự thi được dự thi chuyên ngành đang làm việc.
Điều kiện dự thi tuyển sinh CKII: người có bằng CKI hoặc thạc sĩ có chuyên ngành học đúng với chuyên ngành đăng ký dự thi và có chứng chỉ hành nghề.
Về thâm niên chuyên môn để dự thi: sau khi tốt nghiệp CKI hoặc 36 tháng sau khi tốt nghiệp thạc sĩ tính đến ngày nộp hồ sơ dự thi. Hiện đang công tác trong chuyên ngành đăng ký dự thi và được cơ quan chủ quản cử đi dự thi.
Điều kiện dự thi tuyển sinh thạc sĩ: có bằng bác sĩ, dược sĩ, cử nhân thuộc nhóm ngành sức khỏe tốt nghiệp đại học năm 2017 trở về trước và có ngành học đại học đúng với ngành đăng ký dự thi.
Riêng ngành y tế công cộng thí sinh có bằng cử nhân thuộc nhóm ngành sức khỏe do Trường ĐH Y dược TP.HCM cấp hoặc có bằng bác sĩ y học dự phòng, cử nhân y tế công cộng.
Đối với các học viên bác sĩ nội trú đã trúng tuyển vào tháng 9-2017 chỉ được đăng ký dự thi đúng với chuyên ngành đang học bác sĩ nội trú.
Trường hợp thí sinh có cơ quan công tác, phải có công văn của cơ quan cử đi dự thi.
Điều kiện xét tuyển sinh trình độ tiến sĩ: người dự tuyển phải có bằng thạc sĩ hoặc đại học: có bằng thạc sĩ phù hợp ngành đăng ký dự tuyển.
Yêu cầu ngành y tế công cộng: thí sinh có bằng thạc sĩ thuộc một trong các lĩnh vực sau: y học dự phòng, y tế công cộng, y học, dược học, y học cổ truyền, răng hàm mặt, điều dưỡng, xét nghiệm y học.
Yêu cầu ngành dịch tễ học: thí sinh có bằng thạc sĩ thuộc một trong các lĩnh vực sau: y học dự phòng, y học, dược học, y học cổ truyền, răng hàm mặt.
Hoặc bằng đại học tốt nghiệp loại giỏi: yêu cầu chuyên ngành y tế công cộng: thí sinh có bằng đại học thuộc nhóm ngành sức khỏe hoặc các ngành gần như công nghệ sinh học, môi trường; yêu cầu ngành dịch tễ học: thí sinh có bằng đại học học thuộc nhóm ngành sức khỏe.
Bài báo hoặc công trình nghiên cứu khoa học: là tác giả ít nhất 1 bài báo hoặc báo cáo liên quan đến lĩnh vực dự định nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học hoặc kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành có phản biện trong thời hạn 3 năm (36 tháng) tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển.
Văn bằng, chứng chỉ về năng lực ngoại ngữ: bằng đại học hoặc bằng thạc sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp cho người học toàn thời gian ở nước ngoài; hoặc bằng đại học các ngành ngôn ngữ nước ngoài do các cơ sở đào tạo ở Việt Nam cấp;
Hoặc chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 45 trở lên hoặc IELTS (Academic test) từ 5.0 trở lên do một cơ sở khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp còn trong thời hạn 2 năm (24 tháng) tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;
Hoặc thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ không phải tiếng Anh (tương đương) vẫn được công nhận và được cấp trong thời hạn 2 năm (24 tháng) tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển thì phải có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh trong chuyên môn.
Thời gian nhận hồ sơ: từ ngày 21-5 đến hết ngày 25-5-2018
Nhận giấy báo dự thi: từ ngày 19-6 đến hết ngày 21-6-2018.
Địa điểm phát hành và nhận hồ sơ: Phòng đào tạo sau đại học - Trường ĐH Y dược TP.HCM (217 Hồng Bàng, P.11, Q.5, TP.HCM)
Sáng 3-7 thí sinh tập trung tại Trường ĐH Y dược TP.HCM để nghe phổ biến quy chế và địa điểm thi.
Theo tuoitre.vn
ĐH Y dược TP.HCM tuyển sinh sau đại học 28 chuyên ngành Trường ĐH Y dược TP.HCM vừa công bố thông tin tuyển sinh sau ĐH năm 2018. Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao học bổng cho sinh viên trường đại học Y dược TP.HCM nhân kỷ niệm 70 năm thành lập - Ảnh: NGỌC LOAN Nhà trường sẽ tổ chức thi tuyển chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II, trình...