Lâm vào cảnh túng thiếu sau tai nạn, người đàn ông khuyết tật chớp mắt đã trở thành triệu phú trong một lần xem TV nhờ tấm chăn của mình
Trong một lần tình cờ xem TV, người đàn ông này đã phát hiện tấm chăn mà ông dùng bấy lâu là món đồ vô cùng đáng giá.
Không ít người trên thế giới này có thói quen thu thập các món đồ, bất kể chúng có giá cao ngất ngưởng hay chẳng đáng là bao. Đó cũng là thói quen của người đàn ông có tên là L.T.. Vài năm trước, ông đã thu nhập được một món đồ vô cùng quý giá nhưng lại không nhận ra giá trị của nó. L.T không ngờ rằng chính món đồ ấy lại cứu ông trong lúc khó khăn nhất.
Trong một đoạn clip được đăng tải trên kênh Youtube BirdPlan, ông L.T kể lại câu chuyện của cuộc đời mình. Được biết, đôi chân của ông bị dập nát sau một vụ tai nạn ô tô. Sau đó, ông L.T bị loét áp lực cổ chân, cuối cùng gây ra nhiễm trùng sâu và khiến ông mất bàn chân. Từ sau vụ tai nạn ấy, cuộc sống của ông L.T rơi vào cảnh khó khăn, ông chỉ nhận được một khoản tiền trợ cấp 800 USD (hơn 18,5 triệu đồng)/tháng để trang trải chi phí sinh hoạt.
Một ngày nọ, ông L.T đang ở nhà xem chương trình Antiques Roadshow khi ấy đang thực hiện ghi hình tại Tucson, Arizona, Mỹ. Trong đó, một cụ ông xuất hiện cùng với chiếc chăn được các chuyên gia khen ngợi tấm tắc. Theo đó, tấm chăn ấy là phiên bản đầu tiên của loại chăn của bộ tộc Navajo và giá của nó rơi vào khoảng 350.000 – 500.000 USD (6,9 – 11,5 tỷ đồng).
Lúc này, ông L.T, người sở hữu một tấm chăn y hệt, đã hoàn toàn bị sốc.
“ Tấm chăn của tôi trông giống cái kia y hệt. Tôi giơ nó đến gần TV và tôi chưa bao giờ nghĩ rằng món đồ của tôi có giá trị cao như tấm chăn của cụ ông kia. Ý tôi là tôi cho rằng tấm chăn của mình có giá 10.000 – 15.000 USD (231 – 347 triệu đồng)” – ông L.T cho biết.
Sau đó, ông L.T đã mang tấm chăn đến tìm đến Trung tâm đấu giá Mỹ thuật & Đồ cổ John Moran có trụ sở tại California, Mỹ. Tại đây, các thẩm định viện đã suýt ngất khi nhìn thấy món đồ của ông L.T.
Theo PBS, bộ lạc bản địa Navajo bắt đầu tự làm len vào giữa thế kỷ 17. Khi ngành công nghiệp len phát triển, bộ lạc Navajo trở thành một trong những thợ dệt lành nghề nhất thời bấy giờ, thậm chí còn vượt qua những thợ thủ công nổi tiếng của Tây Ban Nha và Pueblo. Những tấm chăn được làm ra bởi người Navajo vô cùng chặt nên chúng không hề thấm nước và có giá cao ngất ngưởng.
Tấm chăn của ông L.T được cho là làm ra trong khoảng những năm 1840-1850. Một chuyên gia về kỹ thuật dệt của bộ tộc Navajo giải thích với PBS, rằng vào năm 1860, một người đàn ông được đánh giá là giàu có nếu có thể làm ra 5 USD/tuần và giá của 1 tấm chăn Navajo lên đến 100 – 150 USD. Những tấm chăn phiên bản đầu tiên được nhận biết bởi vẻ ngoài đơn giản và kiểu kẻ sọc. Theo chuyên gia, sở dĩ các tấm chăn này có giá cao là bởi vì chúng rất hiếm, hiện tại chỉ còn dưới 50 tấm chăn tồn tại trên thế giới.
Trái ngược lại với ý nghĩ của L.T và các chuyên gia cũng không thể đoán trước được rằng tấm chăn của người đàn ông này sẽ được bán với giá 1,5 triệu USD (34,7 tỷ đồng) tại một phiên đấu giá diễn ra vào tháng 7/2012, biến ông L.T trở thành người một bước từ nghèo túng lên đại gia trong chớp mắt.
Bộ lạc có đàn ông trang điểm đậm để thu hút phụ nữ
Diễn ra mỗi năm một lần, lễ hội Gerewol là dịp duy nhất để những người đàn ông độc thân có thể tìm được bạn đời của mình. Họ thường dành 6 giờ để trang điểm công phu, trước lễ hội.
Bộ lạc Wodaabe là tập hợp những người dân chăn gia súc du mục trên các vùng sa mạc ở châu Phi. Hoạt động kinh tế chính của bộ lạc là chăn nuôi gia súc, chủ yếu dê, cừu để lấy thịt, sữa, lạc đà và lừa để vận chuyển. Vào mùa khô, khi năng suất sữa của động vật giảm, nhiều người của bộ lạc phải tìm các công việc trong thị trấn hoặc chăn gia súc thay cho những bộ tộc khác.
Do thường xuyên di chuyển, họ chủ yếu sống trong những lều dựng đơn giản, với ít đồ dùng. Trên ảnh, một người đàn ông uống trà buổi sáng, nghi thức quan trọng trong văn hóa bộ lạc này.
Thông thường vào cuối mùa mưa, khoảng tháng 9 hàng năm, bộ lạc sẽ tập hợp người dân để tổ chức lễ hội kén chồng Gerewol kéo dài một tuần. Đây là một trong những nền văn hóa châu Phi duy nhất cho phép phụ nữ tự do lựa chọn hôn nhân. Phụ nữ đã kết hôn cũng có quyền tìm người đàn ông khác làm bạn tình.
Lễ hội Gerewol chỉ diễn ra mỗi năm một lần nên việc tìm vợ trong thời gian này rất quan trọng. Đối với những người đàn ông độc thân, họ cần 6 giờ để chuẩn bị trước khi bước vào cuộc thi. Họ sẽ vẽ mặt màu vàng (màu của niềm vui) hoặc đỏ (màu của sức mạnh) bằng đất sét và một số loài thực vật sa mạc. Sau đó, họ thêm các hoa văn bằng bột phấn trên má, cằm, trán. Viền mắt và môi sẽ được kẻ cẩn thận với bộ chì than đen để làm nổi bật tròng mắt và răng.
Lễ hội Gerewol là thử thách về sức chịu đựng của những người đàn ông. Họ nhảy múa hàng giờ dưới cái nóng lên tới 40 độ C hy vọng gây ấn tượng với một người phụ nữ. Ngoài vẻ đẹp hình thể, những người phụ nữ còn quan tâm đến các phẩm chất khác như cá tính, mạnh mẽ, rộng lượng, kiên nhẫn và bền bỉ.
Khi người phụ nữ chọn được người mình yêu thích trong lễ hội, họ sẽ ra hiệu bằng một cử chỉ nhẹ vào tay người đàn ông và nhanh chóng rút lui. Sau khi mặt trời lặn, cặp đôi sẽ gặp gỡ và qua đêm cùng nhau. Kết thúc lễ hội, người Wodaabe sẽ đóng gói và tiếp tục di chuyển đến vùng đất mới.
Thử tài phá án: Người tinh tường sẽ nhìn ra ai là thủ phạm đột nhập phòng kín Bạn hãy thử tài suy đoán của mình xem trong 3 nghi phạm này thì ai là người đột nhập văn phòng... Một doanh nhân đến văn phòng và anh bất ngờ thấy phòng mình bị xáo trộn, tài liệu để không đúng vị trí. Ngoài ra, anh còn thấy các dấu chân lẫn lộn trong phòng. Anh quyết định báo cảnh sát...