Làm từ thiện để chuộc tội
500 tỉ won – số tiền từ thiện lớn chưa từng có ở Hàn Quốc – được dành cho việc đào tạo các tài năng trẻ xuất thân từ các gia đình nghèo
Thông tin từ hãng ô tô khổng lồ Hyundai của Hàn Quốc hôm 29-8 cho biết Chủ tịch Chung Mong-koo, 73 tuổi, đã hiến tặng 500 tỉ won (gần 10.000 tỉ đồng) trong tài sản của riêng ông cho Quỹ Từ thiện Haevichi. Đây là số tiền từ thiện lớn chưa từng có của một cá nhân ở Hàn Quốc. Hành động này liên quan đến lời hứa hẹn của ông khi bị điều tra tội tham nhũng và bội tín cách đây 5 năm, vào năm 2006.
Đào tạo tài năng trẻ
Đầu năm 2007, ông Chung đã bị xử 3 năm tù cho hưởng án treo sau khi bị kết án bội tín và biển thủ hơn 100 triệu USD từ tiền của công ty để lập quỹ đen. Để được hưởng sự khoan hồng vào thời điểm đó, ông Chung đã hứa tặng cho xã hội 840 tỉ won từ tài sản cá nhân cho đến năm 2013.
Khi đó, thẩm phán Kim Dong-oh, thuộc tòa án quận trung tâm Seoul, tuyên bố rằng xử ông Chung một bản án nhẹ hơn là hợp lý bởi vì ông này đã đóng góp nhiều cho sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc. Vị thẩm phán cũng lưu ý đến hành động làm từ thiện của ông này để chuộc lại những lầm lỗi của mình.
Ông Chung Mong-koo. Ảnh: BUSINESS WEEK
Theo báo The Korea Herald, ông Chung đã thành lập Quỹ Haevichi vào năm 2007 với số tiền khoảng 150 tỉ won từ tài sản cá nhân của ông. Sau đó, năm 2009, quỹ này được bổ sung 20 tỉ won. Quỹ từ thiện trên tập trung vào việc hỗ trợ các sinh viên và các gia đình đa văn hóa thông qua học bổng và các chương trình học tập khác.
Khoản tiền hiến tặng khổng lồ trên nhằm mục đích xây dựng các chương trình nuôi dưỡng tài năng trẻ xuất thân từ các gia đình có thu nhập thấp trong nhiều lĩnh vực – từ khoa học, nghệ thuật đến thể thao. Ông Chung tâm sự: “Tôi sẽ sử dụng số tiền này để cung cấp cho trẻ em nghèo phương tiện giúp chúng được học hành đầy đủ”.
Lời hứa 5 năm trước
Các công tố viên buộc tội ông Chung đã sử dụng sai mục đích 422 triệu USD tiền của hãng Hyundai và biển thủ 110,4 triệu USD để lập quỹ đen một cách bất hợp pháp cũng như đã chi tiêu 74,3 triệu USD cho nhu cầu cá nhân và các mục đích khác, trong đó có cả việc chi tiền để vận động hành lang nhằm được hưởng ân huệ của chính phủ. Theo luật pháp Hàn Quốc, với cáo trạng như thế, ông Chung có thể bị kết án 10 năm tù.
Ở Hàn Quốc, lâu nay, các công tố viên vẫn giữ lập trường cứng rắn đối với tội tham nhũng. Thẩm phán Kim Dong-oh khẳng định hành động của ông Chung rõ ràng là tội ác, làm hủy hoại tính minh bạch và sự lành mạnh của việc quản lý doanh nghiệp. Theo thẩm phán Kim, điều đó đã gây ra nhiều bất lợi cho nền văn hóa doanh nghiệp của Hàn Quốc.
Ông Chung cũng bị kết án vì đã gây ra thiệt hại về tài chính thông qua các hợp đồng và những sắp xếp đáng ngờ vốn đã bảo vệ hoặc mang lại lợi ích cho ông và con trai ông, Chung Eui-sun, người đứng đầu hãng ô tô Kia.
Vào thời điểm đó, ông Chung đã hứa hẹn làm từ thiện như kể trên để được hưởng khoan hồng. Đồng thời, ông cũng xin lỗi vì đã gây ra rắc rối và hứa xây dựng Hyundai trở thành nhà sản xuất ô tô đứng thứ 5 trên thế giới nếu như được trao cơ hội. Tại tòa, ông Chung phát biểu: “Nếu tôi được trao một cơ hội khác, tôi sẽ sửa chữa những sai lầm mà tôi đã phạm phải. Lâu nay, tôi vẫn hằng ao ước tạo dựng được một hãng sản xuất ô tô đẳng cấp thế giới”.
Ngoài ra, anh em công nhân hãng Hyundai, các nhà cung cấp, các đối tác nước ngoài, thành viên của Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc và cả Liên đoàn Công nghiệp Hàn Quốc đã đệ đơn lên văn phòng công tố xin thả ông Chung.
Theo Người Lao Động
Video đang HOT
10 nhân vật quyền lực nhất ngành công nghiệp xe hơi 2011
Trong khi Toyota lún sâu trong một năm khủng hoảng vì lượng triệu hồi kỷ lục, Ford Motor, Honda hay thậm chí General Motors lại thu được lợi nhuận không nhỏ. Đứng đầu những hãng này là các ông chủ đầy bản lĩnh và tài năng.
Tuy nhiên, so với danh sách năm 2010, thứ tự năm nay phần lớn là sự hoán đổi giữa các vị trí chứ không còn là thay đổi lớn như năm 2010 so với 2009. Chỉ hai gương mặt hoàn toàn mới xuất hiện theo đánh giá và xếp hạng của tạp chí Motor Trend, dựa vào một năm thành công và dự đoán con đường thăng tiến tương lai của các ông chủ này cũng như xu hướng phát triển của các hãng xe trên thế giới.
1. Alan Mulally: CEO Ford Motor
Từ vị trí á quân năm 2010, Mulally vượt lên ngôi đầu bảng nhờ xuất sắc giúp Ford không cần tài trợ của chính phủ khi quyết định thay đổi văn hóa Ford, bán các thương hiệu con Aston Martin, Jaguar, Land Rover, Volvo và khai tử Mercury.
Thành quả: sau 3 năm chỉ biết đến lỗ, Ford thu lợi nhuận 2,7 tỷ USD vào năm 2009 và 6,37 tỷ USD trong vòng 9 tháng đầu năm 2010.
Công thức của Mulally: tái cam kết với khách hàng về "chất lượng tốt nhất, hiệu quả, an toàn, thiết kế thực sự thông minh (như công nghệ Sync với khả năng kết nối Bluetooth và truy cập Internet ngay trên xe hay bảng điều khiển cảm ứng MyFord Touch) và giá trị tốt nhất trong cả gia đình xe hơi". Mulally thúc đẩy việc mở rộng sản xuất nhằm đáp ứng đơn đặt hàng, đồng thời tăng tốc độ quá trình phát triển sản phẩm mới, nâng cấp các mẫu xe hiện hành và thay thế mẫu cũ.
Mulally đến với Ford vào cuối năm 2005 sau 37 năm cống hiến tại tập đoàn khổng lồ Boeing. Người đàn ông này tự nhận xét: "Tôi là nhà thiết kế. Tôi thực sự thích giúp quản lý và dẫn dắt một doanh nghiệp lớn mạnh và sinh lời. Đó cũng là công việc thiết kế".
2. Ferdinand Piech - Cố vấn cao cấp của Volkswagen
Từng có tin đồn rằng Piech muốn tham gia làng đua Công thức 1. Nhưng tin đồn bị dập tắt, còn người đàn ông này nói muốn mua Alfa Romeo. Và khi Sergio Marchionne, Giám đốc điều hành hãng mẹ Fiat từ chối thẳng thừng "Không đời nào", Piech lại quay sang Ferrari. Sau đó chính Fiat lại mua cổ phần của Ferrari.
Volkswagen dưới triều đại của Piech từng cam kết chi 71 tỷ USD cho đến năm 2015 để đánh bại Toyota. Trước đó, năm 2009, vị cố vấn cao cấp từng giúp Volkswagen chuyển từ thế bị mua sang người mua khi giúp Porsche trả khoản nợ 14,2 tỷ USD bằng cổ phiếu của Volkswagen.
Trong danh sách năm 2010, Piech là quán quân.
3. Carlos Ghosn - Giám đốc điều hành của Nissan/Renault
Từ vị trí thứ 14 trong danh sách năm 2010, người từng được mệnh danh là ông vua cắt giảm chi phí nhảy vào top 3 năm 2011.
Ghosn từng đứng đầu danh sách năm 2005 và 2006 nhưng chỉ nằm khiêm tốn ở vị trí 14 trong danh sách năm 2010 do Renault tụt giảm doanh số và không đạt được mục tiêu lợi nhuận, trong khi Nissan cũng phải vật lộn tại thị trường Bắc Mỹ.
Lý do giúp Ghosn xuất sắc vươn lên vị trí thứ 3 do Nissan có Leaf, mẫu xe điện tỏ ra thắng thế trước đối thủ Chevrolet Volt của GM.
Tham vọng của vị giám đốc điều hành là sản xuất 500.000 xe điện cho đến cuối năm 2013.
4. Martin Winterkorn - Chủ tịch ban điều hành Volkswagen
Volkswagen từng tiết lộ vài kế hoạch táo bạo về việc sản xuất xe điện, hybrid và xe nội thị cỡ nhỏ thông qua các thương hiệu mà hãng này sở hữu. Nhà máy ở Tennessee đang được phát triển lớn hơn để chế tạo xe sedan hạng trung mới, và Martin Winterkorn muốn ít nhất 800.000 xe được bán ra trên thị trường Mỹ vào 2018.
Winterkorn vẫn giữ nguyên vị trí thứ 4 từ danh sách năm 2010.
5. Chung Mong Koo - Chủ tịch Hyundai Motor
Năm qua, Hyundai và Kia kiếm được thị phần ở những nơi khó nhằn như Tây Âu và Bắc Mỹ. Chủ tịch Chung luôn muốn thu hút khách hàng bằng phong cách và chất lượng, giúp các hãng dưới sự lãnh đạo của ông thay đổi mẫu xe mới cứ sau mỗi 4 năm, trong khi các đối thủ vẫn giữ vòng đời của một mẫu xe là 5 năm.
Tuy nhiên, không phải lúc nào Chung cũng là người chiến thắng, đó là lý do khiến vị chủ tịch này tụt từ vị trí thứ 3 trong danh sách năm 2010 xuống thứ 5. Cuối năm 2009, hãng mất quyền đấu thầu mua lại 35% công ty xây dựng Hyundai Engineering & Construction về cho Hyundai Group.
6. Mark Reuss - Phó chủ tịch General Motors
Được thuê vào những năm 80, Reuss giám sát việc phát triển nhiều sản phẩm then chốt với tư cách giám đốc kỹ thuật. Ông từng lãnh đạo GM Holden tại Australia và New Zealand từ đầu năm 2008 đến giữa năm 2009 trong thời gian các chi nhánh này tái cơ cấu trước khi trở về Mỹ.
Reuss cho biết: "Các bạn sẽ chứng kiến những thay đổi mỗi năm, thông qua các sản phẩm hay qua cách chúng tôi tiếp cận thị trường. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm tốt hơn thế".
7. Lewis Booth - Giám đốc tài chính của Ford
Booth được ví như cái két phía sau Mulally. Trong khi vị giám đốc điều hành dành mọi khoản tín dụng để giúp Ford xoay vòng vốn, Booth từng thỏa thuận một món nợ thế chấp 23,5 tỷ USD vào năm 2006. Kết quả, Ford nhanh chóng trả được nợ và cải thiện lãi suất trái phiếu.
Nhờ những hành động táo bạo, từ vị trí 11 trong danh sách năm 2010, Booth nhảy lên đứng thứ 7.
8. Derrick Kuzak - Phó tổng giám đốc Ford Motor
Sản phẩm mới của Ford tiếp tục tấn công thị trường, với động cơ EcoBoost 4 xi-lanh trên Explorer mới và EcoBoost V6 trên chiếc bán tải F-150. Thành quả khác dưới sự dẫn dắt của Kuzak là động cơ 2.0 với 4 xi-lanh kết hợp với hộp số tự động trên mẫu Focus giúp mức tiêu thụ nhiên liệu là 5,9 lít/100 km đường quốc lộ.
Nhưng điểm được cho là "gót chân Achilles" của Kuzak là cắt giảm chi phí, giảm loại hộp số sàn và tăng số tự động.
Vị trí thứ 8 năm 2011 là bước thụt lùi từ thứ 6 năm 2010.
9. Sergio Marchionne - CEO Fiat Auto/Chrysler Group
Steven Rattner, cựu trưởng ban cố vấn của Nhà Trắng về công nghiệp ôtô, nhận xét Marchionne có thể nhanh chóng biến từ một người vui vẻ thành nhà đàm phán cứng rắn.
Cùng điều hành hai hãng ôtô "nhưng không giống Ghosn, Marchionne nói nhiều và có phong cách riêng. Nhưng cũng giống Ghosn, Marchionne có thể đi khắp các châu lục thường xuyên hơn rất nhiều doanh nhân khác".
Marchione có công "tân trang" đội ngũ của Chrysler trong khi vẫn điều hành Fiat. Nhờ thế, từ vị trí cuối top 10 năm 2010, người đàn ông này tiến lên một bậc trong danh sách 2011.
10. John Krafcik - CEO Hyundai Mỹ
Trong năm 2010, Krafcik hứa hẹn Hyundai sẽ quan tâm lâu dài tới những ưu tiên về môi trường. Còn năm trước đó, tại hội thảo quản lý ngành ôtô tại Traverse (Michigan, Mỹ), ông từng hứa đạt mức tiêu hao nhiên liệu trung bình 4,7 lít/100 km vào năm 2025.
Hiện Krafcik vẫn đang cố gắng thực hiện những gì đã nói khi Hyundai tăng 20% các sản phẩm hybrid và 5% sản phẩm chạy điện.
Minh Thủy
Theo VnExpess