Lam Trường, Cẩm Ly và học trò rực rỡ đón xuân
Trong Gala Nhạc Việt 5, Lam Trường, Cẩm Ly cùng 8 học trò trong cuộc thi “Giọng Hát Việt Nhí” đã mang đến một ca khúc đón xuân vui tươi.
Mở màn cho Gala Nhạc Việt 5bằng ca khúc “Tết đoàn viên”, Lam Trường, Cẩm Ly cùng 8 học trò của mình trong cuộc thi “Giọng Hát Việt Nhí” đã mang đến không khí rộn ràng của năm mới.
Lam Trường và Cẩm Ly khoác trên mình bộ trang phục truyền thống đỏ rực rỡ đúng theo không khí ngày đầu xuân.
Ca khúc mang âm hưởng dân ca, được pha một chút chất liệu dân ca Bắc Bộ và một chút Nam Bộ, tạo nên sự lạ lẫm, mới mẻ.
Video đang HOT
“Anh Hai” và “chị Ba” biểu diễn ăn ý cùng các học trò cưng.
Lệ Quyên thể hiện ca khúc “Nắng có còn xuân” bằng giọng hát truyền cảm, ngọt ngào. Chia sẻ về lần đầu tiên tham gia Gala nhạc Việt, ca sĩ Lệ Quyên cho biết: “Quyên cảm thấy bất ngờ trước sự hoành tráng của chương trình cùng với sự đầu tư chi tiết trong từng tiết mục. Với tiết mục của Quyên, ngoài phần âm nhạc, chương trình còn thiết kế riêng cho mình một bộ áo dài để trình diễn, mang đến màu sắc mới trong chương trình”
Hai cặp đôi được yêu thích: Đông Nhi – Ông Cao Thắng và Ngô Kiến Huy – Khổng Tú Quỳnh cùng kết hợp trong một tiết mục.
Minh Hằng thể hiện “Xuân về trên môi em” sôi động và đầy màu sắc hiện đại.
Theo Hân Như / Trí Thức Trẻ
Lại chuyện thầy và trò
Những ngày này, dư luận lại được phen xôn xao trước chuyện thầy và trò.
Chuyện thứ nhất: Trong giờ học môn Vật lý, cô giáo Lê Thị Hiền chỉ định học sinh Nguyễn Ngọc Huyền (lớp 11A trường PTTH Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) đứng dậy đọc bài trước lớp.
Nhưng không những không đứng dậy, học sinh này còn buông những lời lẽ xúc phạm đến cô giáo. Thấy vậy, cô giáo Lê Thị Hiền đã ghi tên Nguyễn Ngọc Huyền vào sổ đầu bài của lớp để cảnh cáo. Lập tức, học sinh này đã lên bục giảng, túm tóc cô giáo đánh, trước sự chứng kiến của cả lớp.
Trường THPT Đồng Hới - nơi xảy ra vụ việc học trò đánh cô giáo.
Chuyện thứ hai, tại trường PTTH dân lập Phạm Ngũ Lão thuộc quận Gò Vấp (TP.HCM), cô giáo Lê Thị Thanh Nguyệt, hiệu trưởng của trường, đã ký quyết định đình chỉ học của một học sinh, vì lý do em bỏ diễn văn nghệ trong buổi lễ sơ kết học kỳ I của trường, và tuyên bố: "Ngày nào học sinh chưa nhận lỗi thì còn bị đình chỉ học tập. Nhận lỗi rồi thì sẽ được tiếp tục đến trường".
Hai câu chuyện đó phản ánh điều gì?
Chuyện thứ nhất là trò chẳng ra trò. 11 năm "mài đũng quần" trên ghế nhà trường, không hiểu cô học trò Nguyễn Ngọc Huyền kia đã học được những gì, để có những hành xử không ai chấp nhận được như vậy? khi mà khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" đã nhan nhản trên các nhà trường từ nhiều chục năm nay.
Khi mà người ta đã phải đề cao "lễ" lên làm đầu, thì chứng tỏ "lễ" đã xuống cấp trầm trọng trong xã hội. Hiện tượng một học sinh ngang nhiên túm tóc, đánh cô giáo ngay trong lớp, trong giờ học bài, chứng tỏ việc giáo dục "lễ" cho học trò đã thất bại.
Chuyện thứ hai là thầy chẳng ra thầy. Học trò đến lớp có mục đích là học kiến thức. Chuyện văn nghệ là chuyện "ngoài lề" chứ không phải mục đích chính. Học trò có điều kiện thì tham gia, không có thì thôi.
Việc hiệu trưởng đình chỉ học tập của một học sinh chỉ vì em bỏ buổi biểu diễn văn nghệ của học kỳ, rõ ràng là sai trái. Vì bà đã lẫn lộn nhiệm vụ chính với nhiệm vụ phụ của học sinh. Và nếu vụ việc không được thông tin trên mạng, Sở Giáo dục - Đào tạo TP.HCM không vào cuộc kịp thời, thì em học trò tội nghiệp kia chắc chắn còn phải nghỉ học dài dài.
Còn chuyện thứ nhất, ban giám hiệu trường PTTH Đồng Hới đã tiến hành kỷ luật học sinh Nguyễn Ngọc Huyền bằng hình thức cảnh cáo trước toàn trường, buộc nghỉ học một tháng, vì đã có hành vi và lời lẽ xúc phạm tới nhân phẩm, danh dự của giáo viên.
Nhưng cảnh cáo trước toàn trường thì được. Còn buộc nghỉ học một tháng thì sao? Cô học sinh Nguyễn Ngọc Huyền kia chắc chắn không phải là trò giỏi. Bởi một trò giỏi thì không có những hành vi và lời lẽ như vậy. Đã không phải là trò giỏi, mà lại bị buộc phải nghỉ học 1 tháng, thì chất lượng học tập của cô học trò này sẽ càng sa sút.
Chẳng lẽ hai nhà trường trên, ngoài biện pháp bắt học trò nghỉ học ra, không còn tìm ra được biện pháp nào khác để giáo dục học trò của mình?
Theo Thanh Vũ/Báo Nông nghiệp VN
Ngày về trường cũ của cậu học trò cá biệt Đến lớp với ngoại hình không giống ai, Vũ Ngọc Quang từng mang danh học sinh cá biệt. Nhiều năm sau, cậu học trò đó quay về trường cũ, với chức danh giảng viên một CLB ngoại khóa. "Đưa hết khuyên tai của em cho tôi" Từng là một học sinh lực học tốt khi đang học cấp 2, nhưng khi lên cấp...