Làm tốt IELTS Listening nhờ phương pháp nghe chép chính tả
Nghe chép chính tả là một phương pháp phổ biến giúp cải thiện điểm IELTS Listening hiệu quả. Thế nhưng không phải ai cũng biết cách áp dụng phương pháp này một cách hiệu quả.
Vậy cùng tìm hiểu kỹ hơn về cách học Listening thông qua nghe chép chính tả để tăng band nhanh chóng.
Nghe chép chính tả ( Dictation) chính là nghe và ghi chép lại những gì mình nghe được. Đây là một phương pháp đơn giản nhưng đặc biệt hiệu quả trong việc học nghe tiếng Anh.
Cách luyện tập:
Bước 1: Tìm nguồn nghe dưới dạng audio hoặc video theo chủ đề tùy thích, với tốc độ và từ vựng phù hợp. Các bạn mới bắt đầu nên nghe 2-3 phút cho quen rồi tăng dần để đỡ bị nản.
Hãy ưu tiên sử dụng các website có chia trình độ để phù hợp với khả năng nghe của bạn.
Bước 2: Nghe từng câu và tập trung ghi chép lại tất cả những gì bạn nghe được. Đoạn nào không nghe được bạn có thể bỏ cách, hoặc ghi hẳn phiên âm tiếng Việt vào. Làm như vậy để khi xem scripts, bạn biết phần đó thực chất là từ gì, và học lại cách phát âm sao cho chuẩn nhất.
Bước 3: Tự điền lại những chỗ trống bằng suy luận và vốn từ, vốn ngữ pháp của bản thân. Sau đó nghe lại một lần nữa và hoàn thiện bài. Nhớ dùng màu mực khác nhau cho mỗi lần nghe để theo dõi quá trình tốt hơn.
Bước 4: Kiểm tra scripts và rút kinh nghiệm.
Ghi lại những từ mới mà bạn chưa nghe được để học.
Video đang HOT
Sẽ có những từ bạn biết nhưng vẫn không nghe được, có thể do bạn phát âm sai hoặc do nối âm nên khó nghe. Hãy xem phát âm của từ điển và nghe lại đoạn ghi âm để tìm hiểu thêm.
Lưu ý:
Đây là phương pháp đòi hỏi sự kiên trì rất lớn, vì lúc đầu sẽ khá nản, nhưng kết quả bạn nhận được sẽ rất xứng đáng.
Tại sao? Vì chăm chỉ nghe chép chính tả có thể giúp bạn cải thiện cả 4 kĩ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết. Nhớ tận dụng bài nghe để học cả speaking, writing và reading.
Nghe chép chính tả là 1 phương pháp nền tảng giúp bạn có thể đạt 9.0 trong phần Listening. Còn nhiều phương pháp học nghe hiệu quả khác, các bạn nên tìm hiểu và vận dụng để hoàn thiện kỹ năng nghe của mình.
Cha mẹ không nên dung túng cho 5 hành vi xấu này của con
Cha mẹ nào cũng mong cuộc đời con thuận lợi, hanh thông. Vì vậy, nếu thấy con xuất hiện những hành vi không tốt sau đây thì cần nhanh chóng giúp con sửa đổi.
Những hành vi xấu nếu không được sửa đổi kịp thời sẽ biến thành thói quen không tốt, gây ảnh hưởng đến tương lai của trẻ. Vì vậy, nếu cha mẹ cần có phương pháp thích hợp để thay đổi thói quen xấu của trẻ, giúp trẻ nhận ra điều gì nên làm và không được phép làm.
Dưới đây là những hành vi không tốt mà các bậc phụ huynh tuyệt đối không được dung túng cho con.
1. Đứa trẻ có tính "khôn lỏi"
Nhiều người thường lầm tưởng trẻ "khôn lỏi" là thông minh, có tiềm năng trong tương lai nhưng đây là điều hoàn toàn sai lầm. Những đứa trẻ này có vẻ lanh lợi nhưng nếu cha mẹ không sớm nhận ra bản chất và khắc phục sẽ khiến cuộc đời trẻ gặp nhiều sóng gió.
Trẻ "khôn lỏi" thường có biểu hiện dễ nhận biết nhất là không động tay động chân vào việc gì, chỉ biết nhờ vả. Vậy mà nhiều ông bố bà mẹ lại cho rằng như thế mới là "khôn", không cần tốn sức lực. Những đứa trẻ này khi lớn lên khó nhận được sự tôn trọng từ người khác. Thậm chí, trẻ còn bị chế giễu vì không có khả năng chăm sóc bản thân cơ bản nhất.
Nếu thấy con "khôn lỏi", cha mẹ cần nhanh chóng sửa đổi. (Ảnh minh họa)
Biểu hiện thứ hai của tính "khôn lỏi" là hay tính toán. Nhiều đứa trẻ chỉ thích cướp thành quả của người khác, thay vì chăm chỉ tạo ra. Để đạt được mục đích, trẻ sẽ áp dụng những chiêu trò như: Tặng quà để lấy lòng, nói những lời xu nịnh,... Điều này có thể đạt hiệu quả trong giai đoạn đầu nhưng theo thời gian sẽ bị lật tẩy. Và những đứa trẻ như vậy khó hình thành được tính cách trung thực, chân thành. Nghiêm trọng hơn, trẻ sẽ không có bạn bè tốt thật sự.
2. Hay cáu giận, thậm chí là đập phá đồ đạc
Nhiều đứa trẻ thường xuyên bực tức, cáu giận và có hành động không chấp nhận được như: Giậm tay chân, đập phá đồ đạc, ném đồ, khóc lóc mọi nơi, nằm lăn ra đất để bày tỏ thái độ của mình,...
Cha mẹ tuyệt đối không được dung túng hành vi này. Khi thấy con như vậy, cha mẹ nên dạy con cách kiểm soát, giữ thái độ bình tĩnh để bày tỏ sự thất vọng. Khi trẻ đang cáu giận, hãy yêu cầu trẻ vào phòng hoặc ngồi ở một góc yên lặng để bình tĩnh hơn. Khi trẻ đã cân bằng được cảm xúc và có thể lắng nghe, hãy nói cho trẻ biết sự tức giận sẽ không giúp đạt được điều mong muốn. Cha mẹ cũng nên cho trẻ biết cách xử lý tình huống, thay vì chỉ biết la hét.
Thường xuyên cáu giận, đập phá đồ đạc là hành vi cần sửa đổi ngay lập tức. (Ảnh minh họa)
3. Lêu lổng, thường cãi lời cha mẹ
Nhiều đứa trẻ bộc lộ tính xấu là giao lưu với bạn không tốt, sống không có phép tắc, kỷ luật. Trẻ có thể nghịch điện thoại xuyên đêm, bỏ học để đi chơi. Khi cha mẹ nhắc nhở và can thiệp, trẻ thậm chí còn cãi lời, có hành vi chống đối. Đó là những đứa trẻ kiêu ngạo, tính khí ngang bướng. Các bậc phụ huynh nên đưa ra những biện pháp giúp con sửa đổi.
Hãy ngồi xuống nhẹ nhàng cùng con trò chuyện để thấu hiểu cảm xúc và những mong muốn của con. Biện pháp "lạt mềm buộc chặt" sẽ giúp trẻ sớm thay đổi. Nếu đứa trẻ vẫn ngang bướng, cha mẹ có thể áp dụng kỷ luật nghiêm như: Tịch thu điện thoại vào buổi tối, không được đi chơi vào cuối tuần nếu bị điểm kém, không được mua đồ mới nếu tiếp tục bị cô giáo phê bình,...
Ảnh minh họa.
4. Thường xuyên nói dối
Tất cả trẻ em đều nói dối vào một thời điểm nào đó. Thông thường, những đứa trẻ còn nhỏ nên không phân biệt được giữa nói dối và trò chơi tưởng tượng. Nhưng khi trẻ lớn hơn, trẻ có thể cố tình nói dối vì những lý do cụ thể để thỏa mãn mong muốn như: Được đi chơi, được cho tiền, tránh bị phạt,...
Khi phát hiện con có thói quen xấu này, cha mẹ cần tìm hiểu điều gì ẩn sau hành vi đó. Cha mẹ nên bày tỏ mong muốn con dừng lại và cho trẻ thấy lý do nói dối sẽ gây tác hại lớn đối với các mối quan hệ. Như vậy nhất định trẻ sẽ sửa đổi.
5. Thiếu tôn trọng người khác
Khi thường xuyên thiếu tôn trọng cha mẹ và người lớn, nghĩa là trẻ đang gửi thông điệp rõ ràng rằng trẻ không cần để ý tới cảm giác của người khác. Lúc này, cha mẹ cần đưa ra những hình thức xử lý để con biết điều đó không đúng.
Thông thường, trẻ em là tấm gương phản chiếu những hành động, thái độ của cha mẹ. Vì vậy, cha mẹ hãy thể hiện thái độ tốt khi trò chuyện, giao tiếp với trẻ. Hãy nói lời cảm ơn khi con làm điều gì đó cho mình hoặc có thái độ lịch sự mỗi lần nhờ các con làm việc.
Áp dụng "5 không trách, 6 không mắng" trong việc nuôi dạy con Trẻ con hẳn có lúc làm sai, nhưng trách mắng trẻ cũng phải có nghệ thuật và phương pháp. Lời nói ra như xô nước hắt đi, người hắt có thể quên, nhưng đứa trẻ bị hắt chắc chắn sẽ nhớ đến lúc lớn lên. Chăm sóc và nuôi dạy con cái là một hành trình đầy hạnh phúc, niềm vui nhưng cũng...