Làm thế nào giúp trẻ sử dụng công nghệ hiệu quả?
Chị Đinh Thu Hồng, giáo viên bang Georgia, Mỹ, chỉ ra 13 điều bố mẹ nên làm nhằm giúp trẻ sử dụng công nghệ hiệu quả, tránh tác động tiêu cực.
Trong thời đại số, một vấn đề nan giải mà nhiều phụ huynh mắc phải là để con sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều. Điều này dẫn đến những vấn nạn khác như mối quan hệ trong gia đình lỏng lẻo, trẻ em bị rối loạn cảm xúc và hành vi, ảnh hưởng đến sức khỏe, thiếu kỹ năng giao tiếp xã hội, hay đòi hỏi…
Bố mẹ có thể thực hiện những cách sau để giúp con vừa dùng thiết bị điện tử hiệu quả phục vụ cho nhu cầu học tập, vui chơi; vừa không tạo ra sự phụ thuộc hoàn toàn và tiêu cực vào máy móc.
1. Bố mẹ nhất thiết phải làm gương cho con
Hành vi của trẻ bắt nguồn từ người lớn. Nếu bạn nghiện điện thoại sẽ vô tình dạy con thói xấu này. Bạn không nên vừa lái xe vừa trả lời điện thoại, vừa đứng chờ vừa gửi tin nhắn, vừa xem cập nhật Facebook vừa nói chuyện với con, vừa xem con đá bóng vừa tranh thủ gửi email.
2. Tạo ra khoảng không gian và thời gian không dùng đồ điện tử
Bất cứ khi nào ăn (sáng, trưa, tối), làm bài tập…, bạn không nên sử dụng điện thoại, tivi. Thay vì xem tivi trước lũ đi ngủ, bạn hãy cùng con đọc sách. Nếu phòng ngủ ở trên gác, hãy để tất cả đồ điện tử ở tầng dưới.
3. Tắt đầu phát Wifi/nguồn phát Internet và những ứng dụng kiểm soát khác
Đây là cách dễ dàng để tạo những khoảng thời gian “không công nghệ” ở nhà. Đối với điện thoại, bạn có thể chọn gói cước hạn chế tải dữ liệu thay vì dùng loại vô hạn. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng nếu dữ liệu tải về nhiều hơn mức cho phép thì tiền quá cước cũng đắt đỏ. Do đó, việc này cần có sự kiểm soát chặt chẽ.
Phụ huynh cũng có thể ngưng Internet bằng cách sử dụng những giải pháp kiểm soát như Net Nanny hay Moment. Chúng cho phép cài đặt chế độ tạm dừng Internet trên bất cứ thiết bị di động hay điện tử nào. Người dùng có thể cài đặt tại nhà hay từ xa. Moment còn cho phép kiểm soát trẻ dùng thiết bị bao nhiêu tiếng một ngày. Mức tối đa ứng dụng này cho phép là 3 tiếng.
Ngoài ra, bạn còn có thể cài đặt phần mở rộng thêm cho trình duyệt (web browser extension), tên gọi Waste No Time, cho phép hạn chế số giờ truy cập ở những trang web nhất định như Facebook. Những gia đình có con tầm tuổi thanh thiếu niên có thể dùng ứng dụng OurPact hay MMGuadian để kiểm soát việc sử dụng thiết bị iOS và Android.
Chị Đinh Thu Hồng là tác giả cuốn “Học kiểu Mỹ tại nhà”. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
4. Tối đa hóa thời gian sử dụng thiết bị cho cả gia đình
Chắc chắn sẽ có những lúc cả gia đình ai cũng dùng đồ điện tử. Vậy hãy biến khoảng thời gian đó phát huy hiệu quả hết mức bằng cách cùng khám phá, tìm hiểu một chủ đề nhất định. Nếu như bố thích xem ôtô, chụp ảnh hay con thích tìm hiểu về Thế chiến I, mẹ muốn biết cách làm bánh, cả nhà hãy lần lượt cùng nhau xem những video về chủ đề đó, rồi cùng tải app thích hợp về để học, thực hành thêm. Nhớ là hãy cùng xem và cùng chơi.
Nếu con còn nhỏ (lứa tuổi nhà trẻ), cả nhà có thể cùng chơi những trò mang tính giáo dục cao về các nhân vật như Curious George, Dora, hay Care Bears. Những trò chơi này chạy trên nền các thiết bị như Gameboys, Playstations, Nintendos.
Video đang HOT
5. Thường xuyên tạo ra hoạt động không dính đến thiết bị cho cả gia đình
Bạn không nên vội tước ngay hết thiết bị điện tử của con. Trước khi buộc con ngưng, hãy tạo ra những hoạt động thay thế đủ hấp dẫn, mới mẻ, ví dụ: Cùng đi dạo sau khi ăn cơm, cùng ra công viên, hiệu sách, cùng đi ăn kem, chơi thể thao, xem phim, tham gia sự kiện của trường, của khu phố.
6. Để điện thoại ở nhà
Hãy để điện thoại ở nhà, đặc biệt trong trường hợp đi đâu khoảng một giờ. Nếu nhất thiết phải mang theo điện thoại, bạn cũng nên tránh đưa điện thoại cho con khi phải xếp hàng, lúc chờ đồ ăn, hoặc bất cứ khi chờ đợi nào khác. Việc dùng thiết bị điện tử khi chờ đợi sẽ dần thành thói quen rất khó sửa về sau và bố mẹ phải làm gương trước.
Ví dụ bố mẹ áp dụng quy tắc này ngay cả khi đi chơi với nhau (date night) không có con theo cùng. Mặc dù có những lý do như phòng trường hợp ai gọi khẩn cấp để biện hộ, hãy tránh cám dỗ hết mức có thể. Bố mẹ nên tuân theo nguyên tắc, nhất là khi đang kết nối tình cảm trực tiếp với người thân.
7. Đặt ra giới hạn cụ thể cho việc dùng thiết bị điện tử
Bạn có thể lên danh sách việc con cần làm trước khi được sử dụng điện thoại, máy tính, tivi, hay Ipad, chẳng hạn ăn xong xuôi, dọn dẹp phòng riêng hay nhà gọn gàng, gập chăn màn, chơi ngoài sân 30 phút, đọc sách 20 phút, giúp ai đó trong nhà 10-15 phút, vẽ hoặc viết hay đánh đàn 15-20 phút. Thường thời gian tổng cộng để hoàn thành khoảng 5-6 đầu việc là một tiếng.
8. Bố mẹ chịu khó làm “bài tập về nhà”
Hãy đọc và nghiên cứu kỹ những miêu tả, đánh giá về trò chơi, ứng dụng, hoặc trang web mà con hay vào. Đọc để xem những chương trình hay đó có phù hợp với độ tuổi, khả năng và sở thích của con hay không. Đó được coi là “bài tập về nhà” dành cho bạn.
9. Để thiết bị điện tử trong khu vực nhiều người qua lại trong nhà
Hãy để các thiện bị điện tử ở nơi mà bạn có thể nhìn được màn hình. Những góc như thế trong nhà thường là bếp, phòng ăn, phòng khách. Tránh tuyệt đối để tivi trong phòng ngủ của trẻ, theo lời khuyên của Học viện Bác sĩ Nhi khoa Mỹ.
10. Tuân thủ nội quy của trường và thầy cô
Nếu trường quy định không được mang điện thoại hay Ipad, bạn tuyệt đối không cho con mang đi. Ở Mỹ, học sinh từ cấp 3 trở lên mới được mang điện thoại. Chỉ khi có dịp đặc biệt như ngày chơi điện tử, buổi trình bày dự án, trường hay giáo viên thông báo thì học sinh mới được mang thiết bị điện tử đến. Trường hợp khẩn cấp cần liên lạc với con, bố mẹ có thể gọi đến số điện thoại của trường.
11. Làm hợp đồng
Trước khi mua hay đưa điện thoại cho con dùng, bố mẹ hãy cùng con thảo một bản hợp đồng, trong đó đưa ra những ranh giới để dễ kiểm soát hơn là đợi đến khi sự đã rồi mới lo giải quyết. Bản hợp đồng bạn có thể bao gồm bất cứ điểm nào trong bài này, ví dụ những khung giờ không công nghệ, phòng ngủ không máy móc thiết bị…
Ngoài ra, bạn cần thêm quy tắc quan trọng là bố mẹ có quyền kiểm soát điện thoại và các loại máy tính bất cứ lúc nào, tức là lập và giữ mật mã, tịch thu khi cần thiết, không được tải hay mua những chương trình, ứng dụng khi chưa xin phép và nhất là tuyệt đối không giao tiếp với người lạ, không gửi hình ảnh cho bất cứ ai không phải người thân trong gia đình hay bạn bè.
12. Khuyến khích con gọi điện thoại hay đến thăm
Thay vì để mặc con nhắn tin cho bạn 30 phút, bố mẹ khuyên con rủ bạn đi đâu hay làm gì cùng nhau, như đi bơi, chạy, hay ăn uống, đến nhà người bạn khác.
13. Dùng điện tử, công nghệ làm hình thức xử phạt đầu tiên
Ngay từ đầu, bạn nên làm rõ cho con hiểu công nghệ không phải đồ ăn thức uống, không phải cứ cần là được. Công nghệ không phải là nhu cầu thiết yếu (need) mà chỉ là mong muốn cá nhân (want). Việc sử dụng phải được coi như một phần thưởng. Nếu không xứng đáng, phần thưởng này sẽ bị tước mất bất cứ lúc nào.
Bố mẹ đừng sợ khi phải lấy điện thoại hay thiết bị khỏi tay con, coi đấy là sự trừng phạt gì ghê gớm hay dữ tợn.
Cậu sinh viên đại diện cho hơn 15 nghìn sinh viên làm ủy viên Hội đồng trường
Mình là Hứa Quang Linh, 22 tuổi (sinh năm 1999), là sinh viên năm cuối trường Đại học Thủy Lợi. Mình sinh ra và lớn lên tại Ba Vì - một huyện ngoại thành Hà Nội.
Ba Vì là vùng đất địa linh, nhân kiệt, có truyền thống văn hoá lâu đời, độc đáo, đặc trưng bởi 3 dân tộc Kinh - Mường - Dao với những phong tục, tập quán, nét văn hoá riêng biệt.
Mình được nuôi dưỡng trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Ông bà mình đều là Đảng viên, tuổi trẻ ông bà đều tham gia kháng chiến chống giặc và xây dựng đất nước trong thời bình. Bố mình cũng trở thành Đảng viên khi mới 23 tuổi và có thời thanh niên rất sôi nổi. Những yếu tố tích cực từ gia đình có ảnh huởng rất lớn đến tính cách và con người của mình khi lớn lên.
Từ những năm học cấp một, mình luôn được thầy cô và bạn bè tín nhiệm giao cho mình làm Lớp trưởng, mình đã giữ chức lớp trưởng 12 năm liền. Trước khi vào đại học, mình luôn tích cực tham gia các hoạt động ở trường như MC, hoạt động văn nghệ... Điều đó giúp mình mạnh dạn, tự tin từ khi còn nhỏ.
Năm 18 tuổi, cũng như các bạn đồng trang lứa mình xuống thành phố Hà Nội để tiếp tục con đường học tập với bao dự định, hoài bão phía trước. Lần đầu đặt chân đến trung tâm thành phố, mình vô cùng bỡ ngỡ và cũng có phần háo hức với những phần mới mẻ, tráng lệ.
Sau kì học đầu tiên, mình dần quen dần cách học và môi trường ở đại học, mình quyết định đi làm thêm một khoảng thời gian, mình chọn làm phục vụ nhà hàng. Công việc giúp mình trang trải học phí, hơn nữa còn giúp mình phát triển kỹ năng giao tiếp với mọi người.
Sang năm hai, mình nhận ra đời sinh viên sẽ trôi qua thật nhàm chán và mình phải làm cho nó thật là đáng nhớ. Kể từ đó, ngoài việc học tập trên lớp thì mình rất tích cực tham gia các hoạt động của Đoàn, Hội trong và ngoài trường.
Qua đó, mình được gặp gỡ nhiều hơn các thầy cô, anh chị và kết bạn với nhiều người hơn, không những thế mình còn học hỏi được nhiều kinh nghiệm về học tập cũng như kinh nghiệm quản lí đội nhóm khi tham gia hoạt động Đoàn, Hội.
Những cố gắng phấn đấu của mình rồi cũng được công nhận bởi những bằng khen của nhà trường và thành phố, tiêu biểu là danh hiệu "Sinh viên 5 Tốt", "Sinh viên tiêu biểu năm 2020", "Sinh viên có đóng góp Xuất sắc trong công tác hội và phong trào sinh viên" do Đoàn Thanh Niên, Hội Sinh viên trường Đại học Thủy Lợi và thành phố Hà Nội trao tặng.
Một kỷ niệm đáng nhớ nhất của mình đó là trên cương vị Phó Bí thư Liên chi Đoàn, cùng với tập thể sinh viên khoa Điện - Điện Tử, chúng mình đã giành Giải Nhất toàn đoàn chuỗi sự kiện chào mừng kỷ niệm 60 năm thành lập trường.
Những chức vụ của mình ở trường ĐH Thủy Lợi:
- Lớp trưởng TDH1 (tự đông hóa) khóa 59
- Phó Bí thư Liên chi Đoàn khoa Điện - Điện Tử
- Ủy viên BCH Đoàn trường ĐH Thủy Lợi
- Phó Chủ tịch Hội Sinh viên trường ĐH Thủy Lợi
- Ủy viên Hội đồng trường ĐH Thủy Lợi khóa IV
Đặc biệt, rất vinh dự với mình khi là Ủy viên của Hội đồng trường, một sinh viên đại diện cho hơn 15 nghìn sinh viên, đảm bảo các quyền và lợi ích chính đáng của sinh viên trong trường.
Mình cảm thấy rất may mắn và đúng đắn khi chọn ngôi trường Đại học Thủy Lợi để học tập và cống hiến. Thủy Lợi - ngôi trường nằm giữa trung tâm thành phố Hà Nội với hơn 60 năm truyền thống lịch sử, mình có mọi điều kiện vật chất tốt nhất phục vụ học tập, rèn luyện ở đây với các dãy giảng đường đầy đủ trang thiết bị, phòng thí nghiệm hiện đại, các khu thể chất rộng khủng khiếp.
Hơn hết là có hồ bơi nữa, thành thạo bơi lội là yêu cầu bắt buộc của sinh viên Thủy Lợi trước khi ra trường. Chưa kể các thầy cô rất nhiệt huyết, yêu quý sinh viên hết mực, luôn sẵn sàng giúp đỡ, chỉ hướng cho sinh viên giải quyết các vấn đề học tập và trong cuộc sống. Với những điều kiện như vậy, mình và các bạn sinh viên hoàn toàn yên tâm, gắn bó với nhà trường.
Nỗi niềm cô giáo bản xa Cũng làm vợ, làm mẹ và mong ước được chăm sóc gia đình, song nhiều cô giáo dạy học ở các điểm bản xa xôi nơi vùng đất miền Tây xứ Nghệ đành gác lại mong ước ấy, lấy niềm vui chăm chút cho học trò để khỏa lấp nỗi nhớ nhà, thương con... "NHÌN LÊN THẤY TRỜI NHỚ CON" Đó là câu...