Làm thể nào để kiểm soát huyết áp ở mức ổn định?
Số lượng người mắc tăng huyết áp nhưng không được phát hiện, chẩn đoán, điều trị và kiểm soát bệnh hiệu quả chiếm tỷ lệ cao trong cộng đồng.
Điều này tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.
Tại sao cần duy trì huyết áp mục tiêu – dưới 1 4 0/90 mmHg?
Th.S-BS Nguyễn Xuân Tuấn Anh, Phòng khám Tim mạch, Khoa Khám bệnh Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (BV ĐHYD TP.HCM)cho biết, huyết áp là áp lực của dòng máu tác động lên trên mạch máu của chúng ta, mỗi lần trái tim co bóp thì lượng máu sẽ được bơm vào tim và di chuyển đi nuôi cơ thể. Lượng máu đó tạo nên áp suất đè lên trên mạch máu mà chúng ta có thể đo được. Khi một trong hai trị số: huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên, huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên thì được xem là tăng huyết áp. Mức huyết áp 140/90 mmHg được xem là mốc huyết áp mục tiêu. Huyết áp từ 140/90 mmHg trở lên nếu không được phát hiện và điều trị hiệu quả có thể dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim và nhiều biến chứng khác lên tim, mắt, thận, mạch máu…
Th.S-BS Nguyễn Xuân Tuấn Anh khám, tư vấn cho người bệnh tăng huyết áp. Ảnh BVCC
Cứ 3 người là có 1 người bị tăng huyết áp
Tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp hiện nay theo thống kê chung cho người từ 18 tuổi trở lên là 1/3, tức là cứ 3 người là có 1 người bị tăng huyết áp. Càng lớn tuổi tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp càng cao. Đặc biệt, độ tuổi 70-80 tỷ lệ mắc tăng huyết áp lên đến 80%. Mặt khác, bệnh tăng huyết áp ngày càng có xu hướng trẻ hóa do lối sống căng thẳng, stress, ít vận động, chế độ ăn uống nhiều đạm, nhiều dầu mỡ, uống rượu bia, hút thuốc lá… Việc trẻ hóa bệnh tăng huyết áp cũng dẫn đến việc trẻ hóa các biến chứng xảy ra do bệnh tăng huyết áp. Nguy hiểm hơn, tỷ lệ người đã được chẩn đoán mắc tăng huyết áp nhưng chưa tuân thủ điều trị chiếm đến 50% vì bệnh hầu như không gây triệu chứng điển hình.
Trong số những người tuân thủ điều trị bệnh tăng huyết áp thì có khoảng 30% người bệnh không đạt được huyết áp mục tiêu, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe. Do đó việc chẩn đoán xác định và tuân thủ điều trị tăng huyết áp là vô cùng quan trọng.
Những lưu ý quan trọng giúp kiểm soát huyết áp
Th.S-BS Nguyễn Xuân Tuấn Anh cho biết, chẩn đoán tăng huyết áp rất đơn giản, mỗi người có thể chủ động phát hiện tăng huyết áp bằng cách tự đo huyết áp tại nhà hoặc đến các cơ sở y tế gần nhất. Khi đã được chẩn đoán mắc bệnh tăng huyết áp, người bệnh cần thay đổi lối sống và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để điều chỉnh huyết áp về mức dưới 140/90 mmHg.
Video đang HOT
Nhiều người bệnh dù vẫn uống thuốc đều đặn nhưng vẫn duy trì thói quen ăn mặn, căng thẳng kéo dài, thiếu vận động… cũng sẽ khó duy trì huyết áp ở mức ổn định. Cụ thể, người bệnh cần tuân thủ điều trị lâu dài theo đúng chỉ định của bác sĩ, tái khám ngay nếu huyết áp không ổn định. Đặc biệt, người mắc các bệnh lý nền như đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, bệnh thận mạn… cần tái khám định kỳ các chuyên khoa để duy trì các chỉ số sức khỏe. Bên cạnh đó, cần duy trì chế độ ăn nhạt, hạn chế căng thẳng, hạn chế các chất kích thích, tập thể dục đều đặn… để kiểm soát huyết áp hiệu quả, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.
Điển hình, Th.S-BS Nguyễn Xuân Tuấn Anh tiếp nhận điều trị cho chị N.T.M (46 tuổi, ngụ tại TP.HCM). Cách đây 1 năm, chị M. phát hiện tăng huyết áp khi khám sức khỏe định kỳ, chị được bác sĩ hướng dẫn thay đổi lối sống, tránh căng thẳng và duy trì uống thuốc đều đặn. Gần đây vì công việc bận rộn, chị thường quên uống thuốc và căng thẳng, mệt mỏi dẫn đến khó kiểm soát huyết áp. Việc huyết áp lên xuống thất thường càng làm chị lo âu, căng thẳng. Để điều chỉnh huyết áp cho người bệnh, bên cạnh việc dùng thuốc để hạ huyết áp, bác sĩ chỉ định người bệnh thay đổi lối sống, cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tập luyện thể dục thường xuyên và giảm lượng muối trong khẩu phần ăn hằng ngày. Đây là những nguyên tắc điều trị không dùng thuốc nhưng rất quan trọng người bệnh cần tuân thủ. Sau 2 tuần theo dõi, chị M. duy trì được huyết áp mục tiêu, tinh thần thoải mái hơn và tiếp tục tái khám định kỳ.
Th.S-BS Nguyễn Xuân Tuấn Anh nhấn mạnh, một trong những ưu tiên quan trọng giúp nâng cao hiệu quả điều trị và kiểm soát huyết áp là đẩy mạnh truyền thông giáo dục sức khỏe, tăng cường nhận thức về bệnh, hiểu về mục tiêu huyết áp trong điều trị và chia sẻ với bác sĩ khi có bất thường về chỉ số huyết áp khi tự theo dõi tại nhà. Do đó việc mỗi người cần chủ động trang bị các kiến thức về bệnh tăng huyết áp từ các nguồn thông tin chính thống từ các cơ sở y tế uy tín là vô cùng cần thiết.
Tăng huyết áp, mối đe dọa sức khỏe mọi lứa tuổi
Là một trong những nguyên nhân gây nên các bệnh lý nguy hiểm, tăng huyết áp đang là mối đe dọa đến sức khỏe của nhiều người ở mọi độ tuổi khác nhau.
Căn bệnh được mệnh danh là "kẻ giết người thầm lặng"
Tăng huyết áp là một bệnh lý nguy hiểm nhưng diễn biến âm thầm, không rõ triệu chứng đã dần trở thành mối lo cho rất nhiều người. Đặc biệt, tăng huyết áp chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh nguy hiểm chết người như tai biến, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Tăng huyết áp là căn bệnh được mệnh danh là "kẻ giết người thầm lặng". (Ảnh minh họa).
Theo bác sĩ Nguyễn Bình Chiêu, Khoa Tim Mạch, Bệnh viện An Bình (thành phố Hồ Chí Minh), tăng huyết áp là cái áp lực lên cái mạch máu mình. Trong máu có áp suất cao lên, thì gọi là bệnh tăng huyết áp.
Người ta gọi tăng huyết áp là "bệnh thầm lặng" vì hầu như tăng huyết áp không có triệu chứng.
Có người nghĩ, đôi khi có các biểu hiện như chóng mặt, nóng bừng mặt, đỏ mặt nhưng thật ra mấy triệu chứng đó không có đặc trưng cho cái bệnh tăng huyết áp. Đa phần tăng huyết áp sẽ không có triệu chứng mà hầu hết bệnh nhân đi khám bệnh mới phát hiện ra tình cờ.
Tăng huyết áp thường sẽ diễn tiến từ từ, cho nên cơ thể con người sẽ quen với điều đó, có người nhạy cảm người ta sẽ thấy khó chịu, có người sẽ quen dần.
Tuy vậy, tăng huyết áp lại rất nguy hiểm, khi tăng huyết áp kéo dài sẽ gây thương tổn cho nhiều cơ quan, đặc biệt là mạch máu não, mạch máu tim, mạch máu thận,...gây ra những biến chứng như là tai biến mạch máu não, suy tim, suy thận,...
Bác sĩ Chiêu cũng chia sẻ thêm, nghiên cứu cho thấy rằng cứ 20mm huyết áp tâm thu hoặc 10mm huyết áp tâm trương tăng thì sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ tai biến, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Theo Hội Tim mạch thành phố Hồ Chí Minh, có đến 1/3 trường hợp không biết bản thân bị tăng huyết áp; 1/3 trường hợp mắc bệnh, nhưng không điều trị, số trường hợp điều trị và kiểm soát huyết áp còn chưa cao. Trong số đó, không ít người trẻ bị tăng huyết áp.
Tăng huyết áp có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng đặc biệt là những người trung niên, người già có sức khỏe yếu. Tuy vậy, theo ghi nhận của nhiều cơ sở y tế, chuyên gia, bệnh lý tăng huyết áp đang dần trẻ hóa khi lượng bệnh nhân ở độ tuổi từ 20 đến dưới 35 cũng gặp phải rất nhiều.
Theo Giáo sư, bác sĩ Nguyễn Lân Việt, nhóm đối tượng dễ có khả năng mắc tăng huyết áp bao gồm:
Gia đình có người tiền sử mắc tăng huyết áp: Bệnh tăng huyết áp có quan hệ mật thiết với nhân tố di truyền trong gia đình. Trong gia đình nếu bố mẹ đều mắc tăng huyết áp thì tỷ lệ mắc bệnh của con cái là 20 - 45%, còn nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh tăng huyết áp thì tỷ lệ mắc bệnh ở con là 15 - 28%. Nếu bố mẹ có huyết áp bình thường thì tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp ở con chỉ là 3%.
Vấn đề tuổi tác: Đây là nhóm đối tượng rất dễ mắc bệnh, đặc biệt là người trung niên và cao tuổi. Khi tuổi tác càng tăng thì tỷ lệ mắc bệnh về huyết áp cũng tăng theo.
Người thừa cân, béo phì: Người thừa cân nặng, béo phì cũng rất dễ mắc bệnh về huyết áp và tim mạch. Nguy cơ mắc bệnh ở người béo phì cao hơn gấp 2 - 6 lần so với người bình thường.
Người mắc các bệnh lý nền như thận, tim, tiểu đường; Người dễ bị stress
Người có thói quen ăn uống không hợp lý, ăn quá mặn, nhiều dầu mỡ, ăn quá niều đường.
Người ít hoạt động, rèn luyện thể lực hoặc phải làm việc thường xuyên ngồi một chỗ trong thời gian dài, dẫn tới quá trình trao đổi chất, bài tiết trong cơ thể giảm, tuần hoàn máu chậm, chức năng tiêu hóa và hấp thụ của dạ dày giảm dẫn tới thể lực giảm sút theo đó thì tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp, béo phì, tiểu đường cũng tăng lên.
Người nghiện các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
Các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá là nguyên nhân dễ gây tăng huyết áp.
Làm sao để biết bản thân mắc tăng huyết áp?
Bác sĩ Nguyễn Bình Chiêu cũng chia sẻ, nhiều trường hợp bệnh nhân thắc mắc bản thân có mắc tăng huyết áp hay không.
Tăng huyết áp phải được đo, xét nghiệm trong trường hợp bệnh nhân tỉnh táo, không uống cà phê trước đó hay đang xúc động, tập thể dục, vận động mạnh trước khi đo. Và để khẳng định có các bệnh lý về huyết áp hay không cần phải đo huyết áp nhiều lần, thăm khám kỹ như đo điện tim, siêu âm tim, xét nghiệm máu và nước tiểu.
Bà Nguyễn Ngọc Thùy Dương, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hồ Chí Minh cho biết, hiện nay, các cơ sở y tế đang triển khai cập nhật thông tin trên điện tử.
Việc này giúp tìm hiểu xem người bệnh có được quản lý, điều trị liên tục hay không. Vì bệnh lý không lây, cần quản lý điều trị liên tục. Bởi chúng ta biết, với những bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, huyết áp, tim mạch... phải được theo dõi và điều trị liên tục mới giúp giảm ngừa các biến chứng.
Nếu như phát hiện các trường hợp không được quản lý điều trị liên tục hoặc điều trị không hiệu quả thì cơ sở y tế sẽ tư vấn, hướng dẫn cho người bệnh để hiểu thêm về việc tuân thủ điều trị.
Theo báo cáo Điều tra quốc gia, các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam (STEP) năm 2021, tỷ lệ mắc tăng huyết áp ở người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên là 26,2%. Trong đó, nhóm tuổi từ 50 đến 69 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất với 51,9%.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, người trưởng thành từ 40 tuổi trở lên và người có nguy cơ cao mắc bệnh, do vậy nên sàng lọc bằng cách đo huyết áp ít nhất mỗi năm một lần. Tăng huyết áp là bệnh có thể phòng ngừa và kiểm soát hiệu quả thông qua việc tích cực thay đổi lối sống và tuân thủ điều trị, không tự ý bỏ thuốc hoặc giảm liều khi không có chỉ định của bác sĩ.
Kiểm soát huyết áp giúp cải thiện các bệnh lý tim mạch Bệnh tăng huyết áp là nguyên nhân chính gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim... có thể gây tử vong hoặc tàn phế suốt đời. Kiểm soát tốt huyết áp, giúp phòng và cải thiện các bệnh lý về tim mạch. Huyết áp là áp lực của dòng máu lên thành mạch. Theo khuyến cáo hiện nay của...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Trẻ bị viêm phổi và cách chăm sóc đúng tại nhà

Uống thuốc nam sau khi bị chó cắn, bé trai 13 tuổi nguy kịch

Cô gái trẻ sốc phản vệ, nguy cơ hoại tử mũi sau thẩm mỹ

4 loại trà thanh nhiệt, giải độc cơ thể trong mùa hè

Kích hoạt 'báo động đỏ' cứu trẻ 17 tháng hóc kẹo lạc thoát lằn ranh sinh tử

4 món ăn dưỡng tâm, an thần trong mùa hè

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên ở trẻ bằng những thói quen đơn giản

Nam thanh niên có huyết thanh đục trắng như sữa hiếm gặp

Bé gái 10 tuổi sốc sốt xuất huyết nặng, nguy kịch vì béo phì

Chỉ 30 phút đi bộ mỗi ngày mang lại hiệu quả hơn bạn tưởng

5 dấu hiệu thận yếu dễ nhận biết vào ban đêm

Vitamin E có thể gây hại nếu dùng sai cách
Có thể bạn quan tâm

'Hoài thủy trúc đình' quy tụ sao khủng vẫn thất bại
Hậu trường phim
07:06:53 16/05/2025
Negav công khai quan hệ với 1 Em xinh, "giàu sụ" nhưng nhan sắc thất thường
Sao việt
07:06:29 16/05/2025
Brad Pitt trở lại với đường đua Công thức 1
Phim âu mỹ
06:55:29 16/05/2025
Theerathon Bunmathan lại chơi xấu Quang Hải
Sao thể thao
06:54:56 16/05/2025
Vợ Quang Hải sang chảnh về nhà chồng vẫn phải làm điều này, lần đầu thắng Hải My
Netizen
06:52:50 16/05/2025
Lộ diện 3 phim Việt so kè tại rạp dịp lễ 2/9
Phim việt
06:50:56 16/05/2025
Lý do thật sự khiến Jeon So Min rời Running Man
Sao châu á
06:19:18 16/05/2025
Thảm đỏ Cannes ngày 3: Chung Sở Hi đẹp phát sáng, cùng Chompoo Araya "chặt chém" Irina Shayk và cả Hoa hậu Hoàn vũ
Sao âu mỹ
06:16:10 16/05/2025
Cách nấu 3 món ăn giúp trẻ lâu, da hồng hào săn chắc nhưng giá cực rẻ
Ẩm thực
06:10:10 16/05/2025
Phim ngôn tình dở nhất hiện tại: Nam chính xấu ơi là xấu, nữ chính sao lại khó tả thế này
Phim châu á
05:50:23 16/05/2025